Hơn 500 giáo viên dôi dư tại Đắk Lắk: Chạy hàng trăm triệu để được đứng trên bục giảng!

Trong quá trình tìm hiểu vụ việc, phóng viên đã ghi nhận: Nhiều giáo viên tại huyện Krông Pắk mạnh dạn đứng ra tố cáo với báo chí về việc để được đứng trên bục giảng, họ phải chi những khoản tiền lớn để làm luật với “cò” và một số hiệu trưởng. 

Hơn 500 giáo viên dôi dư tại Đắk Lắk: Chạy hàng trăm triệu để được đứng trên bục giảng!

Không chỉ nhận tiền chạy hợp đồng, có hiệu trưởng, dù không có khả năng, nhưng vẫn nhận hàng trăm triệu đồng, “nổ” xin việc tại TP.Buôn Ma Thuột, nhưng sự thật cuối cùng là lời hứa gió bay.

Hiệu trưởng kiêm “cò” xin việc

Thầy N.T.H (giáo viên hợp đồng dạy mỹ thuật tại 1 trường tiểu học) kể lại, để nhận vào làm việc, thầy H. phải chi đậm cho một lãnh đạo liên quan đến ngành giáo dục huyện Krông Pắk. Sau khi lãnh đạo huyện Krông Pắk bút phê trường hợp thầy H. thuộc trong chỉ tiêu biên chế, về trường, thầy H. tiếp tục chi 5 triệu - 10 triệu đồng để hiệu trưởng ký các hợp đồng ngắn hạn theo từng năm, đợi khi nào xét tuyển sẽ được nhận việc.

“Mặc dù mức lương của tôi chỉ 1 triệu đồng/tháng, nhưng trót bỏ ra hàng trăm triệu đồng chạy việc nên tôi “cố đấm ăn xôi”. Sau này tôi mới hay, trường hợp của mình không nằm trong chỉ tiêu biên chế, nên đòi lại tiền, nhưng bất thành” - thầy H. bức xúc.

Thầy H cho biết thêm: Thầy bị chấm dứt hợp đồng vào năm 2013, khi đó, trường thầy công tác có 28 lớp với 2 giáo viên mỹ thuật, 3 giáo viên thể dục. Với cơ số là 5 giáo viên này, vốn dĩ trường đã không có đủ số tiết để thầy, cô dạy theo quy định. Nhưng năm sau, 2014, số lớp không tăng, mà ông hiệu trưởng mới vẫn ký thêm 2 giáo viên thể dục, 2 giáo viên mỹ thuật, dẫn đến tình trạng dôi dư giáo viên.

Nhiều giáo viên bị chấm dứt hợp đồng lao động tập trung tại UBND huyện Krông Pắk để nói lên nguyện vong, tâm tư tình cảm nhưng đã không được phản hồi. Ảnh: H.L
 Nhiều giáo viên bị chấm dứt hợp đồng lao động tập trung tại UBND huyện Krông Pắk để nói lên nguyện vong, tâm tư tình cảm nhưng đã không được phản hồi. Ảnh: H.L 

Không chỉ ký bừa tuyển dụng vô tội vạ, có hiệu trưởng tại huyện Krông Pắk còn bớt xén tiền lương giáo viên trong thời gian dài. Cô Lương Thu Hằng - giáo viên toán Trường THCS Ngô Mây (xã Vụ Bổn)- đưa ra 2 bảng lương. Một bảng truy lĩnh lương hợp đồng của Trường THCS Ngô Mây dành cho giáo viên ký nhận, 1 bảng lương là của Trường THCS Ngô Mây thực nhận từ kho bạc.

“Từ 8/12/2017, tôi nhận được 2.052.000 đồng, nhưng bảng lương ở kho bạc có chữ ký của hiệu trưởng thì lương của tôi là 9.675.000 đồng. Vậy khoảng chênh lệch kia đi đâu? “ - cô Hằng nói.

Theo danh sách giáo viên cung cấp đến PV, tại Trường THCS Ngô Mây có 7 giáo viên bị chi trả lương sai so với số thực nhận từ kho bạc. Trong 5 tháng (từ tháng 8-12/2017), tổng số tiền của 7 giáo viên này nhận tại trường là 17 triệu đồng, còn ở kho bạc là gần 70 triệu đồng, chênh lệch 53 triệu đồng.

Liên hệ làm việc với lãnh đạo Trường THCS Ngô Mây, PV được biết, hiệu trưởng là ông Huỳnh Bê đang nghỉ ốm nên nhà trường và công đoàn đang vào cuộc xác minh. Về các bê bối nhận hối lộ, cắt xén tiền lương giáo viên của ông Huỳnh Bê, thượng tá Nguyễn Văn Dân - Phó thủ trưởng cơ quan CSĐT, Công an huyện Krông Pắk - xác nhận, đơn vị vừa nhận thông tin từ một số giáo viên tại trường Ngô Mây tố cáo ông Huỳnh Bê bớt xén tiền lương của giáo viên hợp đồng sau khi những giáo viên này so sánh bảng lương nhận được và bảng lương tại kho bạc. Tiếp nhận tố cáo của các giáo viên, Công an huyện đang tiến hành xác minh, làm rõ để có hướng xử lý đúng theo quy định của pháp luật.

Ông Huỳnh Bê không chỉ bị tố cáo cắt xén tiền lương giáo viên, mà theo hồ sơ PV có được, cuối năm 2017, cơ quan CSĐT Công an huyện Krông Pắk cũng nhận được đơn tố cáo của bà Chu Thị L. (huyện Krông Pắk) tố cáo ông Huỳnh Bê nhận tiền để xin việc cho con gái bà.

Cụ thể, ông Huỳnh Bê đã nhận 300 triệu đồng với lời hứa hẹn xin việc cho con gái chị L. vào dạy tại trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk. Quá trình nhận tiền hứa xin việc, ông Bê có viết tay cam kết, sẽ xin được việc cho con bà L. Sự việc vỡ lở khi ông Bê không xin được việc nhưng không trả lại tiền. Tại cơ quan công an, ông Huỳnh Bê thừa việc giấy nhận tiền xin việc trên là do ông viết.

Nhiều giáo viên khẳng định phải chi tiền mới được vào biên chế.
Nhiều giáo viên khẳng định phải chi tiền mới được vào biên chế.

Tiền mất tật mang

Những trường hợp thầy, cô như thầy H. - chi hàng trăm triệu đồng cho “cò” và hiệu trưởng nhưng đến nay, việc làm vẫn không có và số tiền “lo lót” các thầy, cô cũng không lấy lại được - không phải là ít. Nhiều giáo viên khi trò chuyện với PV thừa nhận, họ hiểu rằng, việc chi tiền xin việc là sai quy định, nhưng tin “cò” bởi kinh nghiệm và uy tín tại địa phương (!?). Đến khi sự việc đổ bể, không ít giáo viên có tâm lý e dè, lo lắng bởi trót đưa tiền xin việc và không muốn rắc rối đến pháp luật.

Như anh D. - có vợ là giáo viên tại xã Hòa Tiến từ năm 2014 đến nay. Thông qua các giáo viên cùng trường giới thiệu, anh D. biết đến người phụ nữ tên Khôi hứa chạy vào biên chế cho vợ anh với số tiền 200 triệu đồng.

“Các lần giao tiền, vợ chồng tôi đều yêu cầu chị Khôi làm giấy viết tay với nội dung… vay nợ. Khi nhận quyết định trong chỉ tiêu biên chế, chị Khôi giữ lại giấy vay nợ. Từ đó đến năm 2017, vợ chồng tôi phát hiện bị lừa nhưng đòi tiền lại không được” - anh D. kể.

Trong file ghi âm anh D. cung cấp cho PV về cuộc trò chuyện giữa anh và người phụ nữ tên Khôi với nội dung chính là đòi lại tiền chi xin việc. Người phụ nữ tên Khôi thừa nhận nhận tiền anh D. để lo lót cho đường dây xin việc từ huyện lên phố. Vì đã lo tiền cho đường dây chạy việc qua nhiều trung gian nên không thể trả tiền cho anh D.

“Bây giờ, khoản tiền 200 triệu chị nhận của em đã lo cho những người dưới này (tại huyện Krông Pắk) nhưng cũng chi cho những người trên phố (TP.Buôn Ma Thuột - PV) nên đòi lại cũng khó… Bản thân người nhận là chú L. trên phố có hứa nhận tiền nhưng giờ chú lại bị bệnh nặng nên cũng chịu. Tiền của em, chị đã lo hết rồi thì giờ ở đâu mà lấy lại được nữa!” - lời người phụ nữ nói với anh D.

Giấy nhận tiền để xin việc do ông Huỳnh Bê - Hiệu trưởng THCS Ngô Mây - ký. Ảnh: H.L
Giấy nhận tiền để xin việc do ông Huỳnh Bê - Hiệu trưởng THCS Ngô Mây - ký. Ảnh: H.L

Hiệu trưởng không thể phủi tay

Phản ánh của giáo viên tại huyện Krông Pắk về việc chạy tiền để vào biên chế sẽ được công an tỉnh Đắk Lắk vào cuộc xác minh, điều tra làm rõ.

Để rộng đường dư luận, PV đã có cuộc trao đổi với ông Trần Tuấn Anh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Lắk - về mối quan hệ giữa người sử dụng lao động, người lao động.

Ông Trần Tuấn Anh phân tích: Sau khi huyện ký quyết định hợp đồng với giáo viên thì khi giáo viên về các trường trên địa bàn, lãnh đạo trường học sẽ phân bổ người lao động theo tình hình thực tế.

“Trong bộ luật lao động, nhà trường - người sử dụng lao động phải đánh giá rõ chuyên môn, đạo đức của từng giáo viên. Nếu người lao động không đáp ứng được yêu cầu thì người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động. Việc 208 giáo viên nhận thông báo chấm dứt hợp đồng vì không nằm trong chỉ tiêu biên chế cũng tương tự. Việc này được hiểu là ngay từ đầu, họ đã không đủ tiêu chuẩn, nhưng bằng 1 lý do nào đó, họ vẫn được ký hợp đồng sai quy định. Bằng cách nào để được ký hợp đồng sai quy định thì cơ quan công an sẽ làm rõ trong thời gian tới” - ông Trần Tuấn Anh nói.

Theo ông Trần Tuấn Anh, ngay từ đầu, muốn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, công đoàn cơ sở nơi người lao động sinh hoạt sẽ có vai trò quan trọng; phối hợp với ban giám hiệu, chi bộ… đánh giá năng lực, hiệu quả để quyết định từng giáo viên có phù hợp với vị trí việc làm hay không, chứ không thể tuyển dư giáo viên rồi cho nghỉ hàng loạt. Các giáo viên đều là đoàn viên công đoàn nhưng khi xảy ra sự việc không thông qua tổ chức công đoàn để đứng ra bảo vệ quyền lợi cho mình mà hành động bộc phát. Đó cũng là 1 bất lợi của người lao động.

Ông Trần Tuấn Anh phân tích thêm, chủ trương chấm dứt hợp đồng những giáo viên không nằm trong chỉ tiêu biên chế của tỉnh Đắk Lắk là 1 chủ trương đúng đắn để qua đó tin giản bộ máy cán bộ, viên chức, tránh lãng phí nguồn lực lao động, giảm ngân sách nhà nước… Tuy nhiên, ông Trần Tuấn Anh cho rằng, việc chấm dứt hợp đồng này cần lộ trình cụ thể; phương pháp thông báo, thuyết phục, đồng bộ để tránh gây tâm lý tiêu cực, bức xúc trong một bộ phận giáo viên và làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan.

Nghịch lý đủ số lượng giáo viên nhưng vẫn thừa, thiếu về cơ cấu cấp

Cả nước có trên 1,1triệu giáo viên mầm non và phổ thông. Tuy nhiên, về cơ cấu các cấp, bậc học vừa thừa, vừa thiếu giáo viên.

Nghịch lý đủ số lượng giáo viên nhưng vẫn thừa, thiếu về cơ cấu cấp
Hiện nay, cả nước có trên 1,1 triệu giáo viên mầm non và phổ thông. Đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng, đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo, có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, có lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm. Tuy nhiên, về cơ cấu các cấp, bậc học vừa thừa, vừa thiếu giáo viên.

Ba đời chủ tịch, huyện thừa 600 giáo viên

Việc tuyển thừa giáo viên được xác định là có liên quan đến ba đời chủ tịch huyện. Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết đang tiếp tục kiểm tra dấu hiệu sai phạm của những người có liên quan.

Ba đời chủ tịch, huyện thừa 600 giáo viên
Năm học mới đã bắt đầu hơn tháng nay, nhưng năm giáo viên Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (xã Krông Búk, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) không được đến lớp giảng dạy. Họ nằm trong số 612 giáo viên dôi dư tại huyện Krông Pắk.

Giáo viên cầm đồng lương hẻo, đi chợ chỉ dám mua đậu phụ

Nhận đồng lương eo hẹp mỗi tháng, nuốt nước mắt vào trong, nhiều giáo viên đã chấp nhận cảnh chạy vạy đủ nghề để kiếm sống.

Giáo viên cầm đồng lương hẻo, đi chợ chỉ dám mua đậu phụ
Từ dạy thêm cả tuần

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.