Hơn 5.000 chiếc iPhone 6 được tuồn lậu vào Nga

(Kiến Thức) - Khoảng 5.000 điện thoại di động iPhone 6 và iPhone 6 Plus được buôn lậu vào Nga vài ngày trước khi mẫu điện thoại này chính thức bán ra.

Hơn 5.000 chiếc iPhone 6 được tuồn lậu vào Nga
iPhone 6 và iPhone 6 Plus.
iPhone 6 và iPhone 6 Plus.
Tổng biên tập trang công nghệ Hi-Tech Mail.Ru của Nga, Anton Spiridonov cho biế,t khoảng 1.500 trong tổng số 5.000 chiếc iPhone 6 và iPhone 6 Plus lậu đã được bán tại Nga từ ngày 19-20/9. Trong khi đó, khoảng 40.000 chiếc iPhone 5s và iPhone 5c nhập lậu đã được bán tại các chợ đen ở Nga vào năm ngoái khi thời gian bán chính thức tại đây bị lùi lại 1 tháng.
Ông  Spiridonov cho biết, giá của iPhone 6 và iPhone 6 Plus khoảng 2.600 USD tại chợ đen, trong khi những tín đổ của Apple tại Nga sẽ chỉ phải trả khoảng 828 USD cho iPhone 6 và 957 USD cho iPhone 6 Plus khi hai mẫu này được chính thức bán ra từ ngày 26/9.
iPhone 6 với màn hình 4.7 inch và iPhone 6 Plus với màn hình 5.5 inch lớn hơn màn hình 4 inch của iPhone 5S. Các mẫu iPhone mới cũng được trang bị camera cải tiến, thời gian sử dụng pin dài hơn và bộ xử lý nhanh hơn.
Hai mẫu iPhone 6 và iPhone 6 Plus được bán chính thức từ ngày 19/9 tại 10 quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ, Australia, Anh, Singapore.

Nhiều chất phóng xạ chúng ta vẫn hít vào mỗi ngày

(Kiến Thức) - Chất phóng xạ không chỉ có ở nơi xảy ra sự cố hạt nhân. Người dân sống trong các tòa nhà cao tầng cũng tiếp xúc với các chất phóng xạ mỗi ngày. 

Nhiều chất phóng xạ chúng ta vẫn hít vào mỗi ngày
Các nguồn phóng xạ nguy hiểm nhất trong không khí xuất phát từ nhiều vụ thử vũ khí hạt nhân, nổ nhà máy sản xuất hoặc bom nguyên tử, gây ra hiện tượng đám mây phóng xạ (đồng vị phóng xạ U235, U238…), các chất độc hại khuếch tán trong không khí gây các bệnh về hô hấp, ung thư nếu hít phải liên tục.
Các nguồn phóng xạ nguy hiểm nhất trong không khí xuất phát từ nhiều vụ thử vũ khí hạt nhân, nổ nhà máy sản xuất hoặc bom nguyên tử, gây ra hiện tượng đám mây phóng xạ (đồng vị phóng xạ U235, U238…), các chất độc hại khuếch tán trong không khí gây các bệnh về hô hấp, ung thư nếu hít phải liên tục. 
Gần đây nhất là thảm họa nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) khiến hàng trăm nghìn người phải sơ tán, bởi nếu hít phải iốt 131 và cesium 137 sẽ cực độc cho cơ thể. Sau khoảng 20 ngày, iốt 131 sẽ phân hủy, còn cesium 137 phát ra các tia gamma phải mất vài chục năm mới biến mất, chúng có thể gây đột biến DNA, ảnh hưởng di truyền hoặc gây bệnh về máu, xương rất nguy hiểm.
Gần đây nhất là thảm họa nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) khiến hàng trăm nghìn người phải sơ tán, bởi nếu hít phải iốt 131 và cesium 137 sẽ cực độc cho cơ thể. Sau khoảng 20 ngày, iốt 131 sẽ phân hủy, còn cesium 137 phát ra các tia gamma phải mất vài chục năm mới biến mất, chúng có thể gây đột biến DNA, ảnh hưởng di truyền hoặc gây bệnh về máu, xương rất nguy hiểm. 

