“Hùm xám” Chu Vĩnh Khang bị điều tra tham nhũng?

(Kiến Thức) - Ban lãnh đạo Trung Quốc đã nhất trí tiến hành điều tra tham nhũng đối với cựu Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang.

Ủy viên thường vụ BCT Chu Vĩnh Khang và Ủy viên BCT Bạc Hy Lai.
Ủy viên thường vụ BCT Chu Vĩnh Khang và Ủy viên BCT Bạc Hy Lai. 

Chu Vĩnh Khang từng là một trong số những chính trị gia quyền lực nhất của Trung Quốc trong vòng một thập kỷ qua.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ở Hong Kong, vụ điều tra tham nhũng cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang được coi là một sự kiện gây chấn động chính trị lớn hơn vụ xét xử cựu Ủy viên Bộ chính trị, cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai.
Hồi đầu tháng 8/2013, các nhà lãnh đạo Trung Quốc hàng đầu - đương nhiệm và về hưu – đã ủng hộ quyết định điều tra tham nhũng đối với Chu Vĩnh Khang, trong cuộc họp kín ở khu nghỉ mát của Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc .
Theo các nguồn thạo tin, Chủ tịch Tập Cận Bình và chính phủ Trung Quốc đã quyết tâm điều tra Chu Vĩnh Khang để thúc đẩy chiến dịch chống tham nhũng .
Kể từ khi chấm dứt Cách mạng Văn hóa cách đây gần 40 năm, chưa có Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị - đã nghỉ hưu hoặc đương nhiệm – bị điều tra về tội phạm kinh tế.
Bằng cách tiến hành điều tra Chu Vĩnh Khang, một nhân vật còn “to” hơn cả Bạc Hy Lai trong cơ cấu quyền lực ở Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đụng đến “Hùm xám” trong chiến dịch chống tham nhũng “bắt ruồi, đánh hổ” do ông phát động.
Những lời đồn đoán về việc Chu Vĩnh Khang sẽ bị điiều tra tham nhũng bắt đầu lưu hành trên Internet trước khi ông nghỉ hưu sau Đại hội toàn quốc của ĐCS Trung Quốc hồi tháng 11/2012.
Đồn đoán tiếp tục gia tăng trong tháng 12/2012, khi cơ quan nhà điều tra tham nhũng bắt giữ hàng chục cán bộ, doanh nhân ở Tứ Xuyên, nơi ông Chu Vĩnh Khang từng giữ chức Bí thư tỉnh ủy (1999-2002) .
Hồi tháng 6/2013, cựu Phó Chủ tịch tỉnh Tứ Xuyên Guo Yongxiang - một cựu thư ký của Chu Vĩnh Khang - đã bị bắt giữ .
Các nhà chức trách cũng tiết lộ về một cuộc thanh tra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), nơi ông Chu Vĩnh Khang từng là tổng giám đốc hồi đầu những năm 1990. Bốn quan chức hàng đầu của CNPC hiện đang bị điều tra, thẩm vấn.
Động thái này cho thấy việc điều tra tham nhũng đối với Chu Vĩnh Khang sẽ tập trung vào thời gian ông này làm việc ở Tứ Xuyên và CNPC .
Thường vụ Bộ Chính trị dưới thời TBT Hồ Cẩm Đào. Chu Vĩnh Khang (thứ 2 bên trái) đứng cạnh TBT Hồ Cẩm Đào.
Thường vụ Bộ Chính trị dưới thời TBT Hồ Cẩm Đào. Chu Vĩnh Khang  (thứ 2 bên trái) đứng cạnh TBT Hồ Cẩm Đào. 
Đặc biệt, các nhà điều tra sẽ xem xét liệu Chu Vĩnh Khang và gia đình có kiếm lợi bất chính trong các vụ giao dịch dầu khí và bất động sản hoặc tạo điều kiện cho con trai là Chu Bin cùng với nhiều cộng sự khác kiếm lợi bất chính hay không.
Một nguồn tin cho biết hiện vẫn còn quá sớm để nói liệu Chu Vĩnh Khang - một ông trùm an ninh 10 năm liền, kể từ năm 2002 – có bị truy tố công khai hoặc chỉ bị điều tra trong nội bộ ĐCS Trung Quốc.
Điều tra tham nhũng liên quan đến các quan chức cấp cao là công việc của Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương. Tùy theo từng trường hợp, sau đó ủy ban này mới chuyển giao cho chính phủ để làm tiếp.
Một nguồn tin cho biết cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân - một người bảo trợ chính trị của Chu Vĩnh Khang - đã hoàn toàn ủng hộ quyết định của Chủ tịch đương nhiệm Tập Cận Bình. Ông Giang cũng đã ủng hộ Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong vụ xét xử cựu Bí thư thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ.
Chu Vĩnh Khang được cho là đồng minh của cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người vừa bị đưa ra xét xử và đang chờ phán quyết của tòa án về tội tham nhũng.
Trước khi ban lãnh đạo Trung Quốc quyết định điều tra Chu Vĩnh Khang, các nhà điều tra tham nhũng đã dành nhiều tháng để thu thập chứng cứ.
Các nhà điều tra nhắm vào các trợ lý hàng đầu và thuộc hạ của Chu Vĩnh Khang. Cựu Phó bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên Li Chuncheng là quan chức cấp cao đầu tiên bị điều tra trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông này đã bị điều tra vì vi phạm kỷ luật đảng hồi tháng 12/2012.
Đầu tháng này, phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin các nhà điều tra tham nhũng đã bắt giữ doanh nhân Tứ Xuyên Wu Bing - người được cho là quản lý các tài sản của gia đình họ Chu - sau khi lừa ông này về Bắc Kinh. Tin tức này không được chính thức xác nhận, nhưng Wu Bing đã không xuất hiện trước công chúng kể từ đầu tháng 8/2013.
Ngày 26/8, Tân Hoa Xã đưa tin Phó tổng giám đốc CNPC Wang Yongchun đã bị điều tra vì “vi phạm kỷ luật đảng”.

