Khai quật “mộ” gà, lộ màn kịch lừa đảo khủng?

(Kiến Thức) - Khai báo 5.400 con gà chết và đã nhận tiền bồi thường nhưng khi công an Hải Dương khai quật hố chôn gà chỉ thấy có 321 con gà.

Báo cáo chôn 5.400 con gà, khai quật chỉ có 321 con
Dư luận chưa hết bàng hoàng về vụ việc sự cố điện gây ra chết gà vào đêm 1/7, ở hai trang trại gà của ông Mạc Văn Quang và ông Mạc Văn Duẩn (thôn Cao Đôi, xã Hợp Tiến, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) dẫn đến việc 5.400 con gà bị chết, số tiền đền bù 972 triệu đồng do công nhân điện lực gây ra sự cố phải chịu. Mới đây, một sự việc lại khiến dư luận bị sốc khi cơ quan chức năng khai quật hố chôn gà thì chỉ phát hiện có 321 gà chết chứ không phải 5.400 con như báo cáo. Để làm rõ những thông tin trên, PV Kiến Thức đã vào cuộc điều tra và phát hiện nhiều thông tin chấn động.
Số gà chết tại nhà ông Mạc Văn Quang ngày 1/7/2014.
 Số gà chết tại nhà ông Mạc Văn Quang ngày 1/7/2014.
Theo kết luận tại cuộc họp khắc phục hậu quả sự cố điện đảo pha làm 5.400 con gà bị chết và 4.000 con gà bị ốm yếu ở 2 trang trại ông Quang và ông Duẩn của UBND huyện Nam Sách, Công ty Điện lực Hải Dương có trách nhiệm bồi thường số gà đã chết tương ứng số tiền là 972 triệu đồng, đã được bàn giao ngày 14/8/2014 cho 2 hộ trang trại. Còn Công ty TNHH điện Hợp Tiến có trách nhiệm hỗ trợ bồi thường 50% số gà ốm yếu tương ứng với số tiền là 360 triệu đồng. Chiều 17/8, tại UBND xã Hợp Tiến, Cty TNHH Điện Hợp Tiến, tổ chức bàn giao 360 triệu cho ông Mạc Văn Quang. Buổi bàn giao tiền có sự chứng kiến của lãnh đạo UBND huyện Nam Sách, đại diện lãnh đạo Công ty Điện lực Hải Dương, lãnh đạo UBND xã Hợp Tiến và đại diện các cơ quan truyền thông…
>>> Điện lực Hải Dương đền 1 tỷ làm gà chết: Chủ hộ nói gì?
Công văn Điện lực Hải Dương gửi GĐ Công an tỉnh Hải Dương.
 Công văn Điện lực Hải Dương gửi GĐ Công an tỉnh Hải Dương.
Tuy nhiên, mới đây ngày 22/9, ông Nguyễn Trọng Hữu – GĐ Công ty Điên lực Hải Dương, đã có văn bản số 6666/CV PCHD-TTBV&PC gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương và văn bản số 7159/PCHD-TTBV&PC gửi Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Hải Dương đề nghị vào cuộc điều tra làm rõ vụ việc.
Trong văn bản đề nghị số 6666/CV PCHD – TTBV&PC của Công ty điện lực Hải Dương gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương nêu rõ: “Công ty điện lực Hải Dương đã chi trả hỗ trợ thiệt hại 2 gia đình ông Mạc Văn Quang, Mạc Văn Duẩn là 927 triệu đồng, tương ứng với toàn bộ số gà bị chết do hai ông kê (trong biên bản ngày 2/7) là 5.400 con. Điện lực Nam Sách đã trao toàn bộ số tiền 927 triệu đến hộ gia đình ông Quang và ông Duẩn hồi 14h ngày 14/8/2014. Công ty điện Hợp Tiến cũng đã trao 360 triệu đền bù số gà yếu cho hộ ông Quang và ông Duẩn tại trụ sở UBND xã Hợp Tiến vào ngày 17/8.
Sau đó, xác minh và tìm hiểu về số lượng gà chết mà hai gia đình đã kê ngày 2/7, Công ty điện lực Hải Dương có được thông tin số gà chết của gia đình ông Quang và ông Duẩn chỉ khoảng 1.000 con chứ không phải là 5.400 con như đã kê và được Công ty điện lực Hải Dương chi trả đầy đủ tiền hỗ trợ. Hiện hai gia đình này đang cãi nhau về việc ăn chia tiền nhận được và đã tố nhau là kê khống số gà chết để ăn vạ, đòi bồi thường. Như vậy có dấu hiệu hai gia đình trên đã cố tình lừa dối nhằm chiếm đoạt tài sản”, văn bản nêu rõ.
Sau khi cơ quan điều tra Công an tỉnh Hải Dương vào cuộc, làm rõ một số vấn đề, đã tổ chức “khai quật” số lượng 5400 con gà chết đã chôn để kiểm đếm. Theo lời ông Nguyễn Trọng Hữu cho biết thì chỉ có 321 con gà chết (!?)
Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Trần Việt Tiến, PCT UBND xã Hợp Tiến cũng xác nhận kết quả khai quật hố chôn gà chỉ có 321 con.
“Ngày tổ chức khai quật hố gà, UBND xã cử đồng chí Trưởng công an xã Hợp Tiến đến làm việc tại hiện trường. Theo trưởng công an xã báo cáo lại, số xác gà khai quật chỉ là hơn 300 con gà”, ông Trần Việt Tiến cho hay.
Dư luận thắc mắc, trong quá trình tiêu hủy đàn gà trên có biên bản kiểm đếm hay không? Về vấn đề này, trao đổi với PV, cả đại diện UBND huyện Nam Sách cho biết, không rõ có việc kiểm đếm số gà đó hay không. Dư luận cho rằng nếu không có việc kiểm đếm mà chỉ căn cứ vào khai báo của các gia đình và bằng mắt nhìn, rồi cùng thống nhất cho đi tiêu hủy là cách làm thiếu trách nhiệm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trên.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Trong khi cơ quan chức năng đang vào cuộc điều tra làm rõ việc có hay không màn kịch lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi khai khống số gà chết từ gần 1.000 con lên đến 5.400 con để nhận tiền hỗ trợ thì dư luận cho rằng, nếu vụ việc này xảy ra mà cơ quan chức năng kết luận có sự lừa đảo thì ngoài hai gia đình trên phải chịu trách nhiệm, chính quyền xã Hợp Tiến và ngay cả chính quyền huyện Nam Sách và ngay cả ngành điện lực cũng phải chịu trách nhiệm liên đới khi thiếu trách nhiệm dẫn đến sự việc trên. Bởi dư luận cho rằng, ngay trong ngày 2/7, UBND huyện Nam Sách và đại diện Điện lực Nam Sách đã làm việc tại xã Hợp Tiến. Ngay các biên bản được đại diện UBND huyện Nam Sách và UBND xã Hợp Tiến và gia đình ông Mạc Văn Quang và Mạc Văn Duẩn lập lúc 8h, 8h30 và 11h15 ngày 2/7 thì trang trại nhà ông Quang bị chết khoảng 4.000 con gà? Nhà ông Duẩn bị chết 1.400 con gà. Nếu biên bản đó là đúng thì số tổng số gà là 5.400 con ấy đã "bốc hơi" đi đâu khi kết quả khai quật chỉ có 321 con gà?
Công văn Điện lực Hải Dương gửi PC45, Công an tỉnh Hải Dương yêu cầu khai quật hố chôn gà.
 Công văn Điện lực Hải Dương gửi PC45, Công an tỉnh Hải Dương yêu cầu khai quật hố chôn gà.
Trao đổi với PV Kiến Thức về việc này, PCT UBND xã Hợp Tiến, ông Trần Việt Tiến cho rằng, số gà khai quật có 321/5.400 con rất có thể do người dân đã lấy gà về ăn. Tuy nhiên ông Tiến cũng thừa nhận, nếu có việc khai khống số gà để chiếm đoạt tài sản thì lãnh đạo UBND xã Hợp Tiến cũng phải chịu trách nhiệm. “Để xảy ra vụ việc ở địa phương thì tất nhiên chúng tôi phải có trách nhiệm”, ông Tiến cho biết.
Trao đổi với PV Kiến Thức sáng 4/12, ông Hồ Ngọc Lâm, Phó chủ tịch UBND huyện Nam Sách cho biết: “Ban đầu, khi sự việc xảy ra, ngành điện và các chủ trang trại gà đã thương thảo với nhau về vấn đề đền bù thiệt hại. Nhưng khi lực lượng chức năng phát hiện có vấn đề sai phạm, Phòng Cảnh sát ĐTTP về TTXH (PC45), CA tỉnh Hải Dương đã vào cuộc để điều tra sự việc. Hiện tại, chúng tôi đang chờ kết luận của CQCA để cung cấp thông tin cho báo chí”.
Về vụ việc này, tổ công nhân đấu nhầm pha điện cho biết, họ phải đi vay lãi cao, rồi cắm sổ lương của cả gia đình, để có tiền trả cho các gia đình có gà bị chết. Nhưng, họ rất bức xúc về việc khai khống số gà chết để nhận tiền mồ hôi, nước mắt, đêm hôm lao động của họ… Nếu mức độ thiệt hại đến đâu thì họ đền đến đó.
Vụ việc đang được điều tra làm rõ…
Hàng nghìn con gà chết do đấu nhầm điện
Trước đó, sự cố hy hữu xảy ra vào đêm 1/7, rạng sáng 2/7, tại trang trại của các anh Mạc Văn Quang và Mạc Văn Duẩn ở thôn Cao Đôi, xã Hợp Tiến, huyện Nam Sách, Hải Dương.

