Hương giới hạnh

Không chỉ một mình hương giới mà cả hương văn, hương thí cũng tỏa ngát mười phương, tối thắng, tối thượng, các loại hương thế gian không thể bì kịp.

Hương giới hạnh
Trong sự nghiệp tu học theo giáo pháp của Thế Tôn, dù có vô lượng căn cơ và pháp môn sai khác nhưng tựu trung vẫn không ngoài mục tiêu căn bản là thành tựu giới-định-tuệ. Có thể nói, tu tập theo Phật pháp mà thiếu vắng ba môn vô lậu này thì chắc chắn hành giả đã chệch hướng Chánh pháp, dù cho họ có nhân danh bất cứ pháp môn hay dòng truyền thừa nào.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Nền tảng của ba môn học vô lậu ấy chính là giới hạnh hay đức hạnh. Nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ là biểu thức căn bản giúp chúng ta thấy rõ tầm mức quan trọng của giới đức. Vì lẽ ấy, Thế Tôn luôn ca ngợi người giữ giới, tôn vinh người đức hạnh. Người có giới hạnh cao khiết thì trời người kính trọng, tiếng tốt đồn xa. Không như hương các loài hoa chỉ xuôi theo chiều gió, hương đức hạnh thì không có gì chướng ngại, luôn tỏa ngát mười phương.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
Bấy giờ Tôn giả A-nan ở chỗ vắng vẻ, liền nghĩ rằng: 'Ở thế gian, có loại hương nào vừa bay ngược gió, vừa bay thuận gió, vừa bay cả thuận gió, ngược gió chăng?'.
Tôn giả A-nan liền từ chỗ ngồi đứng lên đến chỗ Thế Tôn cúi lạy rồi ngồi một bên.
Tôn giả A-nan bạch Thế Tôn:
- Con ở chỗ vắng vẻ chợt nghĩ rằng: 'Thế gian có mùi hương nào vừa bay ngược gió, vừa bay thuận gió, vừa bay cả thuận gió, ngược gió chăng?'.
Thế Tôn bảo A-nan:
- Có loại diệu hương này mà mùi thơm cũng bay ngược gió, cũng bay thuận gió, cũng bay cả trong gió thuận và ngược.
A-nan bạch Thế Tôn:
- Ðấy là mùi hương nào mà hương cũng bay ngược gió, cũng bay thuận gió, cũng bay cả trong gió thuận và ngược?
Thế Tôn bảo:
- Có hương này mà sức của mùi thơm cũng bay ngược gió, cũng bay thuận gió, cũng bay cả trong gió thuận và ngược.
A-nan bạch Phật:
- Ðây là hương nào, cũng thơm ngược gió, cũng thơm thuận gió, cũng thơm cả trong gió thuận và ngược?
Thế Tôn bảo:
- Ba loại hương này cũng bay ngược gió, cũng bay thuận gió, cũng bay cả trong gió thuận và ngược.
A-nan bạch Thế Tôn:
- Ba loại nào?
Thế Tôn bảo:
- Giới hương, văn hương và thí hương. Ðó là, này A-nan! Có loại hương này mà lại bay ngược gió, cũng bay thuận gió, cũng bay ngược gió thuận gió. Các mùi hương có trên thế gian, thì ba loại hương này tối thắng, tối thượng, không gì bằng, không gì bì kịp. Ví như do bò có sữa, do sữa có lạc, do lạc có tô, do tô có đề hồ, mà đề hồ này tối thắng, tối thượng, không gì bằng, không gì sánh kịp. Ðây cũng như thế, các mùi hương có trong thế gian, ba loại này tối thắng, tối thượng không thể bì kịp.
Thế Tôn liền nói kệ:
Mộc mật và chiên-đàn,
Ưu-bát và các hương,
Và các thứ mùi hương,
Giới hương là hơn hết.
Giới này làm thành tựu,
Vô dục, không chỗ nhiễm,
Ðẳng trí mà giải thoát,
Chỗ đi mà chẳng hay.
Hương này tuy là diệu,
Và các hương đàn, mật,
Hương giới là vi diệu,
Mười phương thảy đều nghe.
Chiên đàn tuy có hương,
Ưu Bát và hương khác,
Trong các thứ hương này,
Văn hương tối đệ nhất.
Chiên-đàn tuy có hương,
Ưu-bát và hương khác,
Trong các thứ hương này,
Thí hương tối đệ nhất.
Ðó là ba loại hương này cũng thơm ngược gió, cũng thơm thuận gió, cũng thơm cả thuận gió ngược gió. Thế nên, A-nan, nên cầu phương tiện thành tựu ba loại hương này. Như vậy, A-nan, nên học điều này!
Bấy giờ A-nan nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Địa chủ,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.429)
Không chỉ có một mình hương giới mà cả hương văn và hương thí cũng tỏa ngát mười phương, tối thắng, tối thượng, các loại hương thế gian không thể bì kịp.
Văn chính là nghe giáo pháp, tức năng lực tìm học, nghiên tầm và thấu hiểu Chánh pháp. Nghe pháp rồi tư duy, tư duy rồi thực hành giáo pháp để thể nhập. Phật từng dạy ai thấy Pháp thì người ấy thấy Phật. Cho nên, người thấu triệt giáo pháp và nhiệt thành hoằng dương Chánh pháp sâu rộng trong nhân gian có công đức vô lượng, tiếng lành trùm khắp pháp giới mười phương.
Thí là bố thí và cúng dường. Thí xả mà đạt đến đỉnh cao ba-la-mật thì có thể khiến cho tham ái và chấp thủ diệt tận, chứng đắc Niết-bàn. Người nào thực hành bố thí và cúng dường bền bỉ, sâu rộng và thoát ly mọi chấp thủ thì chắc chắn tiếng tốt đồn xa, danh thơm lừng khắp.
Như vậy, ba loại hương của giới hạnh, nghe pháp, bố thí chính là hương thơm quý giá nhất trong đời. Đặc biệt là cả ba loại hương này mỗi người đều có thể chế tác được nhờ nỗ lực tu tập của chính mình. Không chỉ tỏa hương thơm khắp mười phương, ba loại hương vi diệu này cũng chính là nền tảng của giải thoát, an lạc.

