Bất ngờ tiêm kích nhiều nhất Liên Xô trong CTTG 2

Bất ngờ tiêm kích nhiều nhất Liên Xô trong CTTG 2

(Kiến Thức) - Không phải MiG hay Su mà cục thiết kế Yakolev mới sở hữu mẫu tiêm kích được sản xuất nhiều nhất trong CTTG 2 – máy bay tiêm kích Yak-9. 

Khi nhắc tới các dòng máy bay tiêm kích được sản xuất nhiều nhất Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới 2 hay Chiến tranh Lạnh, thì người ta chắc hẳn nghĩ ngay tới các họ máy bay MiG hay Su. Tuy nhiên, thật bất ngờ rằng trong Chiến tranh Thế giới 2, không phải MiG hay Su mà họ máy bay Yak mới sở hữu kỉ lục này.
Khi nhắc tới các dòng máy bay tiêm kích được sản xuất nhiều nhất Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới 2 hay Chiến tranh Lạnh, thì người ta chắc hẳn nghĩ ngay tới các họ máy bay MiG hay Su. Tuy nhiên, thật bất ngờ rằng trong Chiến tranh Thế giới 2, không phải MiG hay Su mà họ máy bay Yak mới sở hữu kỉ lục này.
Theo đó, chiếc Yak-9 được xem là mẫu máy bay tiêm kích được sản xuất nhiều nhất CTTG 2 của Liên Xô. Trong giai đoạn 1942-1945, có đến 14.579 chiếc Yak-9 được sản xuất. Trong khi đó, mẫu máy bay MiG sản xuất nhiều nhất trong CTTG 2 là MiG-3 chỉ có 3.172 chiếc.
Theo đó, chiếc Yak-9 được xem là mẫu máy bay tiêm kích được sản xuất nhiều nhất CTTG 2 của Liên Xô. Trong giai đoạn 1942-1945, có đến 14.579 chiếc Yak-9 được sản xuất. Trong khi đó, mẫu máy bay MiG sản xuất nhiều nhất trong CTTG 2 là MiG-3 chỉ có 3.172 chiếc.
 Máy bay tiêm kích Yak-9 do kĩ sư hàng không Alexander Sergeyevich Yakolev (nhà sáng lập cục thiết kế Yakolev OKB) thiết kế, nguyên mẫu bay lần đầu vào mùa hè năm 1942, chính thức trang bị vào tháng 10/1942.
Máy bay tiêm kích Yak-9 do kĩ sư hàng không Alexander Sergeyevich Yakolev (nhà sáng lập cục thiết kế Yakolev OKB) thiết kế, nguyên mẫu bay lần đầu vào mùa hè năm 1942, chính thức trang bị vào tháng 10/1942.
Yak-9 được xem là sự cải tiến xa hơn trên cơ sở khung thân tiêm kích Yak-7. Tính tiện lợi to lớn của hợp kim duraluminum cho phép máy bay nhẹ hơn và dễ dàng sửa đổi một số chi tiết trong thiết kế cơ bản. Yak-9 được thiết kế phù hợp với 2 loại cánh, 5 động cơ, 6 sự kết hợp thùng nhiên liệu và 7 cấu hình vũ trang.
Yak-9 được xem là sự cải tiến xa hơn trên cơ sở khung thân tiêm kích Yak-7. Tính tiện lợi to lớn của hợp kim duraluminum cho phép máy bay nhẹ hơn và dễ dàng sửa đổi một số chi tiết trong thiết kế cơ bản. Yak-9 được thiết kế phù hợp với 2 loại cánh, 5 động cơ, 6 sự kết hợp thùng nhiên liệu và 7 cấu hình vũ trang.
Máy bay tiêm kích Yak-9 được trang bị động cơ piston làm mát bằng nước cho tốc độ bay tối đa 591km/h, tầm bay 1.360km, trần bay 9,1km, tốc độ leo cao 13,7m/s.
Máy bay tiêm kích Yak-9 được trang bị động cơ piston làm mát bằng nước cho tốc độ bay tối đa 591km/h, tầm bay 1.360km, trần bay 9,1km, tốc độ leo cao 13,7m/s.
Mẫu sản xuất ban đầu Yak-9 được trang bị pháo 20mm ShVAK (120 viên đạn) và một súng máy 12,7mm UBS. Các biến thể sau này được trang bị pháo 37mm hoặc 45mm hoặc 23mm. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là các Yak-9 dùng pháo 20mm và 37mm.
