Điện lực Hải Dương đền 1 tỷ làm gà chết: Chủ hộ nói gì?

(Kiến Thức) - Hai người nông dân có hàng nghìn con gà bị chết do sự cố điện đã nhận được tiền đền bù gần 1 tỷ của Điện lực Hải Dương.

Điện lực Hải Dương đền 1 tỷ làm gà chết: Chủ hộ nói gì?
Liên quan đến vụ việc, do sự cố điện đảo pha khiến 5.400 con gà của hai hộ dân là ông Mạc Văn Quang và ông Mạc Văn Duẩn (trú tại thôn Cao Đôi, xã Hợp Tiến, Nam Sách Hải Dương) bị chết và hàng nghìn con khác yếu, mới đây điện lực Hải Dương đã tiến hành đền bù hai hộ dân này với số tiền 972 triệu đồng.
Trong đó, gia đình ông Mạc Văn Quang có số gà chết 4.000 con được đền bù 720 triệu đồng. Hộ ông Mạc Văn Duẩn có số gà chết 1.400 con được đến bù 252 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này đã được trao đến hai hộ dân này. Đại diện Điện lực Hải Dương cho biết, số tiền này do các cá nhân tổ sửa chữa của Điện lực Chí Linh gây ra sự cố bỏ ra thanh toán. Bên cạnh đó, ngành điện lực cũng sẽ đền bù 50% giá trị số gà ốm, tương đương 360 triệu đồng, Công ty TNHH Điện lực Hợp Tiến, đơn vị cung cấp điện cho 2 trang trại cam kết sẽ thanh toán cho các hộ dân vào ngày 18/8.
5.400 con gà chết đã được đền bù số tiền 972 triệu đồng.
 5.400 con gà chết đã được đền bù số tiền 972 triệu đồng.
Trước đó, Kiến Thức đã đưa tin, do sơ suất của tổ sửa chữa Điện lực Chí Linh đấu nhầm dẫn đến hệ thống điện trên đường dây 35 kV cấp cho huyện Nam Sách bị đảo pha vào đêm 1/7. Sự cố kỹ thuật khiến hệ thống quạt thông gió sử dụng động cơ 3 pha của 2 trang trại của gia đình ông Mạc Văn Quang, ông Mạc Văn Duẩn quay ngược làm 5.400 con gà đẻ của 2 trang trại chết ngạt, 4.000 con bị ốm yếu. Toàn bộ số gà chết đã được mang đi tiêu hủy. Từ đó đến nay, số gà tiếp tục chết rải rác, trứng xấu giá trị thấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của hai hộ nông dân này.
Ông Mạc Văn Quang cho biết, từ ngày hàng nghìn con gà chết do sự cố điện đến nay, ngoài thiệt hại 4.000 con gà chết, lượng trứng cũng giảm và nhiều trứng non nên gia đình tiếp tục bị thiệt hại tiền trứng mỗi ngày gần 20 triệu.
 Ông Mạc Văn Quang cho biết, từ ngày hàng nghìn con gà chết do sự cố điện đến nay, ngoài thiệt hại 4.000 con gà chết, lượng trứng cũng giảm và nhiều trứng non nên gia đình tiếp tục bị thiệt hại tiền trứng mỗi ngày gần 20 triệu.
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, đại diện ngành điện lực Hải Dương xác nhận, hiện điện lực huyện Nam Sách đang nhận nguồn cung từ bốn nguồn lưới điện 35 kV gồm một nguồn từ TP Hải Dương, hai nguồn điện từ huyện Kim Thành, một nguồn từ thị xã Chí Linh. Ngày 30/6 và 1/7, nguồn từ thị xã Chí Linh gặp sự cố nên điện lực Hải Dương tiến hành ngắt nguồn cung này để khắc phục. Khi đó, toàn bộ điện của Nam Sách được cung cấp bởi 3 nguồn còn lại. Đêm 1/7, khi sự cố ở Chí Linh được giải quyết xong, Điện lực Chí Linh đóng điện trở lại cho Nam Sách. Do sơ suất của tổ sửa chữa Điện lực Chí Linh đấu nhầm nên hệ thống điện cấp cho Nam Sách bị đảo pha, động cơ sử dụng điện 3 pha khi đó quay ngược.
Ông Mạc Văn Quang cho biết, gia đình chấp nhận mức đền bù vì sự cố này không ai mong muốn.
 Ông Mạc Văn Quang cho biết, gia đình chấp nhận mức đền bù vì sự cố này không ai mong muốn.
Nhận tiền đền bù từ ngành điện lực, ông Mạc Văn Quang cho biết, mức đền bù trên là hợp lý. Dù mức đền bù này gia đình vẫn phải chịu thiệt thòi do hơn một tháng lượng trứng gà giảm và trứng gà xấu không bán được, trong khi đó, số gà yếu vẫn tiếp tục chết.
“Từ ngày 2/7 đến nay, mỗi ngày gia đình tôi thiệt hại khoảng 20 triệu tiền trứng. Bởi trước khi xảy ra sự cố, gà đẻ đều trung bình 95%, giờ gà chỉ đẻ 65%, trong đó, nhiều trứng đẻ non không bán được. Tuy nhiên gia đình chấp nhận mức đền bù trên, bởi đây là sự cố không ai mong muốn”, ông Quang cho biết.