Ứng xử thế nào với người đã khuất?

Các vong linh đói khát về mọi thứ, từ tình cảm đến vật chất, đói khát những thứ thỏa mãn lục quan (mắt, mũi, tai, thân, khẩu và ý). 

Ứng xử thế nào với người đã khuất?
Nhân vì dư luận đang nói nhiều về hiện tượng ngoại cảm và xác suất không cao trong việc đi tìm kiếm mộ, hài cốt của những người đã khuất, người viết xin trao đổi đôi nét về chủ đề nhạy cảm này dưới góc nhìn của Phật giáo và chúng ta nên ứng xử thế nào với người đã khuất một cách văn minh nhất?

Lý giải tục thắp hương tổ tiên, thần thánh

(Kiến Thức) - Đã có rất nhiều lý giải về tục thắp hương của người Việt. Nhưng khi nghe lý giải của PGS.TS Trình Năng Chung, tôi thấy khá mới lạ.

Lý giải tục thắp hương tổ tiên, thần thánh
Chúng tôi có nhiều dịp gặp gỡ, trò chuyện cùng một số nhà nghiên cứu văn hóa, khảo cổ học. Trong những câu chuyện về văn hóa tâm linh, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, còn nhiều người vẫn hiểu một cách mơ hồ khi thực hiện hành vi văn hóa tín ngưỡng, chính vì thế nên việc giới thiệu cho người dân biết được nguồn gốc, ý nghĩa của tục thắp hương tổ tiên, thần, thánh, Phật... là điều cần thiết.
Loài người đã thắp hương cách đây gần 6.000 năm

Thăm chùa Hải Tạng ở Cù Lao Chàm

Đến Cù Lao Chàm nên một lần viếng chùa Hải Tạng để được sống lại với bao truyền thuyết và không khí thiêng liêng nơi vùng đất còn hoang sơ.

Thăm chùa Hải Tạng ở Cù Lao Chàm
Từ Cửa Đại, thành phố Hội An, Quảng Nam đến Cù Lao Chàm, một địa điểm thuộc vùng biển Việt Nam, nếu đi bằng phương tiện tàu siêu tốc mất khoảng 20 phút và bằng thuyền gỗ thì mất chừng 1 giờ.

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.