Hồi tưởng hình ảnh xót xa Bệnh viện Bạch Mai bị ném bom năm 1972

Hồi tưởng hình ảnh xót xa Bệnh viện Bạch Mai bị ném bom năm 1972

Cuộc tấn công khiến bệnh viện bị phá huỷ nặng nề. Nhiều khu nhà bị sập đã lấp kín một số hầm nơi nhiều bác sỹ, y tá... đang làm việc. 

Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ năm 1972, Bệnh viện Bạch Mai - cơ sở y tế thuộc trung ương lớn nhất miền Bắc lúc bấy giờ đã 4 lần bị máy bay Mỹ ném bom. Trận ném bom ngày 22/12/1972 là ác liệt nhất, gây ra những tổn thất nặng nề nhất về người và của. Ảnh: Mô hình  BV Bạch Mai bị bom Mỹ phá hủy năm 1972 được trưng bày tại Bảo tàng Công binh ở Hà Nội.
Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ năm 1972, Bệnh viện Bạch Mai - cơ sở y tế thuộc trung ương lớn nhất miền Bắc lúc bấy giờ đã 4 lần bị máy bay Mỹ ném bom. Trận ném bom ngày 22/12/1972 là ác liệt nhất, gây ra những tổn thất nặng nề nhất về người và của. Ảnh: Mô hình BV Bạch Mai bị bom Mỹ phá hủy năm 1972 được trưng bày tại Bảo tàng Công binh ở Hà Nội.
Trận ném bom này bắt đầu vào rạng sáng, khi những chiếc “pháo đài bay” B-52 của không quân Mỹ ném hơn 100 quả bom xuống bệnh viện. Tại thời điểm đó, có hơn 300 bệnh nhân nằm điều trị dưới các tầng hầm bệnh viện.
Trận ném bom này bắt đầu vào rạng sáng, khi những chiếc “pháo đài bay” B-52 của không quân Mỹ ném hơn 100 quả bom xuống bệnh viện. Tại thời điểm đó, có hơn 300 bệnh nhân nằm điều trị dưới các tầng hầm bệnh viện.
Cuộc tấn công khiến bệnh viện bị phá huỷ nặng nề. Nhiều khu nhà làm việc và phòng bệnh bị sập đã lấp kín một số hầm trong đó có nhiều bác sỹ, y tá, kỹ thuật viên, hộ lý, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Y khoa đang làm việc.
Cuộc tấn công khiến bệnh viện bị phá huỷ nặng nề. Nhiều khu nhà làm việc và phòng bệnh bị sập đã lấp kín một số hầm trong đó có nhiều bác sỹ, y tá, kỹ thuật viên, hộ lý, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Y khoa đang làm việc.
Dù việc tổ chức cứu sập, cấp cứu đã được tiến hành rất khẩn trương, kịp thời và tích cực, nhưng đã có 30 bác sĩ, y tá hy sinh, 22 người khác bị thương.
Dù việc tổ chức cứu sập, cấp cứu đã được tiến hành rất khẩn trương, kịp thời và tích cực, nhưng đã có 30 bác sĩ, y tá hy sinh, 22 người khác bị thương.
Ông Đỗ Doãn Đại, Giám đốc bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 1969 – 1982, nhân chứng trực tiếp của vụ ném bom hủy diệt hồi tưởng: "Bạch Mai khi ấy làm nhiệm vụ cấp cứu cho cả vùng phía Nam và các tỉnh từ Hà Nam về Hà Nội, vì vậy Mỹ đã đánh bom bệnh viện không chỉ để uy hiếp tinh thần cán bộ nhân viên mà còn cả người dân thủ đô".
Ông Đỗ Doãn Đại, Giám đốc bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 1969 – 1982, nhân chứng trực tiếp của vụ ném bom hủy diệt hồi tưởng: "Bạch Mai khi ấy làm nhiệm vụ cấp cứu cho cả vùng phía Nam và các tỉnh từ Hà Nam về Hà Nội, vì vậy Mỹ đã đánh bom bệnh viện không chỉ để uy hiếp tinh thần cán bộ nhân viên mà còn cả người dân thủ đô".
Dù bị hủy hoại nặng nề, chỉ sau 5 ngày khắc phục hậu quả, ổn định tổ chức, cán bộ toàn bệnh viện đã tiếp tục công tác cấp cứu nạn nhân bị thương nặng do bom Mỹ ném xuống Khâm Thiên và các khu vực khác ở Hà Nội trong những ngày đêm sau đó.
Dù bị hủy hoại nặng nề, chỉ sau 5 ngày khắc phục hậu quả, ổn định tổ chức, cán bộ toàn bệnh viện đã tiếp tục công tác cấp cứu nạn nhân bị thương nặng do bom Mỹ ném xuống Khâm Thiên và các khu vực khác ở Hà Nội trong những ngày đêm sau đó.
Sau trận ném bom ngày 22/12/1972, vào sáng 27/12/1972, máy bay Mỹ đã bắn một quả tên lửa và ném một quả bom cỡ lớn vào giữa khu vực trung tâm của bệnh viện, phá hủy Phòng Điều trị bệnh tim-mạch, bệnh tiêu hóa, bệnh hô hấp, bệnh thận, Phòng Hậu phẫu, Khoa Sản - Phụ, Phòng đẻ, Phòng mổ, Phòng Điều trị trẻ em...
Sau trận ném bom ngày 22/12/1972, vào sáng 27/12/1972, máy bay Mỹ đã bắn một quả tên lửa và ném một quả bom cỡ lớn vào giữa khu vực trung tâm của bệnh viện, phá hủy Phòng Điều trị bệnh tim-mạch, bệnh tiêu hóa, bệnh hô hấp, bệnh thận, Phòng Hậu phẫu, Khoa Sản - Phụ, Phòng đẻ, Phòng mổ, Phòng Điều trị trẻ em...
Cuộc tấn công này làm khoa Dược bị tàn phá nghiêm trọng, khoảng 3.000 chai huyết thanh, rất nhiều loại thuốc quý và máy móc, dụng cụ y tế... bị vỡ, nát, cháy, hỏng. Một bác sĩ và một công nhân hy sinh…
Cuộc tấn công này làm khoa Dược bị tàn phá nghiêm trọng, khoảng 3.000 chai huyết thanh, rất nhiều loại thuốc quý và máy móc, dụng cụ y tế... bị vỡ, nát, cháy, hỏng. Một bác sĩ và một công nhân hy sinh…
Cho đến tận ngày 27/1/1973, khi Hiệp định Paris đuợc ký kết, hòa bình lập lại ở miền Bắc, các bộ phận ở nơi sơ tán của Bệnh viện Bạch Mai mới được lệnh chuyển tất cả phương tiện, máy móc trở về Hà Nội, từng bước ổn định mọi công việc hoạt động bình thường. Năm 1974, Bệnh viện Bạch Mai được sửa chữa và xây dựng lại.
Cho đến tận ngày 27/1/1973, khi Hiệp định Paris đuợc ký kết, hòa bình lập lại ở miền Bắc, các bộ phận ở nơi sơ tán của Bệnh viện Bạch Mai mới được lệnh chuyển tất cả phương tiện, máy móc trở về Hà Nội, từng bước ổn định mọi công việc hoạt động bình thường. Năm 1974, Bệnh viện Bạch Mai được sửa chữa và xây dựng lại.
Một đài tưởng niệm các y bác sĩ hi sinh và tấm bia căm thù giặc Mỹ đã đuợc xây dựng tại khuôn viên bệnh viện Bạch Mai như một chứng tích về sự tàn bạo trong lịch sử chiến tranh bằng không quân trên thế giới.
Một đài tưởng niệm các y bác sĩ hi sinh và tấm bia căm thù giặc Mỹ đã đuợc xây dựng tại khuôn viên bệnh viện Bạch Mai như một chứng tích về sự tàn bạo trong lịch sử chiến tranh bằng không quân trên thế giới.

GALLERY MỚI NHẤT