Mẫu sản xuất ban đầu Yak-9 được trang bị pháo 20mm ShVAK (120 viên đạn) và một súng máy 12,7mm UBS. Các biến thể sau này được trang bị pháo 37mm hoặc 45mm hoặc 23mm. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là các Yak-9 dùng pháo 20mm và 37mm.
Yak-9 được thiết kế với khoang lái một chỗ ngồi, hệ thống điều khiển đơn giản. Đầu năm 1943 xuất hiện thêm biến thể hai chỗ ngồi Yak-9U trang bị động cơ VK-107A có công suất mạnh hơn thế hệ đầu cho tốc độ tối đa đến 700km/h.
Yak-9 được thiết kế với khoang lái một chỗ ngồi, hệ thống điều khiển đơn giản. Đầu năm 1943 xuất hiện thêm biến thể hai chỗ ngồi Yak-9U trang bị động cơ VK-107A có công suất mạnh hơn thế hệ đầu cho tốc độ tối đa đến 700km/h.
Máy bay tiêm kích Yak-9 chính thức tham chiến lần đầu vào cuối năm 1942 trong trận Stalingrad. Ngoài không chiến chống máy bay Đức, Yak-9 còn được sử dụng cho vai trò chống tăng, ném bom hạng nhẹ và hộ tống tầm xa.
Máy bay tiêm kích Yak-9 chính thức tham chiến lần đầu vào cuối năm 1942 trong trận Stalingrad. Ngoài không chiến chống máy bay Đức, Yak-9 còn được sử dụng cho vai trò chống tăng, ném bom hạng nhẹ và hộ tống tầm xa.
Các đánh giá sau này cho rằng, so với máy bay tiêm kích đối địch Bf 109 của Đức quốc xã, khi hoạt động ở độ cao thấp thì Yak-9 nhanh và cơ động hơn, nhưng vũ trang yếu hơn. Các cải tiến về vũ khí sau này trên Yak-9 đem lại sự cân bằng hơn trong khi không làm mất đi khả năng cơ động tuyệt vời trước Bf 109.
Các đánh giá sau này cho rằng, so với máy bay tiêm kích đối địch Bf 109 của Đức quốc xã, khi hoạt động ở độ cao thấp thì Yak-9 nhanh và cơ động hơn, nhưng vũ trang yếu hơn. Các cải tiến về vũ khí sau này trên Yak-9 đem lại sự cân bằng hơn trong khi không làm mất đi khả năng cơ động tuyệt vời trước Bf 109.
Bằng máy bay Yak-9, các phi công Liên Xô đã lập vô số chiến công hạ đo ván hàng trăm máy bay Đức bảo vệ đất mẹ. Người nắm giữ nhiều chiến thắng nhất trên Yak-9 là Trung úy A.I. Vybornov với 19 chiến thắng cùng 9 chiến thắng "chia sẻ" (cùng bắn hạ một máy bay với đồng đội).
Bằng máy bay Yak-9, các phi công Liên Xô đã lập vô số chiến công hạ đo ván hàng trăm máy bay Đức bảo vệ đất mẹ. Người nắm giữ nhiều chiến thắng nhất trên Yak-9 là Trung úy A.I. Vybornov với 19 chiến thắng cùng 9 chiến thắng "chia sẻ" (cùng bắn hạ một máy bay với đồng đội).
Đặc biệt, Yak-9 được ghi nhận là máy bay tiêm kích đầu tiên của Không quân Liên Xô bắn hạ máy bay tiêm kích phản lực Me 262 của Đức quốc xã. Người lập nên chiến thắng đó là phi công L.I Sivko vào ngày 22/3/1945, đáng tiếc sau đó ông đã bị một chiếc Me 262 khác bắn rơi và anh dũng hi sinh.
Đặc biệt, Yak-9 được ghi nhận là máy bay tiêm kích đầu tiên của Không quân Liên Xô bắn hạ máy bay tiêm kích phản lực Me 262 của Đức quốc xã. Người lập nên chiến thắng đó là phi công L.I Sivko vào ngày 22/3/1945, đáng tiếc sau đó ông đã bị một chiếc Me 262 khác bắn rơi và anh dũng hi sinh.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.