Lý giải tục thắp hương tổ tiên, thần thánh

(Kiến Thức) - Đã có rất nhiều lý giải về tục thắp hương của người Việt. Nhưng khi nghe lý giải của PGS.TS Trình Năng Chung, tôi thấy khá mới lạ.

Lý giải tục thắp hương tổ tiên, thần thánh
Chúng tôi có nhiều dịp gặp gỡ, trò chuyện cùng một số nhà nghiên cứu văn hóa, khảo cổ học. Trong những câu chuyện về văn hóa tâm linh, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, còn nhiều người vẫn hiểu một cách mơ hồ khi thực hiện hành vi văn hóa tín ngưỡng, chính vì thế nên việc giới thiệu cho người dân biết được nguồn gốc, ý nghĩa của tục thắp hương tổ tiên, thần, thánh, Phật... là điều cần thiết.
Loài người đã thắp hương cách đây gần 6.000 năm
Theo một số nhà nghiên cứu văn hóa và khảo cổ học thì chúng ta chưa thể khẳng định được cái nôi của tục thắp hương cho tổ tiên, thần linh... là ở đâu. Tuy nhiên, từ những tư liệu khảo cổ học cho thấy, tục thắp và dâng hương cho tổ tiên, thần linh có từ cách đây gần 6.000 năm.
PGS.TS Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết: “Trong một khu mộ thuộc thời đại đá mới ở vùng Punjab, Ấn Độ người ta đã phát hiện được những lọ gốm bên trong có tro than của một loại  chất đốt có mùi thơm. Đây có lẽ là dấu tích sớm nhất về tục đốt hương dành cho người quá cố. Khu mộ có niên đại cách ngày nay 5.700 năm. Ngoài ra, trong các đền thờ của vua chúa Ai Cập cổ đại có tuổi gần 5.000 năm cách nay cũng phát hiện được nhiều hình chạm khắc tường miêu tả cảnh dâng hương lên các vị thần. 
Từ những tư liệu này, các nhà khảo cổ học đã đi đến kết luận đây chính là dấu hiệu của việc thắp hương thờ cúng người chết và thần linh”. Ở Trung Quốc, trong một khu mộ thời Chiến Quốc (2.500 năm cách nay) ở vùng Chiết Giang, người ta đã phát hiện những chiếc đỉnh gốm, bên trong bị ám khói do một loại thực vật có hương thơm bị đốt. Còn ở Việt Nam, trong truyền thuyết vùng đất Tổ Phú Thọ có nhắc đến việc các Vua Hùng có nghi thức dâng hương khấn trời đất, thần linh trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Điều này đưa đến giả thuyết rằng, tục thắp hương của người Việt cổ đã có cách đây khoảng gần 4.000 năm”.
Dân gian quan niệm thắp hương là sự kết nối giữa con người và thần thánh...
Dân gian quan niệm thắp hương là sự kết nối giữa con người và thần thánh... 
Bí ẩn số 3
Tục thắp và dâng hương đã đi vào đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, rất gần gũi, thiêng liêng.
Khi tìm hiểu thông tin về tục thắp hương, chúng tôi đã nhận được nhiều lý giải thú vị về con số 3. Theo lý giải của PGS. TS Trình Năng Chung thì “trong thuyết âm dương lưỡng hợp, số lẻ tượng trưng cho cõi dương, số chẵn tượng trưng cho cõi âm. Số dương nhỏ nhất là 1, số âm nhỏ nhất là 2, cộng hai số nhỏ của âm và dương bằng 3 (1 + 2 = 3). Đây là con số tượng trưng cho sự hòa hợp giữa âm và dương, là sự phát triển bền vững trường tồn, may mắn, thuận lợi. Trong đó, bội số của 3 là 9, tượng trưng cho đỉnh cao hạnh phúc, an lành viên mãn. 
Do vậy, trong khi thực hành hành vi thắp và dâng hương trong lễ cúng tổ tiên, thần, thánh người ta thắp hương theo con số lẻ là 1, 3, 5, 7, 9. Tuy nhiên, khi thắp hương người ta thường thắp 3 nén, vừa đủ gói trọn triết lý sâu xa con số 3 như trên đã diễn giải. Trong thực tế, có người thắp 1 nén hương khi thờ cúng cũng được, nhưng đây chưa phải là con số đẹp, mà phải là 3 nén. Điều cốt yếu là chính ở lòng thành người thắp và dâng hương”.
Nhà Phật quan tâm đến “tâm hương” hơn là thắp bao nhiêu nén hương.
Nhà Phật quan tâm đến “tâm hương” hơn là thắp bao nhiêu nén hương. 
Trong tang ma, khi thắp hương cho người chết thì có sự khác biệt so với thắp hương cho tổ tiên. Theo quan niệm dân gian cho rằng, người mới chết chỉ được thắp 2 nén hương, bởi từ lúc chết đến 3 ngày sau, linh hồn vẫn còn ở lại chốn trần gian. Vì vậy, 3 ngày sau khi chết người ta mới thắp 3 nén hương với ý nghĩa rằng, linh hồn người chết đã siêu thoát.
Nói về sự khác biệt trong quan niệm thắp 3 nén hương khi cúng tổ tiên, thần, thánh... Hòa thượng, Đại đức Thích Tâm Kiên, Trụ trì chùa Một Cột giải thích: Đối với nhà Phật, việc thắp hương có đôi chút khác biệt so với chúng sinh. Theo đó, người đến chùa thắp hương có thể thắp 1, 2 hoặc 3 nén... cũng được. Sở dĩ có điều này là do nhà Phật quan niệm việc thắp hương là xuất phát từ cái tâm của con người, chỉ cần tâm hướng Phật thì tấm lòng được thanh thản... Vì điều này nên nhà chùa thường không đặt ra luật lệ nào đối với chúng sinh khi dâng hương cửa phật.
Đại đức Thích Tâm Kiên cho rằng, mặc dù nhà Phật không đặt ra luật lệ chặt chẽ đối với chúng sinh khi lên chùa thắp hương, nhưng xét quan niệm văn hóa truyền thống thì người dân nên thắp 3 nén hương khi lên chùa là đẹp nhất, nó tượng trưng cho sự kết nối giữa người trần với Đức Phật, giúp tâm hồn thanh tịnh, trong sáng hơn.
“Trong quy định của nhà Phật có 5 loại hương chính là giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương. 5 loại hương này được phân theo cấp độ cao thấp khác nhau. Thấp nhất là giới hương dùng để tâm hồn con người tự trút bỏ những ác ma, tham sân, si... cao nhất là giải thoát tri kiến hương, đây là loại hương chỉ có những người tinh thông giáo lý nhà Phật, một lòng hướng Phật mới có được và loại hương này chỉ có trong tâm mỗi người chứ không thể tìm thấy ở ngoài”.
Hòa thượng, Đại đức Thích Tâm Kiên 

Bài trí bàn thờ Tổ tiên ngày Tết thế nào cho đúng?

Mỗi độ năm hết, Tết đến công việc bày trí, dọn dẹp bàn thờ Tổ tiên được mọi người chú ý trước tiên.

Bài trí bàn thờ Tổ tiên ngày Tết thế nào cho đúng?
Thờ phụng tổ tiên là một trách nhiệm có tính cách luân lý đối với người Việt Nam, nó thể hiện cho nhu cầu được phát lộ tình cảm và niềm tin huyết thống trong môi trường gia đình.

Cách bố trí bát hương bên nội, ngoại cùng một ban thờ

(Kiến Thức) - Trong cách sắp đặt ban thờ, gia chủ cần chú ý bố trí bài vị theo đúng nguyên tắc "nam tả, nữ hữu" có nghĩa là nội bên trái, ngoại bên phải.

Cách bố trí bát hương bên nội, ngoại cùng một ban thờ
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Bạn đọc Hoàng Thị Thịnh (Bắc Quang, Hà Giang) hỏi: Tôi muốn đặt bát hương thờ cha mẹ bên vợ và bát hương thờ cha mẹ bên chồng trên cùng một ban thờ. Xin hỏi, cách bày trí này có được không? Nếu được thì xếp đặt thế nào cho đúng và phù hợp? 

Vẻ đẹp hoang phế của lăng mộ bố vợ vua Bảo Đại

(Kiến Thức) - Lăng đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào - cha của Nam Phương Hoàng Hậu, đã nằm trong tình trạng hoang phế suốt nhiều năm qua.

Vẻ đẹp hoang phế của lăng mộ bố vợ vua Bảo Đại
Lăng Nguyễn Hữu Hào được chính Nam Phương Hoàng hậu xây dựng năm 1939 trên một ngọn đồi cao ở phía Tây Nam thành phố Đà Lạt. Cổng lăng nằm dưới chân đồi, là trụ biểu gồm 4 trụ thẳng đứng trang trí hoa sen và chó ngao và đề tự 2 cặp câu đối do Nam Phương Hoàng Hậu đề tự.
Lăng Nguyễn Hữu Hào được chính Nam Phương Hoàng hậu xây dựng năm 1939 trên một ngọn đồi cao ở phía Tây Nam thành phố Đà Lạt. Cổng lăng nằm dưới chân đồi, là trụ biểu gồm 4 trụ thẳng đứng trang trí hoa sen và chó ngao và đề tự 2 cặp câu đối do Nam Phương Hoàng Hậu đề tự.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Có nên đốt trầm hương trên bàn thờ ngày Tết?

Có nên đốt trầm hương trên bàn thờ ngày Tết?

Theo quan niệm phong thủy, Trầm hương có khả năng thanh lọc không khí, xua đuổi tà khí và các năng lượng xấu. Việc đốt trầm trên bàn thờ Thần Tài, gia tiên liệu có nên hay không? Khi nào nên đốt trầm hương trên bàn thờ?