Ảnh vô giá gợi nhớ ký ức “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

Ảnh vô giá gợi nhớ ký ức “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

Bảo tàng Chiến thắng B52 ở Hà Nội lưu trữ, trưng bày nhiều hình ảnh tư liệu, hiện vật... góp phần giáo dục cho các thế hệ hôm nay và mai sau những giá trị lịch sử của Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Vào ngày 11/12, nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (1972 - 2022), Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức lễ khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Bảo tàng Chiến thắng B52 ở số 157 phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Hà Nội mới.
Vào ngày 11/12, nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (1972 - 2022), Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức lễ khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Bảo tàng Chiến thắng B52 ở số 157 phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Hà Nội mới.
Phát biểu tại buổi lễ, Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội khẳng định, Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 thể hiện đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam; khẳng định chân lý, khát vọng “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đó là chiến thắng của sức mạnh chính trị, tinh thần đoàn kết dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam với ý chí quyết đánh, dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Ảnh: Hà Nội mới.
Phát biểu tại buổi lễ, Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội khẳng định, Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 thể hiện đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam; khẳng định chân lý, khát vọng “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đó là chiến thắng của sức mạnh chính trị, tinh thần đoàn kết dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam với ý chí quyết đánh, dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Ảnh: Hà Nội mới.
   Việc cải tạo, nâng cấp Bảo tàng Chiến thắng B.52 nhằm đánh giá, tôn vinh, lưu trữ có hệ thống những giá trị vô giá, góp phần giáo dục cho các thế hệ hôm nay và mai sau những giá trị lịch sử của Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”; củng cố niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Ảnh: Các đại biểu tham quan Bảo tàng Chiến thắng B.52. Nguồn: Hà Nội mới.

