Hồng Kông điều động 3000 cảnh sát giải tán người biểu tình

(Kiến Thức) - Ngày 20/11, ít nhất 3.000 cảnh sát Hồng Kông được huy động để hỗ trợ nhân viên thi hành án thực hiện mệnh lệnh giản tán người biều tình.

Hồng Kông điều động 3000 cảnh sát giải tán người biểu tình
Hơn 3000 cảnh sát Hồng Kông đã được điều động đến khu vực Mong Kok vào ngày 20/11 để hỗ trợ các nhân viên thi hành án thực hiện mệnh lệnh của tòa nhằm mở cửa trở lại các con đường bị người biểu tình chiếm giữ hơn một tháng qua.
Trong ngày hôm qua, cảnh sát Hồng Kông cũng phải căng mình chống lại làn sóng biểu tình bùng phát trở lại. Một nhóm nhỏ đã dùng rào chắn và gạch đá đập vỡ của kính của tòa nhà lập pháp. Họ còn có ý định cướp nhà hành chính trung tâm Hồng Kông. 
Hiện cảnh sát đã kiểm soát được tình hình, tuy nhiên chưa có dấu hiệu người biểu tình xuống nước trong cuộc chiến đòi dân chủ lớn nhất Hồng Kông từ trước đến nay này.

“Một Thiên An Môn ở Hồng Kông là chiến thắng của Mỹ“

(Kiến Thức) - Mỹ đang rất muốn khiến Trung Quốc phải có những hành động thái quá đối với các cuộc biểu tình nhờ vào các tổ chức phi chính phủ

“Một Thiên An Môn ở Hồng Kông là chiến thắng của Mỹ“
Mỹ đang rất muốn tách Hồng Kông ra khỏi Trung Quốc hoặc khiến Trung Quốc phải có những hành động thái quá đối với các cuộc biểu tình nhờ vào các tổ chức phi chính phủ (NGO). Tuyên bố này được Tiến sĩ Conn Hallinan, chuyên gia chính sách đối ngoại, phụ trách chuyên mục Tâm điểm tại tờ Foreign Policy trả lời tờ RT của Nga.
Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn do Kiến Thức lược dịch:
- Tình hình các cuộc biểu tình đang không có dấu hiệu suy giảm sau gần một tuần căng thẳng, và đặc biệt là vụ đụng độ trên phố hôm 3/10. Ông nghĩ cuộc biểu tình sẽ có kết quả ra sao?

Lãnh đạo cuộc biểu tình Hồng Kông mất dần quyền kiểm soát?

(Kiến Thức) - Khoảng cách thế hệ và kì vọng khác nhau giữa các phe tham gia cuộc biểu tình khiến những người lãnh đạo khó kiểm soát cuộc biểu tình Hồng Kông.

Lãnh đạo cuộc biểu tình Hồng Kông mất dần quyền kiểm soát?
Người đồng tổ chức chiến dịch Chiếm trung tâm, tiến sĩ Chan Kin-man, người đã trở lại làm việc tại ĐH Trung Quốc, cho biết ông cùng các người đồng tổ chức khác đang cân nhắc một cách tiếp cận chậm rãi và thực tế trong cuộc biểu tình vì “quyền bỏ phiếu phổ thông thực sự”, khi mà họ đã nhận thức được những hạn chế về mặt chính trị.
Ông Chan Kin-man nói: “Chúng tôi tin rằng chiến dịch đã đạt được mục đích ban đầu của nó, đó là đánh thức thế hệ trẻ. Nhưng những sinh viên muốn thấy những thay đổi thực sự và thiết yếu trong hệ thống chính trị, thay vì một chiến dịch giáo dục cộng đồng”.

Ông Putin: Không để Kiev tiêu diệt quân ly khai miền đông

(Kiến Thức) - Moscow sẽ không cho phép Kiev tiêu diệt các đối thủ chính trị. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố với tờ ARD của Đức.

Ông Putin: Không để Kiev tiêu diệt quân ly khai miền đông

Ông Putin lưu ý rằng, các nhà chức trách Ukraine từ chối đối thoại với lực lượng dân quân ở khu vực Đông Nam, do đó tình hình đã lâm vào ngõ cụt. Mới đây Tổng thống Ukraine Poroshenko cũng tuyên bố sẵn sàng cho chiến tranh tổng lực đi kèm với cáo buộc Nga cung cấp vũ khí hạng nặng cho ly khai.

