Học viện Talentedge bị tố lừa đảo: Giám đốc chối chức vụ?

(Kiến Thức) - Ký tên, đóng dấu vào hàng loạt giấy tờ quan trọng nhưng ông Mai Văn Mạnh khăng khăng mình không phải Giám đốc Học viện Talentedge bị tố lừa đảo.

Học viện Talentedge bị tố lừa đảo: Giám đốc chối chức vụ?
Chỉ là đối tác cho thuê địa điểm nhưng ông Mai Văn Mạnh, Chủ tịch Công ty Cổ phần công nghệ Infotech Việt Nam đã ký vào hàng loạt giấy tờ với chức danh giám đốc Học viện CNTT Quốc tế Talentedge - Ấn Độ.
Ký khống hàng loạt giấy tờ
Tại tầng 6 tòa nhà Viện Âm nhạc Việt Nam, khu đô thị mới Mỹ Đình – nơi mà trước đây là trụ sở của Học viện Talentedge – Ấn Độ, chúng tôi đã làm việc với ông Mai Văn Mạnh, người mà các sinh viên tố cáo là Giám đốc học viện. Tuy nhiên, ông Mạnh khẳng định, ông không phải là Giám đốc mà chỉ là đối tác cho học viện thuê lại mặt bằng mà thôi.
Ông Mạnh cũng cho biết, Học viện Talentedge đã chuyển đi đâu đó. Ông chỉ là đối tác cho thuê mặt bằng nên ông không quan tâm đến điều đó. Tuy nhiên, chúng tôi đã đưa ra hàng loạt bằng chứng chứng tỏ ông Mai Văn Mạnh là giám đốc.
Một là bảng điểm học tập; hai là cam kết hỗ trợ việc làm; ba là giấy chứng nhận hệ thống đào tạo CNTT Quốc tế KaRrox – Talentedge; bốn là giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. Cả bốn loại giấy tờ này đều có con dấu và chữ ký chứng minh ông Mạnh là giám đốc.
Tuy nhiên, ông Mạnh lại chối quanh chối quẩn. Ông không thừa nhận mình là Giám đốc học viện, mà chỉ nhận là Chủ tịch Cty cổ phần công nghệ Infotech Việt Nam và là đối tác cho học viện thuê mặt bằng.
Hoc vien Talentedge bi to lua dao: Giam doc choi chuc vu?
Ông Mạnh thừa nhận mình không phải là giám đốc học viện và nhận sai khi ký xác nhận vào các giấy tờ. 
Tôi nhận tôi sai hoàn toàn
Không phải là Giám đốc học viện nhưng lại ký và đóng dấu vào các giấy tờ xác nhận cho sinh viên, giải thích về việc này, ông Mai Văn Mạnh nói: "Tôi nể sinh viên nên tôi ký. Tôi ký như vậy là sai. Tôi nhận tôi sai hoàn toàn".
Tuy nhiên, trong đơn gửi Báo, sinh viên Phạm Minh Phương và Nguyễn Như Ngọc khẳng định, ông Mai Văn Mạnh là Giám đốc học viện chứ không đơn giản là đối tác cho thuê mặt bằng.
Câu hỏi đặt ra là, nếu không là giám đốc thì ông Mai Văn Mạnh lấy đâu ra con dấu để chứng thực cho sinh viên? Tại sao Học viện Talentedge lại để cho ông Mạnh giữ con dấu?
Chưa kể ông Mạnh còn đi ký bừa vào các giấy tờ quan trọng thì tại sao cho đến nay, các cơ quan chức năng không vào cuộc xử lý nghiêm khắc. Còn nếu thực sự ông Mai Văn Mạnh là Giám đốc học viện nhưng lại không dám thừa nhận với báo chí, thì chắc hẳn bên trong có những uẩn khúc khuất tất cần các cơ quan chức năng điều tra, xử lý và đem lại quyền lợi chính đáng cho sinh viên.
Thời gian qua, báo chí cũng đã phanh phui một số “lò” liên kết đào tạo “chui” với các đối tác nước ngoài, khiến học viên tiền mất tật mang. Trước những khuất tất trong vụ việc này, đề nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc làm rõ. Tòa soạn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vụ việc này.

Lừa đảo đội lốt cô giáo

(Kiến Thức) - Lợi dụng danh nghĩa nhà giáo, từ năm 2007 đến tháng 5/2011, Nguyễn Minh Hà lừa đảo tài sản thông qua việc làm giả hồ sơ, giấy tờ bán đất nền. 

Lừa đảo đội lốt cô giáo
Bị cáo Nguyễn Minh Hà (SN 1967, ngụ tại quận Bình Thạnh, TP HCM) nguyên là cô giáo dạy bộ môn lớp 5, trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện, quận Bình Thạnh đã
 Bị cáo Nguyễn Minh Hà (SN 1967, ngụ tại quận Bình Thạnh, TP HCM) nguyên là cô giáo dạy bộ môn lớp 5, trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện, quận Bình Thạnh đã
Để thực hiện kế hoạch, thị tìm cách tiếp cận phụ huynh học sinh thông qua nhiều hình thức như cho tặng đồng phục, sách vở... nhằm tạo lòng tin. Có được sự tin tưởng của nhiều người, thị đã tạo ra các hợp đồng đầu tư nhà giả được ký kết giữa mình với Công ty Xây dựng Thương mại Bình Thạnh, Công ty Phát triển nhà ở Bình Thạnh. Không dừng lại ở đó, mánh khóe lừa đảo của thị rất tinh ranh khi làm giả hóa đơn tài chính để khẳng định mình có cổ phần trong dự án, nhằm dễ dàng kêu gọi đầu tư, góp vốn... sau đó bán cho những người quen. Nhận tiền cọc, hứa hẹn, rồi chây lì là cách lừa đảo của thị Hà. Liên tục trong 4 năm ròng với chiêu lừa như trên, thị đã chiếm đoạt tiền đặt cọc của 18 bị hại với tổng số tiền hơn 16 tỷ đồng.

“Đội lốt” Học viện Quốc tế lừa tiền học viên

(Kiến Thức) - Mấy tháng nay, nhiều sinh viên của Học viện Công nghệ thông tin Quốc tế Talentedge (tại Hà Nội) dở khóc dở cười vì không tìm được giáo viên phụ trách... 

“Đội lốt” Học viện Quốc tế lừa tiền học viên
Hàng loạt sinh viên của Học viện Công nghệ thông tin Quốc tế Talentedge thuộc hệ thống đào tạo CNTT Quốc tế KaRrox Ấn Độ tại Việt Nam “dính quả đắng” khi học 3 năm nhưng không có bằng. Thậm chí, muốn lấy bằng nhưng không biết lấy ở đâu. 
Thầy giáo mất hút

Lần theo đường dây lừa đảo ở Học viện Talentedge Việt Nam

(Kiến Thức) - Địa chỉ đào tạo mù mờ, dăm lần bảy lượt chuyển địa điểm khiến không ít sinh viên của Học viện Công nghệ thông tin Quốc tế Talentedge Việt Nam khốn đốn. 

Lần theo đường dây lừa đảo ở Học viện Talentedge Việt Nam
Địa chỉ đào tạo mù mờ, dăm lần bảy lượt chuyển địa điểm đã khiến không ít sinh viên của Học viện CNTT Quốc tế Talentedge Việt Nam khốn đốn. Nhưng đáng nói hơn, học viện còn cho sinh viên “treo” bằng và giải tán không lý do.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.