“Đội lốt” Học viện Quốc tế lừa tiền học viên

(Kiến Thức) - Mấy tháng nay, nhiều sinh viên của Học viện Công nghệ thông tin Quốc tế Talentedge (tại Hà Nội) dở khóc dở cười vì không tìm được giáo viên phụ trách... 

“Đội lốt” Học viện Quốc tế lừa tiền học viên
Hàng loạt sinh viên của Học viện Công nghệ thông tin Quốc tế Talentedge thuộc hệ thống đào tạo CNTT Quốc tế KaRrox Ấn Độ tại Việt Nam “dính quả đắng” khi học 3 năm nhưng không có bằng. Thậm chí, muốn lấy bằng nhưng không biết lấy ở đâu. 
Thầy giáo mất hút
Mấy tháng nay, nhiều sinh viên của Học viện Công nghệ thông tin Quốc tế Talentedge (tại Hà Nội) dở khóc dở cười vì không tìm được giáo viên phụ trách và ban giám hiệu nhà trường. Đến trung tâm thì biển hiệu vẫn còn đó, nhưng người cho thuê mặt bằng thì bảo, trung tâm đã giải tán từ lâu rồi.
Sinh viên Phạm Minh Phương học chuyên ngành “chuyên viên quản trị và bảo mật mạng” cho biết: “Bọn em nhập học từ năm 2011, theo thông báo thì thời gian học chỉ 2 năm, nhưng xong 2 năm thì trung tâm lại kéo dài thêm một năm nữa. Đến năm 2014 thì hoàn tất nhưng đến bây giờ trung tâm giải tán. Không ai biết giáo viên đi đâu mất rồi”.
Theo sinh viên Phương, thời gian đào tạo được chia ra làm 4 kỳ với tổng số tiền học phí là 28 triệu đồng chưa kể tiền phát sinh. Thời gian này, Học viện KaRrox Ấn Độ có địa chỉ tại 239 Cầu Giấy (Hà Nội), nhưng sau đó không hiểu vì lý do gì mà các sinh viên phải chuyển sang địa điểm mới số 18 Nguyễn Chí Thanh để học tập.
“Doi lot” Hoc vien Quoc te lua tien hoc vien
 4 kỳ học, mất gần 30 triệu đồng học phí nhưng không biết lấy bằng ở đâu. 
Đổi tên, gia hạn và lại… chuyển
Theo đơn gửi Báo KH&ĐS, một số sinh viên trường Học viện Công nghệ thông tin Quốc tế Talentdge cho biết, tên trường bị đổi từ KaRrox thành Talentedge sau khi chuyển ra 18 Nguyễn Chí Thanh. Toàn bộ hồ sơ và con dấu được thay đổi, đồng thời hồ sơ sinh viên bị nhà trường giữ không chịu trả.
“Họ gia hạn thời gian học của chúng tôi thêm một năm rồi lại chuyển địa điểm tới tòa nhà Viện Âm nhạc Việt Nam tại khu đô thị mới Mỹ Đình, đường Mễ Trì (Từ Liêm). Thời gian ở địa điểm mới này, lãnh đạo học viện lại xảy ra tranh chấp với nhau. Và kết quả là nhà trường cho sinh viên nghỉ 2 tháng với lý do nâng cấp, sửa chữa mạng lưới điện”, sinh viên Phương cho hay.
Sinh viên Nguyễn Như Ngọc cho biết: “Trước và trong khi nhập học, nhà trường hứa với chúng tôi rất nhiều điều tốt đẹp. Nào là cơ sở tốt nhất, đào tạo chuyên nghiệp tiến bộ nhất, rồi khi ra trường sẽ được giới thiệu việc làm, lương cao... Tuy nhiên, đến bây giờ chúng tôi đã học xong cả năm trời mà không lấy được bằng. Mà có muốn lấy cũng không biết lấy ở đâu vì nhà trường đã giải tán”.
Liệu có phải Học viện CNTT Quốc tế Talentedge “treo đầu dê, bán thịt chó”, thậm chí “đội lốt” học viện Quốc tế để lừa đảo sinh viên, thu tiền tuyển sinh trái pháp luật? Chúng tôi sẽ tiếp tục về vấn đề này.

Xác minh vụ cô giáo lừa HS làm “gái massage“

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản chỉ đạo UBND huyện Hà Trung xác minh, làm rõ thông tin nghi án cô giáo lừa học sinh đi làm gái massage mà báo chí phản ánh.

Xác minh vụ cô giáo lừa HS làm “gái massage“
Trong những ngày qua, trên phương tiện thông tin báo chí có phản ánh vụ việc tại xã Hà Bình, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) xảy ra nghi án một cô giáo lừa học sinh của mình đi làm gái massage khiến cho nạn nhân và người nhà học sinh vô cùng bức xúc, đồng thời gây xôn xao dư luận.
Em P (bên phải) đang kể lại sự việc cho phóng viên. Ảnh: VietNamNet.
 Em P (bên phải) đang kể lại sự việc cho phóng viên. Ảnh: VietNamNet.

Đề bài mở là một kiểu đánh lừa học sinh

(Kiến Thức) - Đề bài có một câu: "Hãy nêu quan điểm của em về...". Cô bé nghĩ đây là đề bài mở nên nhiệt tình ghi hết những suy nghĩ của mình. Vậy mà phần đó cô giáo không cho điểm. 

Đề bài mở là một kiểu đánh lừa học sinh
Cô bé ấm ức mang bài lên hỏi lại, thì cô giáo bảo phần quan điểm của em không đúng như trong sách!
Tôi thấy thật vô lý. Nếu đã hỏi như thế, học sinh phải nêu ra những suy nghĩ của mình về vấn đề đó, có thể không giống quan điểm của sách giáo khoa hay của cô giáo và giáo viên phải biết chấp nhận sự khác biệt đó, phải căn cứ vào những kiến thức, những lập luận của học trò mà chấm điểm. Chứ nếu đã hỏi quan điểm của học sinh mà lại bắt ghi đúng như trong sách thì hoá ra đó là một kiểu đánh lừa.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Tôi nhớ đến một trong những tính xấu của người Việt Nam mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra đó là nói sau lưng. Chúng ta lên án thói xấu này làm như nó là bản chất của người Việt, sinh ra đã có sẵn trong máu rồi. Nhưng thực ra nó là một tính cách được hình thành nên từ những kinh nghiệm sống. Hay nói cách khác đó là lỗi của người nghe, người ta không thích nghe người khác chê trước mặt mình (dù mình có nhiều điểm đáng chê trách thật). Mà không nói được lúc này thì người ta nói lúc khác, không nói trước mặt thì người ta nói sau lưng. 

Tận mục bãi tập kết gỗ vụ chặt cây xanh ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Bên trong nơi tập kết gỗ từ vụ chặt cây xanh ở Hà Nội, có những cây xà cừ lớn vài người ôm, nằm lăn lóc trên đất.

Tận mục bãi tập kết gỗ vụ chặt cây xanh ở Hà Nội
Tan muc bai tap ket go vu chat cay xanh o Ha Noi
Ghi nhận của PV Kiến Thức ở vườn cây xanh của Công ty cây xanh Hà Nội, bên đường K2, cách đường Hồ Tùng Mậu khoảng 500m, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội có hàng trăm khối gỗ được chặt từ các cây xanh mang về đây tập kết.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.