Khiếp đảm gà chết, gà sống lẫn lộn ở chợ Hà Vỹ

Thực trạng hàng ngày tại chợ gia cầm lớn nhất miền Bắc Hà Vỹ là xe chuyên chở gia cầm ra vào chợ như chốn không người...

Khiếp đảm gà chết, gà sống lẫn lộn ở chợ Hà Vỹ
Điểm chốt dịch có người trực cũng như không, trong khi các xe chuyên chở gia cầm ra vào chợ như chốn không người, nhân viên chốt kiểm dịch chỉ ra thu tiền gửi xe - đó là thực trạng hằng ngày tại chợ gia cầm lớn nhất miền Bắc: Hà Vỹ (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) trong bối cảnh dịch cúm gia cầm bùng phát và tiếp tục lan rộng như hiện nay. Chợ có 3 cổng ra vào, nhưng chỉ có duy nhất một điểm kiểm dịch và luôn vắng bóng nhân viên.
Điểm chốt dịch có người trực cũng như không, trong khi các xe chuyên chở gia cầm ra vào chợ như chốn không người, nhân viên chốt kiểm dịch chỉ ra thu tiền gửi xe - đó là thực trạng hằng ngày tại chợ gia cầm lớn nhất miền Bắc: Hà Vỹ (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) trong bối cảnh dịch cúm gia cầm bùng phát và tiếp tục lan rộng như hiện nay. Chợ có 3 cổng ra vào, nhưng chỉ có duy nhất một điểm kiểm dịch và luôn vắng bóng nhân viên.
Theo ghi nhận của PV, trong khi bên ngoài cổng chợ khá trầm lắng, thì phía bên trong, hoạt động mua bán diễn ra khá tấp nập. Tại cả bốn dãy chợ đều nhầy nhụa nước mưa với chất thải gia cầm rất mất vệ sinh, mùi phân nồng lên khiến người qua lại rùng mình.
Theo ghi nhận của PV, trong khi bên ngoài cổng chợ khá trầm lắng, thì phía bên trong, hoạt động mua bán diễn ra khá tấp nập. Tại cả bốn dãy chợ đều nhầy nhụa nước mưa với chất thải gia cầm rất mất vệ sinh, mùi phân nồng lên khiến người qua lại rùng mình. 
Tại các kiốt, không khó để bắt gặp những con gà đầu “trọc lóc” thu mình hoặc nằm chết trong các góc chuồng được nhốt chung với đàn gà sống.
Tại các kiốt, không khó để bắt gặp những con gà đầu “trọc lóc” thu mình hoặc nằm chết trong các góc chuồng được nhốt chung với đàn gà sống. 
Một khu mua bán ngan, vịt.
Một khu mua bán ngan, vịt. 
Hầu như kiốt nào cũng có gia cầm bị ốm, chết.
Hầu như kiốt nào cũng có gia cầm bị ốm, chết. 
Các loại gia cầm được vứt lẫn lộn nhau. Trong ảnh, một con gia cầm “trọc đầu” chết.
Các loại gia cầm được vứt lẫn lộn nhau. Trong ảnh, một con gia cầm “trọc đầu” chết.
Mua bán gia cầm tại không gian nhếch nhác, lẫn lộn phân, tiết.
 Mua bán gia cầm tại không gian nhếch nhác, lẫn lộn phân, tiết. 
Không kiểm dịch lúc đưa gia cầm vào, khi ra cũng không có bóng dáng nhân viên kiểm dịch kiểm tra.
 Không kiểm dịch lúc đưa gia cầm vào, khi ra cũng không có bóng dáng nhân viên kiểm dịch kiểm tra.

Vạch trần chiêu biến gà lúc nhúc giòi bọ thành gà vàng óng

Những con gà thải của Trung Quốc thối rữa, sau khi được nhập vào Việt Nam sẽ được “phù phép” thành những con gà bóng nhẫy và vàng rộm.

Vạch trần chiêu biến gà lúc nhúc giòi bọ thành gà vàng óng
Gà thải giá 10.000 đồng/kg
Chúng tôi đã đến các chợ gà nổi tiếng ở Hà Nội như chợ Hà Vĩ (Thường Tín), chợ giống gia cầm Phú Xuyên hay chợ đầu mối Bắc Thăng Long, Long Biên, Cầu Diễn đến các chợ lẻ như Thành Công, Thái Hà, Cầu Giấy, Bưởi, Xuân Đỉnh... để tìm hiểu về đường đi của gà thải loại Trung Quốc.

Tận mắt hành động kỳ quặc, mờ ám của CSGT Hà Tĩnh

(Kiến Thức) - Những hành động mờ ám, có dấu hiệu nhận mãi lộ của CSGT Hà Tĩnh được PV Kiến Thức ghi lại. 

Tận mắt hành động kỳ quặc, mờ ám của CSGT Hà Tĩnh
Thời gian qua, các chủ phương tiện và người dân trên địa bàn huyện Kỳ Anh – Hà Tĩnh phản ánh những dấu hiệu, việc làm bất minh của lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) thuộc Công an tỉnh Hà Tĩnh khiến dư luận bất bình.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới