Bỏ biên chế giáo viên: Con giun xéo lắm cũng quằn

Việc đặt giáo viên ở trong phép so sánh với con giun là một điều bất đắc dĩ, con thành thật xin lỗi thầy cô về phép so sánh này!

Bỏ biên chế giáo viên: Con giun xéo lắm cũng quằn
Viết những dòng này, con nhớ đến những thầy cô giáo cũ, những người mà bây giờ con vẫn gọi thầy, gọi cô, xưng con. Các thầy cô giờ đã già, có người đã về hưu, có người có lẽ đang lo sốt vó vì đề xuất bỏ biên chế.
Con nhớ những giờ văn học, cô không chỉ dạy chữ mà còn dạy cách làm người. Cô không chỉ dạy bài thơ mà truyền cho chúng con tình yêu vào văn chương, cuộc sống. Cô không chỉ giảng về nhân vật mà còn cho chúng con hiểu về phong cách sống, cách làm người.
Bo bien che giao vien: Con giun xeo lam cung quan
Ánh mắt trẻ thơ luôn ngưỡng mộ thầy cô. (ảnh minh họa) 
Con nhớ những giờ toán, thầy tay không vẽ hình siêu đỉnh. Nhưng bài toán khó được giải cũng là lúc chúng con được hiểu thêm về tư duy logic. Ngay cả khi những kiến thức hàn lâm đó sau này rơi không còn gì, con vẫn nhớ cảm giác vượt qua chính mình để làm được một bài toán khó. Đó là lúc chúng con được rèn cách tìm lời giải.
Con nhớ những tấm bản đồ địa lý. Với một đứa mù phương hướng như con, con thấy việc cô giảng giảng về hướng đi của gió, về nguyên lý của mưa thật vô cùng “ảo diệu”. Ngày đó suy nghĩ trẻ con trong con đã nghĩ rằng kiến thức của cô cao siêu như thế mà chẳng thấy ai “triệu tập” cô đi làm lãnh đạo, ra quyết sách. Thế rồi con lại tự tìm câu trả lời cho mình: Cô mà làm lãnh đạo thì ai dạy địa lý cho chúng con?
Con nhớ những tiết học môn lịch sử. Cô đọc vanh vách các dữ kiện và lồng vào đó tinh thần dân tộc. Con nhớ bài giảng vật lý “ba sôi hai lạnh” hay bài vè để học thuộc các thành tố hoá học… Con nhớ, nhớ thật nhiều và con biết, các thầy cô đã vắt kiệt tâm sức trên bục giảng để cho chúng con một hành trang vững chãi vào đời.
Trên bục giảng, các thầy cô trách phạt chúng con vì chưa làm tròn bổn phận: “Chỉ có ăn với học thôi mà cũng không xong”. Hồi đó con nghĩ đó là câu mắng thật… thiếu quan tâm. Vì chúng con còn phải đấu tranh giữa xem ti vi và làm bài tập, phải giằng xé giữa vẩn vơ suy tư với học thuộc công thức, phải vật lộn đưa ra quyết định đi ngủ hay soạn bài.
Con thấy mình thật vất vả. Từ góc của con, con thấy làm giáo viên sao mà sướng, lúc nào cũng được sự nể trọng, được oai phong. Con không biết rằng, để đứng được trên bục giảng, các thầy cô đã trải qua những gì…
Là hàng chục năm không ngừng học hỏi, nghiên cứu.
Là hàng tháng trời lên đề cương, soạn giáo án.
Là hàng ngày thức khuya dậy sớm để “Sáng nào em đến lớp, đã thấy cô đến rồi”.
Là hàng giờ vượt qua những khó khăn, bức xúc của bản thân để “Đáp lời chào "cô ạ’", cô mỉm cười thật tươi”.
Là từng giây kiềm chế, uốn nắn, kiên nhẫn để rèn từng đứa trò nhỏ “nét chứ, nết người”.
Nhưng rồi, các thầy cô nhận lại những gì?
Giờ thì ngay những người đáng ra phải quan tâm đến thầy cô nhất - những vị đầu tàu của bộ GD&ĐT - đang khiến các thầy cô điêu đứng vì cải cách, đề xuất. Bỏ biên chế, rồi thầy cô của con sẽ ra sao?
Con hiểu, giáo viên, vì đặc thù công việc, vốn được biết đến là những người nhẫn nhịn, hiền lành, ít đấu tranh, nhận về mình phần thua thiệt. Ở đâu đó trong tính cách các nhà giáo, thầy cô vẫn giữ cho mình sự điềm tĩnh ánh màu cam chịu.
Nhưng con cũng biết rằng, các thầy cô sẽ không bao giờ thoả hiệp, vì các thầy cô vẫn luôn truyền dạy cho chúng con đứng về lẽ phải cùng với sự dũng cảm can trường.
Vì vậy, con vẫn luôn tin rằng các thầy cô sẽ có những phản hồi kịp thời cho lãnh đạo Bộ, để không bao giờ con phải nghĩ đến hình ảnh “con giun xéo lắm cũng quằn”.
Con thương thầy cô thật nhiều!
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)

214 giáo viên mất việc tại Hà Tĩnh: Bộ Nội vụ vào cuộc

Theo thông tin mới nhận được, sắp tới Bộ Nội vụ sẽ vào cuộc kiểm tra cụ thể về trường hợp 214 giáo viên mất việc tại Hà Tĩnh.

214 giáo viên mất việc tại Hà Tĩnh: Bộ Nội vụ vào cuộc
Thực hiện công văn số 4169/BNV-CCVC ngày 11/9/2015 của Bộ Nội vụ về việc chấm dứt hợp đồng đối với giáo viên, nội dung: “Qua một số phương tiện thông tin truyền thông đã phản ánh việc 214 giáo viên của hai đơn vị thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã bị chấm dứt hợp đồng lao động vào ngày 30/9/2015, gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống và tâm lý của các giáo viên, phát hiện có những dấu hiệu tiêu cực để có suất dạy hợp đồng tại các trường trên địa bàn này”, Sở Nội vụ Hà Tĩnh đã có báo cáo, giải trình chi tiết tới Bộ Nội vụ.
Triển khai văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp đã tổ chức họp với UBND huyện Kỳ Anh và UBND thị xã Kỳ Anh hướng dẫn quy trình chấm dứt hợp đồng, thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong việc chấm dứt hợp đồng; giải quyết chế độ cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng.

Dạy học thời nay: Giáo viên nơm nớp sợ... phụ huynh!

Không ít giáo viên chỉ vì sơ xuất, hay vi phạm lỗi đã nhận phải hình thức kỷ luật nặng, thậm chí không có cơ hội sửa sai vì bị sa thải.

Dạy học thời nay: Giáo viên nơm nớp sợ... phụ huynh!
Nỗi ám ảnh mang tên phụ huynh

Giáo viên mầm non: Những giây phút tủi thân ứa nước mắt

“Căn ke” cả giờ…đi vệ sinh; nghẹn lời khi nghe con nói “Con ước được mẹ đón về sớm”… là phút giây tủi thân đến ứa nước mắt của giáo viên mầm non…

Giáo viên mầm non: Những giây phút tủi thân ứa nước mắt
Sau khi được đăng tải, bài báo “Giáo viên mầm non đánh trẻ: Một người làm, hàng ngàn người chịu” đã được chia sẻ chóng mặt trên các diễn đàn dành cho giáo viên mầm non. Các giáo viên như được “cởi tấm lòng”, họ đã bày tỏ những ấm ức, dồn nén về áp lực trong suốt thời gian dài làm nghề giữ trẻ.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.