“Soi” thiết bị phóng xạ trong điều trị y tế ở VN

(Kiến Thức) - Kỹ thuật hạt nhân và đồng vị phóng xạ được sử dụng nhiều trong chẩn đoán và điều trị y tế như chụp X-quang, PET CT, máy xạ trị... ở Việt Nam.

“Soi” thiết bị phóng xạ trong điều trị y tế ở VN
Máy xạ trị áp sát dùng nguồn phóng xạ điều trị các khối u và khu vực ung thư (trực tràng, khí quản...) nằm sâu trong cơ thể. Phương pháp dùng thiết bị này khá hiệu quả và được nhiều bệnh viện ở Việt Nam sử dụng.
Máy xạ trị áp sát dùng nguồn phóng xạ điều trị các khối u và khu vực ung thư (trực tràng, khí quản...) nằm sâu trong cơ thể. Phương pháp dùng thiết bị này khá hiệu quả và được nhiều bệnh viện ở Việt Nam sử dụng. 
Máy xạ trị Cobalt cũng sử dụng công nghệ phóng xạ trong điều trị. Theo đó, nguồn phóng xạ nhân tạo Co60 dùng để điều trị ung thư. Hiện nay, ở nhiều nước phát triển, máy Cobalt không còn được dùng nhiều như trước đây. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì thiết bị này vẫn được sử dụng khá phổ biến.
 Máy xạ trị Cobalt cũng sử dụng công nghệ phóng xạ trong điều trị. Theo đó, nguồn phóng xạ nhân tạo Co60 dùng để điều trị ung thư. Hiện nay, ở nhiều nước phát triển, máy Cobalt không còn được dùng nhiều như trước đây. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì thiết bị này vẫn được sử dụng khá phổ biến.

Những mẫu tàu lặn biển “made in Việt Nam” thành công nhất

(Kiến Thức) - Chiếc tàu lặn loại nhỏ “made in Việt Nam” mang tên Hòa Bình vừa được thử nghiệm thành công tại Cam Ranh. 