Do sơ suất của tổ sửa chữa Điện lực Chí Linh đấu nhầm dẫn đến hệ thống điện trên đường dây 35 kV cấp cho huyện Nam Sách bị đảo pha vào đêm 1/7. Sự cố kỹ thuật khiến hệ thống quạt thông gió sử dụng động cơ 3 pha của 2 trang trại của gia đình ông Mạc Văn Quang, ông Mạc Văn Duẩn quay ngược làm 5.400 con gà đẻ của 2 trang trại chết ngạt, 4.000 con bị ốm yếu. Toàn bộ số gà chết đã được mang đi tiêu hủy. Từ đó đến nay, số gà tiếp tục chết rải rác, trứng xấu giá trị thấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của hai hộ nông dân này.

Khiếp đảm gà chết, gà sống lẫn lộn ở chợ Hà Vỹ

Thực trạng hàng ngày tại chợ gia cầm lớn nhất miền Bắc Hà Vỹ là xe chuyên chở gia cầm ra vào chợ như chốn không người...

Điểm chốt dịch có người trực cũng như không, trong khi các xe chuyên chở gia cầm ra vào chợ như chốn không người, nhân viên chốt kiểm dịch chỉ ra thu tiền gửi xe - đó là thực trạng hằng ngày tại chợ gia cầm lớn nhất miền Bắc: Hà Vỹ (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) trong bối cảnh dịch cúm gia cầm bùng phát và tiếp tục lan rộng như hiện nay. Chợ có 3 cổng ra vào, nhưng chỉ có duy nhất một điểm kiểm dịch và luôn vắng bóng nhân viên.
Điểm chốt dịch có người trực cũng như không, trong khi các xe chuyên chở gia cầm ra vào chợ như chốn không người, nhân viên chốt kiểm dịch chỉ ra thu tiền gửi xe - đó là thực trạng hằng ngày tại chợ gia cầm lớn nhất miền Bắc: Hà Vỹ (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) trong bối cảnh dịch cúm gia cầm bùng phát và tiếp tục lan rộng như hiện nay. Chợ có 3 cổng ra vào, nhưng chỉ có duy nhất một điểm kiểm dịch và luôn vắng bóng nhân viên.
Theo ghi nhận của PV, trong khi bên ngoài cổng chợ khá trầm lắng, thì phía bên trong, hoạt động mua bán diễn ra khá tấp nập. Tại cả bốn dãy chợ đều nhầy nhụa nước mưa với chất thải gia cầm rất mất vệ sinh, mùi phân nồng lên khiến người qua lại rùng mình.
Theo ghi nhận của PV, trong khi bên ngoài cổng chợ khá trầm lắng, thì phía bên trong, hoạt động mua bán diễn ra khá tấp nập. Tại cả bốn dãy chợ đều nhầy nhụa nước mưa với chất thải gia cầm rất mất vệ sinh, mùi phân nồng lên khiến người qua lại rùng mình. 
Tại các kiốt, không khó để bắt gặp những con gà đầu “trọc lóc” thu mình hoặc nằm chết trong các góc chuồng được nhốt chung với đàn gà sống.
Tại các kiốt, không khó để bắt gặp những con gà đầu “trọc lóc” thu mình hoặc nằm chết trong các góc chuồng được nhốt chung với đàn gà sống. 
Một khu mua bán ngan, vịt.
Một khu mua bán ngan, vịt. 
Hầu như kiốt nào cũng có gia cầm bị ốm, chết.
Hầu như kiốt nào cũng có gia cầm bị ốm, chết. 
Các loại gia cầm được vứt lẫn lộn nhau. Trong ảnh, một con gia cầm “trọc đầu” chết.
Các loại gia cầm được vứt lẫn lộn nhau. Trong ảnh, một con gia cầm “trọc đầu” chết.
Mua bán gia cầm tại không gian nhếch nhác, lẫn lộn phân, tiết.
 Mua bán gia cầm tại không gian nhếch nhác, lẫn lộn phân, tiết. 
Không kiểm dịch lúc đưa gia cầm vào, khi ra cũng không có bóng dáng nhân viên kiểm dịch kiểm tra.
 Không kiểm dịch lúc đưa gia cầm vào, khi ra cũng không có bóng dáng nhân viên kiểm dịch kiểm tra.

