Khám phá cực bất ngờ về từ trường thiên hà Milky Way

(Kiến Thức) - Thiên hà Milky Way có từ trường riêng, cực kỳ yếu so với Trái đất. Nhưng các nhà thiên văn học muốn biết nhiều hơn về nó cũng như tác động của từ trường thiên hà với quá trình hình thành sao, các tia vũ trụ và một loạt các quá trình vật lý thiên văn.

Khám phá cực bất ngờ về từ trường thiên hà Milky Way

Một nhóm các nhà thiên văn học từ Đại học Curtin ở Úc và CSIRO (Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối thịnh vượng chung) đã nghiên cứu từ trường của thiên hà Milky Way, và họ đã xuất bản phép đo toàn diện nhất về từ trường của thiên hà Milky Way trong mô phỏng 3D.

Nhóm nghiên cứu đã làm việc với LOFAR, hay Mảng tần số thấp- một kính viễn vọng vô tuyến châu Âu. LOFAR hoạt động ở tần số vô tuyến dưới 250 MHz, bao gồm nhiều ăng ten trải rộng trên một khu vực 1500 km ở châu Âu, với lõi khảo sát nằm ở bầu trời Hà Lan.

Kham pha cuc bat ngo ve tu truong thien ha Milky Way
Nguồn ảnh: Space. 

Nhóm nghiên cứu đã tập trung khảo sát, thăm dò về cường độ từ trường và hướng về phía các pulsar. Với dữ liệu đó trong tay, họ có thể ước tính cường độ từ trường của thiên hà Milky Way với khoảng cách từ mặt phẳng của thiên hà, nơi có các nhánh xoắn ốc độc đáo.

Trong một thông cáo báo chí, tác giả chính Sobey cho biết: “Chúng tôi đã sử dụng các pulsar để thăm dò hiệu quả hoạt động từ trường của thiên hà Milky Way, cũng như các vật liệu can thiệp ảnh hưởng đến sự phát xạ sóng vô tuyến Milky Way.

Các electron tự do và từ trường trong thiên hà Milky Way, giữa các pulsar đều có ảnh hưởng đến các sóng vô tuyến phát ra từ thiên hà chủ. Kết quả cho thấy, thiên hà Milky Way có từ trường riêng, nó cực kỳ yếu so với Trái đất. Thực tế, yếu hơn hàng ngàn lần.

Từ trường của thiên hà ảnh hưởng đến tất cả các loại quá trình vật lý thiên văn trên các thang đo cường độ và khoảng cách khác nhau.

Từ trường của thiên hà Milky Way định hình con đường mà các tia vũ trụ đi theo, và nó cũng đóng một vai trò trong sự hình thành sao.

Mặc dù hiệu ứng này chưa được hiểu đầy đủ, nhưng cường độ của từ trường có thể ảnh hưởng đến các đám mây phân tử. Như Tiến sĩ Sobey đã nói với UT, ở các quy mô nhỏ hơn, từ trường đóng vai trò trong sự hình thành sao, với từ trường quá yếu hoặc mạnh trong một đám mây phân tử có thể ức chế sự sụp đổ của đám mây thành một hệ sao.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Tìm ra cách tiếp cận những siêu thiên hà "ma"

Các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra cách tiếp cận những siêu thiên hà vô hình mà gã "thợ săn vũ trụ" Hubble của NASA cũng phải bó tay.

Tìm ra cách tiếp cận những siêu thiên hà "ma"

Hàng loạt đài quan sát không gian tối tân khắp thế giới đã cùng hợp lực trong nghiên cứu của nhóm khoa học gia đứng đầu bởi tiến sĩ Tao Wang từ Đại học Tokyo (Nhật Bản) để phát hiện "kho báu" những thiên hà cổ đại. Đó là 39 thiên hà thuộc loại vĩ đại nhất con người từng biết đến, rất cổ xưa và mờ ảo như những bóng ma, vô hình trước cả Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA.

Phát hiện thiên hà cực hiếm gặp ngay khi nó sắp chết

Các nhà vật lý thiên văn tại Đại học Kansas đã phát hiện ra một loại thiên hà cực kỳ hiếm gặp, thay đổi căn bản sự hiểu biết của chúng ta về cái chết của các thiên hà.

Phát hiện thiên hà cực hiếm gặp ngay khi nó sắp chết

Trong cuộc họp lần thứ 234 của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ diễn ra hôm thứ 5 (13/6), nhà vật lý Allison Kirkpatrick đã trình bày nhiều khám phá về "chuẩn tinh lạnh", những thiên hà cực kỳ sáng chói, tồn tại ở nơi xa nhất của vũ trụ.

"Sốc" cách ngôi sao Hypervelocity bị đá khỏi thiên hà Milky Way

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn phát hiện một ngôi sao hypervelocity gọi là S5-HVS1 đi du lịch ra khỏi Milky Way với tốc độ khủng khiếp 2,3 triệu dặm một giờ (1.017 km / s), khiến nó trở thành ngôi sao thứ ba di chuyển nhanh nhất từng được ghi nhận trong vũ trụ.

"Sốc" cách ngôi sao Hypervelocity bị đá khỏi thiên hà Milky Way

Ngôi sao đang di chuyển đủ nhanh để nó rời khỏi Milky Way và bắn vào không gian rộng lớn giữa các thiên hà lớn trong vũ trụ.

Vận tốc của Cv5-HVS1 cao đến mức chắc chắn nó đã và đang rời khỏi thiên hà và không bao giờ quay trở lại, tiến sĩ Douglas Boubert, nhà thiên văn học tại Đại học Oxford giải thích trong một tuyên bố.

Đọc nhiều nhất

Tin mới