Những mẫu tàu lặn biển “made in Việt Nam” thành công nhất
Mới đây, chiếc tàu lặn loại nhỏ lần đầu tiên được nghiên cứu, chế tạo sản xuất tại Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế có tên gọi Hòa Bình đã được các chuyên gia thử nghiệm thành công các chế độ đứng tại chỗ, lặn xuống, nổi lên và thử quay vòng tại vịnh Cam Ranh có độ sâu 15m.
Mới đây, chiếc tàu lặn loại nhỏ lần đầu tiên được nghiên cứu, chế tạo sản xuất tại Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế có tên gọi Hòa Bình đã được các chuyên gia thử nghiệm thành công các chế độ đứng tại chỗ, lặn xuống, nổi lên và thử quay vòng tại vịnh Cam Ranh có độ sâu 15m.  
Tàu lặn Hòa bình có chiều dài 6,63 m, chiều cao 2,74m, tốc độ di chuyển 4,5 hải lý/giờ; thời gian lặn 24h; độ sâu lặn 50m; số lượng thuyền viên tối đa là 4 người. Tàu lặn nổi nhờ 4 phao lặn bố trí đối xứng hai bên thân vỏ tàu chịu áp lực.
Tàu lặn Hòa bình có chiều dài 6,63 m, chiều cao 2,74m, tốc độ di chuyển 4,5 hải lý/giờ; thời gian lặn 24h; độ sâu lặn 50m; số lượng thuyền viên tối đa là 4 người. Tàu lặn nổi nhờ 4 phao lặn bố trí đối xứng hai bên thân vỏ tàu chịu áp lực. 
Tàu lặn cỡ nhỏ này được cho là có thể liên lạc với bờ hoặc các tàu khác 1km bằng hệ thống thông tin vô tuyến.
Tàu lặn cỡ nhỏ này được cho là có thể liên lạc với bờ hoặc các tàu khác 1km bằng hệ thống thông tin vô tuyến. 
Vài năm trước đây, giới khoa học từng “chấn động” với mô hình tàu lặn biển “made in Việt Nam” của giảng viên Đỗ Quang Thắng và nhóm 4 sinh viên lớp Tàu thuyền khóa 47 Trường Đại học Nha Trang. Với mong ước khám phá, đưa công nghệ chế tạo tàu lặn phát triển tại Việt Nam, anh Đỗ Quang Thắng và nhóm 4 sinh viên đã triển khai đề tài khoa học: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thử nghiệm mô hình tàu lặn vỏ composite” và đạt được những thành công nhỏ khi có thể lặn sâu đến 10m trong bể bơi học viện Hải quân.
Vài năm trước đây, giới khoa học từng “chấn động” với mô hình tàu lặn biển “made in Việt Nam” của giảng viên Đỗ Quang Thắng và nhóm 4 sinh viên lớp Tàu thuyền khóa 47 Trường Đại học Nha Trang. Với mong ước khám phá, đưa công nghệ chế tạo tàu lặn phát triển tại Việt Nam, anh Đỗ Quang Thắng và nhóm 4 sinh viên đã triển khai đề tài khoa học: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thử nghiệm mô hình tàu lặn vỏ composite” và đạt được những thành công nhỏ khi có thể lặn sâu đến 10m trong bể bơi học viện Hải quân. 
Con tàu lặn đen trũi, dài 1,45m, đường kính thân khoảng 0,2m. Tàu được điều khiển chạy một vòng quanh mặt nước rồi lặn dần. Cứ xuống mỗi mét nước, mọi người lại kiểm tra áp suất, độ nghiêng, xem tàu có vào nước không, và khi nó xuống đến độ sâu 10m, mọi người ôm siết lấy nhau trong niềm vui thành công.
Con tàu lặn đen trũi, dài 1,45m, đường kính thân khoảng 0,2m. Tàu được điều khiển chạy một vòng quanh mặt nước rồi lặn dần. Cứ xuống mỗi mét nước, mọi người lại kiểm tra áp suất, độ nghiêng, xem tàu có vào nước không, và khi nó xuống đến độ sâu 10m, mọi người ôm siết lấy nhau trong niềm vui thành công. 
Tiếp nối thành công của mô hình tàu lặn biển “made in Việt Nam” của giảng viên Đỗ Quang Thắng, năm 2012, các chàng trai lớp Tàu thuyền khóa 51, Đại học Nha Trang gồm: Nguyễn Công Luật và Lê Hoàng Vũ (Khánh Hòa), Phạm Văn Hoàng (Nghệ An), Hồ Cát Tường (Quảng Trị) bắt tay thực hiện đề tài “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thử nghiệm mô hình tàu lặn phục vụ du lịch biển tại Nha Trang”. Kết quả cho thấy, mô hình tàu có thể chạy an toàn ở tất cả chế độ từ chậm đến nhanh, thẳng hay quay vòng, tiến hay lùi với vận tốc 22,4km/giờ, lớn hơn vận tốc thiết kế; thời gian nổi đạt 16 giây, thời gian lặn đạt 58 giây.