Điện lực Hải Dương đền 1 tỷ làm gà chết: Chủ hộ nói gì?

(Kiến Thức) - Hai người nông dân có hàng nghìn con gà bị chết do sự cố điện đã nhận được tiền đền bù gần 1 tỷ của Điện lực Hải Dương.

Liên quan đến vụ việc, do sự cố điện đảo pha khiến 5.400 con gà của hai hộ dân là ông Mạc Văn Quang và ông Mạc Văn Duẩn (trú tại thôn Cao Đôi, xã Hợp Tiến, Nam Sách Hải Dương) bị chết và hàng nghìn con khác yếu, mới đây điện lực Hải Dương đã tiến hành đền bù hai hộ dân này với số tiền 972 triệu đồng.
Trong đó, gia đình ông Mạc Văn Quang có số gà chết 4.000 con được đền bù 720 triệu đồng. Hộ ông Mạc Văn Duẩn có số gà chết 1.400 con được đến bù 252 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này đã được trao đến hai hộ dân này. Đại diện Điện lực Hải Dương cho biết, số tiền này do các cá nhân tổ sửa chữa của Điện lực Chí Linh gây ra sự cố bỏ ra thanh toán. Bên cạnh đó, ngành điện lực cũng sẽ đền bù 50% giá trị số gà ốm, tương đương 360 triệu đồng, Công ty TNHH Điện lực Hợp Tiến, đơn vị cung cấp điện cho 2 trang trại cam kết sẽ thanh toán cho các hộ dân vào ngày 18/8.

Vận chuyển hàng trăm tờ USD giả mệnh giá 1 triệu USD/tờ

(Kiến Thức) - Các đối tượng đã vận chuyển số lượng đô la Mỹ giả có mệnh giá lớn. Trong đó có 309 tờ có mệnh giá lên đến 1 triệu USD/tờ…

Trao đổi với PV Kiến Thức, Thượng tá Ngô Tiến Dũng, Trưởng Phòng CSĐT tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, hôm nay (4/12), Cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 3 bị can về hành vi tàng trữ vận chuyển tiền giả.
Cụ thể vụ việc, vào khoảng 14h ngày 28/11, lực lượng Phòng CSĐT tội phạm về ma túy công an tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức tiến hành bắt quả tang 3 đối tượng về hành vi vận chuyển tiền giả. Tang vật thu giữ gồm nhiều cọc tiền đô la Mỹ giả với 989 tờ mệnh giá 100USD/tờ có số sery khác nhau và 309 tờ có mệnh giá 1 triệu USD/tờ cùng nhiều tang vật liên quan.

Đọc nhiều nhất

Tin mới