Những bất ngờ lớn nhất trong vụ xử Bạc Hy Lai

(Kiến Thức) - Từ tường thuật trực tiếp trên blog tới những cảnh vệ cao lớn bất thường...,vụ xét xử Bạc Hy Lai có bám sát kịch bản soạn sẵn?

Bạc Hy Lai trong ngày xét xử đầu ở Tòa án thành phố Tế Nam.
Bạc Hy Lai trong ngày xét xử đầu ở Tòa án thành phố Tế Nam.
Sau hơn một năm tạm giam và trải qua các cuộc đàm phán âm thầm lặng lẽ, cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai mới xuất hiện trước công chúng ngày 22/8, tại phòng xử án ở Tế Nam đối mặt với các tội danh hối lộ, tham nhũng và lạm dụng quyền lực.

Bạc Hy Lai cúi đầu nhận tội

(Kiến Thức) - Trong ngày xử án thứ 3, Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Trùng Khánh, thừa nhận tội biển thủ công quỹ...

Ông Bạc Hy Lai trong ngày xét xử thứ 3.
 Ông Bạc Hy Lai trong ngày xét xử thứ 3.

Ông Bạc Hy Lai đã thừa nhận trách nhiệm vụ biển thủ 5 triệu nhân dân tệ (817.000 USD) tiền công quỹ thời là Chủ tịch thành phố Đại Liên. Tuy nhiên, ông Bạc khai rõ trước tòa rằng, số tiền đó chảy vào tài khoản ngân hàng của vợ mình, bà Cốc Khai Lai.

Thế giới phản đối can thiệp quân sự vào Syria

Dư luận thế giới tiếp tục nóng lên về khả năng can thiệp quân sự vào Syria, trong đó phần lớn dân chúng các nước phản đối phương Tây đánh Damascus.

Cựu Thủ tướng Pháp Dominique de Vilepin cũng cho rằng can thiệp quân sự vào chỉ cản trở việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.
Cựu Thủ tướng Pháp Dominique de Vilepin cũng cho rằng can thiệp quân sự vào chỉ cản trở việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.  
Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận của Viện dư luận xã hội Pháp công bố ngày 28/8, đa số người dân Pháp phản đối việc nước này bị lôi kéo vào cuộc khủng hoảng Syria.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.