Kiệt sức mới được vợ “chiều”
Ông Nguyễn Phúc Hùng – Thẩm phán TAND huyện Mang Thít, Vĩnh Long kể, anh Nguyễn Văn Cường có quen biết với chị Nguyễn Thị Sen (SN 1960). Dù biết, Sen là người đã có chồng con nhưng Cường vẫn yêu ngay từ lần gặp đầu tiên.
Biết có kẻ si tình muốn cưa cẩm mình, Sen cũng bàn trước kế hoạch của mình với chồng là Trần Văn Minh về kế hoạch “đào mỏ”. Sen giả vờ bỏ chồng, bỏ con để đi theo người tình.
Về nhà người chồng mới, Sen tỏ ra ngoan hiền khiến mọi người thương mến. Nào ngờ, chỉ sau thời gian ngắn, người nhà anh Cường phát hiện Sen vẫn qua lại với chồng cũ. Thi thoảng Sen lại viện cớ về thăm con nhưng mục đích chính là cầm tiền, cầm tài sản của Cường về cho chồng nuôi con.
Sen bị gia đình Cường đuổi khỏi nhà nhưng điều làm họ không ngờ là chính anh Cường cũng khăn gói đi theo Sen. Từ ngày theo Sen, ông Cường ngủ chung với Sen và người chồng cũ của cô này. Cho đến giữa tháng 3/2000, hai ông chồng mới và cũ của Sen có xảy ra mâu thuẫn, Cường đâm đơn kiện đòi lại công sức làm lụng vất vả cho vợ chồng Sen hưởng.
Ông Nguyễn Phúc Hùng – Thẩm phán TAND huyện Mang Thít, Vĩnh Long. |
Theo Cường, từ ngày chung sống trong cảnh “1 vợ 2 chồng”, mang tiếng là chồng mới nhưng Cường chỉ đóng vai một kẻ làm thuê không công cho gia đình Sen. Trừ những ngày ngoại lệ có đi làm thêm thâu đêm thì Cường mới được ngủ chung với Sen. Còn bằng không, Sen viện nhiều lí do để Cường ngủ chung với vợ chồng mình.
Bởi vậy trước tòa, Cường luôn than bị đối xử tệ bạc, khi chồng cũ của Sen được “chiều” nhiều hơn. Một tuần chỉ khi nào thấy Cường kiệt sức, phân bì thì Sen mới chấp nhận “chiều” Cường.
Chưa từng có!
Sự việc vẫn lâm vào cảnh bế tắc, chưa có câu trả lời thích đáng cho cả đôi bên từ phía chính quyền địa phương. Dù đã hơn 10 năm từ ngày diễn ra vụ kiện đòi tài sản của anh Cường nhưng tòa vẫn không sao tìm ra phương án giải quyết bởi chưa có điều luật quy định việc phân chia tài sản “1 bà sống cùng 2 ông”.
Luật sư Nguyễn Bá Đại – Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng cũng cho rằng, đây là vụ kiện hiếm có trong lịch sử tố tụng. Bởi, chẳng ai có thể tưởng tượng ra có chuyện “gia đình nhà Táo” trong thời hiện đại.
Tuy nhiên, ông Đại cũng cho rằng, việc phân chia tài sản trong vụ việc này cũng không quá khó nếu như anh Cường đưa ra được bằng chứng chứng minh những của cải mình làm ra được từ khi về chung sống với vợ chồng Sen. “Ngoài ra, có thể lấy thông tin từ các nhân chứng để làm căn cứ xét xử” – ông Đại nói.
Còn Luật sư Phan Văn Mạnh – Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa lại cho rằng, đây là vụ kiện phức tạp bởi theo quy trình, nguyên đơn phải nộp công tác phí để đoàn của tòa xuống tận gia đình thẩm định xem lời khai của ông Cường có đúng như trong đơn không. Hơn nữa, vụ việc sẽ rất khó xử nếu như ông Cường không ra được bằng chứng nào.
“Ông Cường tự nguyện về sống cùng với vợ chồng Sen, điều này đã vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình. Chắc chắn họ đã bị xử phạt hành chính vì vi phạm điều này, còn việc xử lý đơn kiện của anh Cường chắc chắn tòa đã phải có đơn đình chỉ vụ án vì nguyên đơn không đưa ra được bằng chứng” – ông Mạnh nhận định.