Việc cải tạo, nâng cấp Bảo tàng Chiến thắng B.52 nhằm đánh giá, tôn vinh, lưu trữ có hệ thống những giá trị vô giá, góp phần giáo dục cho các thế hệ hôm nay và mai sau những giá trị lịch sử của Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”; củng cố niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Ảnh: Các đại biểu tham quan Bảo tàng Chiến thắng B.52. Nguồn: Hà Nội mới.
Bảo tàng là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý giá, gợi nhớ ký ức không thể nào quên về 12 ngày đêm của "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không". Trong ảnh là ga Hàng Cỏ ở thủ đô Hà Nội bị phá sập do máy bay Mỹ dội bom phá hủy ngày 21/12/1972.
Bảo tàng là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý giá, gợi nhớ ký ức không thể nào quên về 12 ngày đêm của "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không". Trong ảnh là ga Hàng Cỏ ở thủ đô Hà Nội bị phá sập do máy bay Mỹ dội bom phá hủy ngày 21/12/1972.
Bức ảnh lịch sử ghi dấu thời điểm nhiều ngôi nhà ở phố Khâm Thiên, Hà Nội bị máy bay B-52 của Mỹ ném bom tàn phá ngày 26/12/1972.
Bức ảnh lịch sử ghi dấu thời điểm nhiều ngôi nhà ở phố Khâm Thiên, Hà Nội bị máy bay B-52 của Mỹ ném bom tàn phá ngày 26/12/1972.
Trong ảnh là bệnh viện Bạch Mai bị máy bay B-52 ném bom tàn phá rạng sáng ngày 22/12/1972.
Trong ảnh là bệnh viện Bạch Mai bị máy bay B-52 ném bom tàn phá rạng sáng ngày 22/12/1972.
Trong ảnh là ga Hàng Cỏ - ga tàu hỏa lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam bị bom đạn của Mỹ tàn phá tháng 12/1972.
Trong ảnh là ga Hàng Cỏ - ga tàu hỏa lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam bị bom đạn của Mỹ tàn phá tháng 12/1972.
Trong ảnh một người dân đứng trước ngôi nhà ở phố Khâm Thiên bị máy bay B-52 dội bom, tàn phá đêm ngày 26/12/1972.
Trong ảnh một người dân đứng trước ngôi nhà ở phố Khâm Thiên bị máy bay B-52 dội bom, tàn phá đêm ngày 26/12/1972.
Máy bay chiến lược B-52 của Mỹ ném bom ở Hà Nội tháng 12/1972.
Máy bay chiến lược B-52 của Mỹ ném bom ở Hà Nội tháng 12/1972.
Trong 12 ngày đêm (từ ngày 18 - 30/12/1972), Không quân Mỹ mở chiến dịch không quân qui mô chưa từng có trong lịch sử chiến tranh ở Đông Dương, dùng máy bay chiến lược B-52 ném bom vào Hà Nội, Hải Phòng... Trong ảnh là bản đồ các khu vực Mỹ đánh phá trong đợt tập kích chiến lược bằng B-52 vào Hà Nội từ ngày 18 - 29/12/1972.
Trong 12 ngày đêm (từ ngày 18 - 30/12/1972), Không quân Mỹ mở chiến dịch không quân qui mô chưa từng có trong lịch sử chiến tranh ở Đông Dương, dùng máy bay chiến lược B-52 ném bom vào Hà Nội, Hải Phòng... Trong ảnh là bản đồ các khu vực Mỹ đánh phá trong đợt tập kích chiến lược bằng B-52 vào Hà Nội từ ngày 18 - 29/12/1972.
Trước tình thế đó, quân và dân miền Bắc đã tiến hành Chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng, đánh bại cuộc tập kích của Mỹ. Trong ảnh là máy bay Mỹ ném bom thủ đô Hà Nội cuối năm 1972.
Trước tình thế đó, quân và dân miền Bắc đã tiến hành Chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng, đánh bại cuộc tập kích của Mỹ. Trong ảnh là máy bay Mỹ ném bom thủ đô Hà Nội cuối năm 1972.
Kết quả là quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B-52, làm nên Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không". Hình ảnh máy bay chiến thuật Mỹ quần thảo trên bầu trời Hà Nội năm 1972.
Kết quả là quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B-52, làm nên Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không". Hình ảnh máy bay chiến thuật Mỹ quần thảo trên bầu trời Hà Nội năm 1972.
Chiến thắng này của quân và dân miền Bắc buộc chính quyền Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom đánh phá miền Bắc và ký Hiệp định Paris, rút hết quân viễn chinh về nước, góp phần tạo bước ngoặt quyết định và thời cơ chiến lược để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta nỗ lực đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn. Trong ảnh là tàu sân bay của Mỹ.
Chiến thắng này của quân và dân miền Bắc buộc chính quyền Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom đánh phá miền Bắc và ký Hiệp định Paris, rút hết quân viễn chinh về nước, góp phần tạo bước ngoặt quyết định và thời cơ chiến lược để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta nỗ lực đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn. Trong ảnh là tàu sân bay của Mỹ.
Xác máy bay B-52 được trưng bày trong Bảo tàng Chiến thắng B52.
Xác máy bay B-52 được trưng bày trong Bảo tàng Chiến thắng B52.
Cận cảnh mảnh xác máy bay B52 - "pháo đài bay" của Không quân Mỹ bị bắn rơi tại Hà Nội năm 1972.
Cận cảnh mảnh xác máy bay B52 - "pháo đài bay" của Không quân Mỹ bị bắn rơi tại Hà Nội năm 1972.
Trong 12 ngày đêm (từ ngày 18 - 30/12/1972), bệ phóng tên lửa SAM-2 của ta góp phần tiêu diệt nhiều máy bay B-52 của Mỹ. Tuy nhiên, vào những ngày cao điểm của chiến dịch, nhiều tiểu đoàn tên lửa rơi vào tình trạng khan hiếm đạn tên lửa SAM-2 để tiêu diệt "pháo đài bay" B-52 của địch.
Trong 12 ngày đêm (từ ngày 18 - 30/12/1972), bệ phóng tên lửa SAM-2 của ta góp phần tiêu diệt nhiều máy bay B-52 của Mỹ. Tuy nhiên, vào những ngày cao điểm của chiến dịch, nhiều tiểu đoàn tên lửa rơi vào tình trạng khan hiếm đạn tên lửa SAM-2 để tiêu diệt "pháo đài bay" B-52 của địch.
Để giải quyết tình huống này, chỉ huy các trung đoàn liên tục nhắc nhở, yêu cầu các kíp chiến đấu: “Khách đến còn nhiều, chú ý tiết kiệm gạo”. Bộ đội tên lửa phải chắt chiu, xác định thật kỹ mục tiêu mới nhấn nút nhả đạn từng phát một, nhưng hiệu suất chiến đấu vẫn rất hiệu quả. Thêm nữa, Quân chủng Phòng không-Không quân đã nghiên cứu tìm cách tăng hạn, kéo dài tuổi thọ cho từng quả đạn tên lửa SAM-2 bằng “quy trình lắp ráp ngược”.
Để giải quyết tình huống này, chỉ huy các trung đoàn liên tục nhắc nhở, yêu cầu các kíp chiến đấu: “Khách đến còn nhiều, chú ý tiết kiệm gạo”. Bộ đội tên lửa phải chắt chiu, xác định thật kỹ mục tiêu mới nhấn nút nhả đạn từng phát một, nhưng hiệu suất chiến đấu vẫn rất hiệu quả. Thêm nữa, Quân chủng Phòng không-Không quân đã nghiên cứu tìm cách tăng hạn, kéo dài tuổi thọ cho từng quả đạn tên lửa SAM-2 bằng “quy trình lắp ráp ngược”.
Mời độc giả xem video: Điện Biên phủ trên không - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại. Nguồn: VNEWS - Truyền hình Thông tấn.

GALLERY MỚI NHẤT