Để giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine cần phải tiến hành cuộc đối thoại chính trị. Đây là một quốc gia đa dân tộc, ở đây có người nói tiếng Nga, có người nói tiếng Ukraine, tiếng Hungary, tiếng Ba Lan. Nhưng, thay vì đảm bảo cho mọi người cảm thấy thoải mái trên quê hương của mình, các nhà chức trách theo đuổi đường lối dân tộc chủ nghĩa. Kết quả là, với sự dung túng của chính quyền, trong quân đội có những người theo chủ nghĩa phát xít. 

ổng thống Nga Vladimir Putin.
 ổng thống Nga Vladimir Putin.

Trong cuộc phỏng vấn với các nhà báo Đức, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rõ về bản chất vấn đề: “Một phần người dân Ukraine ủng hộ cuộc đảo chính ở Kiev nhưng những cư dân ở phía đông lại không công nhận nó.Sau đó, thay cho cuộc đối thoại nhằm giải thích cho mọi người rằng chính quyền trung ương ở Kiev sẽ không làm những điều xấu mà ngược lại sẽ đề xuất những kịch bản khác nhau về sự cùng tồn tại, phát triển trong thành phần đất nước thống nhất và đảm bảo các quyền hạn, thay cho tất cả điều này chính quyền Kiev bắt đầu bắt giữ người dân vào ban đêm. Sau những vụ bắt giữ vào ban đêm, người dân ở phía Đông Nam đã đứng lên cầm lấy vũ khí. Sau khi họ cầm vũ khí, chính quyền thay cho ngăn chặn cuộc xung đột và bắt đầu cuộc đối thoại đã phái các đơn vị quân đội, không quân, xe tăng và các hệ thống tên lửa. Và tình hình đã lâm vào chỗ bế tắc”.

Liệu có thể tìm ra lối thoát ra khỏi chỗ bế tắc? Có thể, nhưng chỉ thông qua đàm phán. Song, chính quyền Kiev vẫn từ chối lắng nghe ý kiến của đối thủ. Ngược lại, họ tăng cường sự chia rẽ. Chính quyền ra chỉ thị cho Ngân hàng Quốc gia Ukraine trong thời gian một tháng phải dừng lại phục vụ tài khoản của các cá nhân và pháp nhân đăng ký tại các vùng lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng dân quân. Họ đã ngừng trả lương hưu và trợ cấp cho cư dân Donbass, tức là cho những người đã làm việc cả đời mình vì lợi ích của đất nước Ukraine thống nhất. Theo lệnh của Tổng thống Poroshenko, tùy theo khả năng nên đưa các tài sản nhà nước ra khỏi khu vực Đông Nam. Trên thực tế, Kiev thừa nhận rằng, họ không muốn giao tiếp với khu vực Đông Nam.

Tổng thống Poroshenko đã nói rằng, ban lãnh đạo Ukraine đang xem xét những kịch bản khác nhau về diễn biến tình hình trong cuộc xung đột ở Donbass và thậm chí chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh tổng lực. 

Ông Poroshenko thị sát Quân đội Ukraine.
 Ông Poroshenko thị sát Quân đội Ukraine.

Ông Poroshenko lưu ý rằng, hiện nay, tình trạng của quân đội Ukraine là tốt hơn nhiều so với tình hình 5 tháng trước đây. Tức là, ông không che giấu thực tế rằng, ban lãnh đạo Ukraine đã sử dụng thỏa thuận đình chiến đạt được tại cuộc đàm phán ở Minsk vào ngày 5/9 để chuẩn bị cho chiến tranh.

Kiev cũng từ chối thực hiện các thỏa thuận khác đạt được tại Minsk. Ví dụ, ban lãnh đạo Ukraine thu hồi quyết định của Quốc hội về cung cấp quy chế đặc biệt cho khu vực Donbass, mặc dù quyết định đó đã được thông qua với sự tham vấn của OSCE và với sự chấp thuận của Liên Hợp Quốc. 

Còn các tổ chức quốc tế và các nước phương Tây không bình luận về động thái này của Kiev. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh: “Hiện nay ở phía Đông Ukraine đang tiếp diễn chiến sự. Chính quyền Ukraine đã gửi quân đội đến khu vực đó, và thậm chí có sử dụng các tên lửa đạn đạo. Có ai nói về điều đó? Không một lời. Thế là thế nào? Phải chăng, các vị muốn để chính quyền Ukraine tiêu diệt mọi người ở đó, tất cả các đối thủ chính trị? Quý vị có muốn như vậy không? Chúng tôi không muốn. Và sẽ không cho phép làm như vậy”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.