Giáo viên cầm đồng lương hẻo, đi chợ chỉ dám mua đậu phụ

Nhận đồng lương eo hẹp mỗi tháng, nuốt nước mắt vào trong, nhiều giáo viên đã chấp nhận cảnh chạy vạy đủ nghề để kiếm sống.

Giáo viên cầm đồng lương hẻo, đi chợ chỉ dám mua đậu phụ
Từ dạy thêm cả tuần
Tốt nghiệp loại giỏi khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cô Nguyễn Thị Huyên được nhận về Trường THCS Dịch Vọng, quận Cầu giấy (Hà Nội) giảng dạy đầu năm 2017. Với hệ số 2,34 cộng với tiền phụ cấp đứng lớp mỗi tháng cô Huyên nhận về mức lương hơn 3 triệu đồng/ tháng.
Để tiện sinh hoạt, ba chị em thuê căn phòng trọ ở phố khá trung tâm nên đội giá lên tới 3,5 triệu đồng. Cô cho biết, cả tiền phòng trọ, tiền ăn uống, điện nước cho ba con người mỗi tháng không được quá 7 triệu đồng, trong đó tiền phòng đã chiếm một nửa. Do vậy, mỗi sáng, cô dậy sớm để đi chợ mua thực phẩm về làm đồ ăn.
Cô Huyên trong một giờ dạy tại trường.
Cô Huyên trong một giờ dạy tại trường. 
Mỗi ngày chỉ có hạn mức 70.000 đồng cho 3 bữa cơm gồm sáng, cơm trưa mang đi, bữa tối nên mua gì trong khi chợ đắt đỏ cũng rất khó. Quay đi quẩn lại cũng chỉ dám mua những thứ rẻ tiền như: trứng, đậu phụ, cá đồng, tép…”, cô Huyên nói. Ngày nào cũng như ngày nào, đều đặn 7 giờ sáng có mặt ở trường thì 6 giờ tối cô mới về phòng trọ.
Số tiền lương ít ỏi hàng tháng nhận về không đủ chi trả cho việc tối thiểu như bữa cơm hàng ngày cho các em nên buộc cô Huyên phải nhận mối đi gia sư, kèm học sinh ôn tập. Cô cho biết, cô đi làm gia sư tất cả các tối trong tuần. Số tiền kiếm được bữa nọ bù bữa kia cũng được trên dưới 1 triệu đồng. Số tiền kiếm được, cô dồn vào nộp học thêm văn bằng hai môn Toán. Cô vẫn đến trường bằng chiếc xe máy cũ được người anh họ cho lại đến nay đã cùn mòn, cọc cạch nhưng cô chưa dám nghĩ đến chuyện thay.
Cô thở dài, vì mình yêu con trẻ nên chọn nghề. Lắm hôm, nằm ngủ nước mắt chảy vòng quanh vì hờn tủi nhưng khi bước chân đến cổng trường, thấy học sinh chào cô, vui cười hồn nhiên mọi mệt mỏi, muộn phiền tan hết. Chưa kể, bố mẹ cô cả đời chân lấm tay bùn nuôi dạy con trưởng thành, được làm nghề giáo viên nơi thành phố cũng rất đỗi tự hào. Vì thế, dù đồng lương ít ỏi, bản thân cô cũng không dám nghĩ đến chuyện chùn bước.
… đến đi nhặt ve chai
Cô Vương Thị Thùy, giáo viên dạy Mỹ thuật Trường tiểu học Viên Sơn, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) được nhiều giáo viên, học sinh trong trường biết đến vì hoàn cảnh nghèo khó phải đi nhặt ve chai kiếm thêm thu nhập. Cô tâm sự, mỗi tuần cô dạy 11 lớp với 14 tiết với mức lương nhận về khoảng hơn 3 triệu đồng/ tháng. Lương thấp, chồng cô Thùy lại mang trọng bệnh nằm viện điều trị nhiều năm nay nên ngoài giờ dạy, trút bỏ bộ váy áo tinh tươm, cô xỏ giày thể thao, mặc bộ quần áo sờn cũ xách túi ra các điểm đổ rác để lượm lặt những gì còn sót lại có thể bán được mang về.
Để có tiền trang trải viện phí, thuốc men, cô Thùy phải làm đủ nghề như: quét sơn, giúp việc theo giờ cho các giáo viên khác trong trường. Cô chia sẻ, thầy cô ban giám hiệu biết hoàn cảnh nên sắp xếp lịch dạy gần nhau để cô dành thời gian đi làm thêm. Các giáo viên trong trường thi thoảng gọi cô đến giúp việc nhà ngày 2-3 tiếng. Cứ như vậy, mỗi ngày cô kiếm thêm 100-150.000 đồng để giúp cô nuôi chồng bị bạo bệnh.
Đam mê nên bám trụ với nghề
Đồng lương eo hẹp là thế nhưng đa số giáo viên khi được hỏi đều có điểm chung là yêu nghề, yêu trẻ nên dù lương thấp vẫn nhất quyết bám trụ.
Cô Phạm Thị Thúy Hằng có thâm niên 16 năm đứng lớp tại Trường tiểu học nông trại bò, Ba Vì (Hà Nội) đến nay chỉ nhận mức lương hơn 1 triệu đồng/ tháng. Vì trót yêu nghề, yêu lớp nên cô Hằng cứ đến trường năm này qua năm khác bằng niềm tin và hi vọng một ngày mình sẽ được nghề đãi ngộ.
Năm 2009, cô về Trường tiểu học nông trại bò Ba Vì cách nhà chừng 10 cây số. Dù mỗi tuần vẫn dạy đủ 16 tiết nhưng mức lương cũng chỉ được tăng lên hơn 1 triệu đồng. Tình trạng lương như thế kéo dài đến nay đã hơn 10 năm. Cô Hằng phân trần về số phận kém may mắn trong hai lần thi viên chức cô chỉ thiếu nửa điểm nên đành ngậm ngùi. “Thi viên chức giảng bài trực tiếp mình được đánh giá cao, giành 8,5 điểm nhưng vì đăng ký nguyện vọng không trúng nên đành chịu và chờ đợt thi tiếp”, cô nói.
Ly hôn chồng, một mình nuôi hai con ăn học nên để trụ lại với nghề cô Hằng phải lăn lộn dạy thêm ngoài giờ để kiếm sống. “Nước mắt rơi đã nhiều rồi, lắm lúc cũng nghĩ đến chuyện bỏ trường để ra các trung tâm Anh ngữ tuy nhiên mình trót yêu trường, yêu học trò nên cứ theo đuổi, cứ hi vọng”, cô Hằng ngậm ngùi.
Hay như cô Nguyễn Thị Xuyến, giáo viên một trường mầm non ở Hà Nội ra trường đã 5 năm, nhận mức lương 3,6 triệu đồng. Cô Xuyến chia sẻ : “Chỉ mong được nhà nước tăng lương để cuộc sống đỡ chật vật còn cô chưa bao giờ nghĩ đến việc bỏ nghề”. Lý giải điều này, cô Xuyến nói vì cô trót yêu trẻ, yêu trường, khi đến lớp vùi đầu vào công việc, cô chẳng còn thời gian để nghĩ, để buồn.