Tiếp nối thành công của mô hình tàu lặn biển “made in Việt Nam” của giảng viên Đỗ Quang Thắng, năm 2012, các chàng trai lớp Tàu thuyền khóa 51, Đại học Nha Trang gồm: Nguyễn Công Luật và Lê Hoàng Vũ (Khánh Hòa), Phạm Văn Hoàng (Nghệ An), Hồ Cát Tường (Quảng Trị) bắt tay thực hiện đề tài “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thử nghiệm mô hình tàu lặn phục vụ du lịch biển tại Nha Trang”. Kết quả cho thấy, mô hình tàu có thể chạy an toàn ở tất cả chế độ từ chậm đến nhanh, thẳng hay quay vòng, tiến hay lùi với vận tốc 22,4km/giờ, lớn hơn vận tốc thiết kế; thời gian nổi đạt 16 giây, thời gian lặn đạt 58 giây. 
Mô hình tàu lặn có chiều dài 1m, rộng 0,2m, có 2 khoang chính: khoang lặn để bơm nước vào thực hiện cơ chế lặn, nổi; khoang hành khách dành cho 4 người cùng 1 người lái, 1 người phục vụ. Thiết kế cho phép mô hình tàu chạy bằng năng lượng điện với tốc độ 10 hải lý/giờ, lặn sâu 5m. Vỏ tàu do nhóm chế tạo cũng làm bằng vật liệu composite đảm bảo độ bền, không bị biến dạng khi tàu lặn xuống độ sâu 10m nước; không có hiện tượng rò rỉ nước vào thân tàu qua các mối nối; các thiết bị điện tử được đảm bảo an toàn.
Mô hình tàu lặn có chiều dài 1m, rộng 0,2m, có 2 khoang chính: khoang lặn để bơm nước vào thực hiện cơ chế lặn, nổi; khoang hành khách dành cho 4 người cùng 1 người lái, 1 người phục vụ. Thiết kế cho phép mô hình tàu chạy bằng năng lượng điện với tốc độ 10 hải lý/giờ, lặn sâu 5m. Vỏ tàu do nhóm chế tạo cũng làm bằng vật liệu composite đảm bảo độ bền, không bị biến dạng khi tàu lặn xuống độ sâu 10m nước; không có hiện tượng rò rỉ nước vào thân tàu qua các mối nối; các thiết bị điện tử được đảm bảo an toàn.  
Ngoài những mô hình trên còn phải kể đến tác phẩm của ông Phan Bội Trân - một Việt kiều sống ở TP.HCM. Ông Trân từng khá nổi tiếng trong nước khi âm thầm chế tạo và thử nghiệm thành công tàu ngầm mini Yết Kiêu 1 vào năm 2010. Từng có thông tin, lô hàng 5 chiếc "tàu ngầm made in Việt Nam" đó sẽ được xuất khẩu sang Malaysia vào tháng 9/2014, với giá 3.500 USD/chiếc để phục vụ du lịch.
Ngoài những mô hình trên còn phải kể đến tác phẩm của ông Phan Bội Trân - một Việt kiều sống ở TP.HCM. Ông Trân từng khá nổi tiếng trong nước khi âm thầm chế tạo và thử nghiệm thành công tàu ngầm mini Yết Kiêu 1 vào năm 2010. Từng có thông tin, lô hàng 5 chiếc "tàu ngầm made in Việt Nam" đó sẽ được xuất khẩu sang Malaysia vào tháng 9/2014, với giá 3.500 USD/chiếc để phục vụ du lịch. 
Chiếc tàu đen ngòm dài khoảng 3,2 m, bề ngang 1 m, cao 1,5 m, nặng gần 1 tấn, chở được 1 người. Những chiếc tàu ngầm mini Yết Kiêu 1 đầu tiên thử nghiệm có vận tốc khá chậm, 1 – 5 hải lý/giờ, để giúp người lái có thể lái lặn sâu 3m dưới nước, thời gian lặn khoảng 2 giờ, đủ thời gian giúp du khách khám phá những kì bí ẩn chứa trong lòng biển.
Chiếc tàu đen ngòm dài khoảng 3,2 m, bề ngang 1 m, cao 1,5 m, nặng gần 1 tấn, chở được 1 người. Những chiếc tàu ngầm mini Yết Kiêu 1 đầu tiên thử nghiệm có vận tốc khá chậm, 1 – 5 hải lý/giờ, để giúp người lái có thể lái lặn sâu 3m dưới nước, thời gian lặn khoảng 2 giờ, đủ thời gian giúp du khách khám phá những kì bí ẩn chứa trong lòng biển.

Đọc nhiều nhất

Tin mới