214 giáo viên mất việc tại Hà Tĩnh: Bộ Nội vụ vào cuộc

Theo thông tin mới nhận được, sắp tới Bộ Nội vụ sẽ vào cuộc kiểm tra cụ thể về trường hợp 214 giáo viên mất việc tại Hà Tĩnh.

214 giáo viên mất việc tại Hà Tĩnh: Bộ Nội vụ vào cuộc
Thực hiện công văn số 4169/BNV-CCVC ngày 11/9/2015 của Bộ Nội vụ về việc chấm dứt hợp đồng đối với giáo viên, nội dung: “Qua một số phương tiện thông tin truyền thông đã phản ánh việc 214 giáo viên của hai đơn vị thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã bị chấm dứt hợp đồng lao động vào ngày 30/9/2015, gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống và tâm lý của các giáo viên, phát hiện có những dấu hiệu tiêu cực để có suất dạy hợp đồng tại các trường trên địa bàn này”, Sở Nội vụ Hà Tĩnh đã có báo cáo, giải trình chi tiết tới Bộ Nội vụ.
Triển khai văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp đã tổ chức họp với UBND huyện Kỳ Anh và UBND thị xã Kỳ Anh hướng dẫn quy trình chấm dứt hợp đồng, thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong việc chấm dứt hợp đồng; giải quyết chế độ cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng.

Nữ giáo viên chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng của các hụi viên rồi nghỉ việc

Lợi dụng là nữ giáo viên được nhiều người tin tưởng, Hằng đứng ra làm chủ hụi và tổ chức nhiều dây hụi, phần lớn người tham gia là giáo viên...

Nữ giáo viên chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng của các hụi viên rồi nghỉ việc

Vỡ hụi (huê) hàng tỷ đồng ở môi trường giáo dục là một câu chuyện hiếm. Một lần nữa, gióng lên tiếng chuông cảnh báo về tình trạng lừa đảo của các chủ hụi.

Trong phiên xét xử phúc thẩm diễn ra vào ngày 7/4, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã chấp nhận kháng cáo, tuyên giảm hình phạt Lê Thị Ánh Hằng (43 tuổi, ngụ tỉnh Tây Ninh) xuống còn 9 năm tù (sơ thẩm 10 năm) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Bỏ biên chế giáo viên: Con giun xéo lắm cũng quằn

Việc đặt giáo viên ở trong phép so sánh với con giun là một điều bất đắc dĩ, con thành thật xin lỗi thầy cô về phép so sánh này!

Bỏ biên chế giáo viên: Con giun xéo lắm cũng quằn
Viết những dòng này, con nhớ đến những thầy cô giáo cũ, những người mà bây giờ con vẫn gọi thầy, gọi cô, xưng con. Các thầy cô giờ đã già, có người đã về hưu, có người có lẽ đang lo sốt vó vì đề xuất bỏ biên chế.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.