Học sinh nhiều trường tạm dừng đến lớp vì dịch Covid-19

Với khoảng 1.000 học sinh là F0, F1, 50% giáo viên mắc Covid-19, trường THCS - THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) quyết định cho học sinh tiếp tục học online.

Học sinh nhiều trường tạm dừng đến lớp vì dịch Covid-19

Trước đó, trường THCS - THPT Lương Thế Vinh cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 chuyển sang học trực tuyến trong 3 ngày 21, 22 và 23/2 vì thời tiết xấu.

Sau đó, trường hủy kế hoạch cho học sinh trở lại học trực tiếp từ ngày 24/2 do số lượng học sinh và giáo viên mắc Covid-19 tăng nhanh. Dự kiến, ngày 28/2, trường mở cửa trở lại. Song một lần nữa, trường "quay xe" vì dịch bệnh.

Hoc sinh nhieu truong tam dung den lop vi dich Covid-19

Học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trường Marie Curie tại Mỹ Đình chuyển sang học trực tuyến từ ngày 28/2. Ảnh: Marie Curie Hanoi School.

Cho học sinh học trực tuyến để đảm bảo an toàn

Trao đổi với Zing, cô Văn Thùy Dương, Phó hiệu trưởng trường THCS - THPT Lương Thế Vinh, cho hay trường thường xuyên cập nhật số ca mắc Covid-19 trong học sinh, giáo viên.

Đến nay, toàn trường (2 cơ sở Cầu Giấy và Thanh Trì) có khoảng 500 học sinh mắc Covid-19. Nếu tính cả số em là F1, con số này lên đến hơn 1.000 em. Ngoài ra, 50% cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiễm SARS-CoV-2.

"Nhiều lớp có 27 học sinh thuộc diện F1, F0. Lớp có số học sinh nhiễm bệnh ít, thầy cô lại bị nhiều nên nhiều tiết, học sinh đến lớp nhưng phải học online. Nếu đi học, một lớp sẽ phải dạy cả trực tiếp lẫn trực tuyến. Thầy cô đã gồng mình, nay tiếp tục căng thẳng", cô Văn Thùy Dương chia sẻ.

Trước tình hình như vậy, trường THCS - THPT Lương Thế Vinh quyết định cho học sinh tiếp tục học online. Theo cô Dương, trường sẽ thông báo cho học sinh đến trường khi thấy đủ an toàn cho các con.

Trong ngày 26/2, trường Marie Curie cũng ra thông báo cho toàn bộ học sinh các khối lớp 7, 8, 9, 10, 11, 12 tại cơ sở Mỹ Đình chuyển sang học trực tuyến tại nhà từ ngày 28/2 đến hết ngày 5/3.

Quyết định này được đưa ra do phường Mỹ Đình 1 ở cấp độ 3 (vùng cam), nguy cơ cao theo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 của UBND thành phố Hà Nội hôm 25/2.

Căn cứ đánh giá cấp độ dịch của thành phố vào cuối tuần sau (ngày 4/3), nhà trường sẽ quyết định hình thức học của học sinh các khối lớp nói trên cho thời gian sau đó.

Tại trường Tiểu học - THCS - THPT Nguyễn Siêu (Cầu Giấy, Hà Nội), học sinh cũng tiếp tục học trực tuyến.

Thông tin từ nhà trường cho hay trường vừa thực hiện khảo sát. Kết quả, trên 80% cha mẹ học sinh chưa muốn con trở lại trường trong tình hình dịch bệnh như hiện nay.

Phụ huynh có con học tại trường TH School chia sẻ theo nguyện vọng của hầu hết cha mẹ học sinh, trường đã quyết định chuyển sang phương thức dạy học trực tuyến. Riêng các lớp 11, 12 dự kiến trở lại trường từ ngày 7/3.

Hoc sinh nhieu truong tam dung den lop vi dich Covid-19-Hinh-2

Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh tiếp tục cho học sinh học trực tuyến khi số ca F0, F1 trong trường lên đến hơn 1.000 người. Ảnh: THCS - THPT Lương Thế Vinh cơ sở Cầu Giấy.

Cân nhắc việc dạy học trực tiếp khi dịch căng thẳng

Cô Văn Thùy Dương thừa nhận các con vẫn có nhu cầu gặp gỡ, giáo dục toàn diện là cần thiết. Trường cũng ủng hộ chủ trương mở cửa trở lại trường học một cách an toàn, thận trọng, sớm nhất có thể.

Tuy nhiên, từ thực tế số ca mắc Covid-19 trong học sinh Lương Thế Vinh tăng cao sau 10 ngày dạy học tập trung cùng với khó khăn khi dạy học song song trực tiếp, trực tuyến, cô cho rằng "không nhất thiết phải ngay và luôn đưa các con đến trường".

Bên cạnh đó, phó hiệu trưởng trường Lương Thế Vinh cho rằng nên giao quyền quyết định cho các trường, đặc biệt trường ngoài công lập.

"Các trường muốn cho học sinh đi học. Song việc mở cửa trở lại học trực tiếp phải cân nhắc vì khi xuất hiện lây nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng giáo viên đứng lớp chứ không riêng học sinh, cùng với đó là khả năng xử lý tình huống y tế của từng trường để khống chế, kiểm soát mức độ lây lan", cô nêu quan điểm.

Vì vậy, cô mong thay vì chỉ đạo đồng loạt, cơ quan quản lý chỉ nên ra các khuyến cáo để trường làm căn cứ, quyết định cho học sinh đến lớp khi xác định đủ an toàn cho các con.

Cô cho biết thêm khi học sinh học online, trường sẽ dành thời gian hè để củng cố kiến thức, đảm bảo chất lượng dạy học.

Trong khi đó, cô T.N., giáo viên một trường THCS ở Hà Nội, cũng mong muốn các trường công lập được tạm thời chuyển sang dạy học online.

Cô cho biết hiện tại, nơi cô công tác có rất nhiều học sinh, giáo viên mắc Covid-19. Do không đủ người dạy thay, thầy cô nhiễm nCoV vẫn phải dạy trực tuyến tại nhà dẫn đến cảnh dở khóc dở cười khi học sinh mang điện thoại đến lớp để học online.

Cô đánh giá nhìn chung, phương pháp dạy song song online và offline có rất nhiều bất tiện, không đạt hiệu quả cao, thậm chí không bằng dạy trực tuyến 100%. Bên cạnh đó, khi học sinh đến trường, phát sinh ca mắc Covid-19, chi phí xét nghiệm nhanh tăng lên đối với cả trường lẫn gia đình các em.

Các nước tổ chức đua F1 từ nguồn kinh phí nào?

(Kiến Thức) - Giải đua F1 được tổ chức tại nhiều nước trên thế giới. Kinh phí đầu tư cho giải đua F1 được dư luận quan tâm. Trong khi tại Việt Nam, kinh phí sẽ được lấy từ nguồn vốn xã hội hóa thì một số nước như Đức, Bỉ, Mỹ chính quyền can thiệp và hỗ trợ trực tiếp.

Các nước tổ chức đua F1 từ nguồn kinh phí nào?
Những ngày qua, dư luận Việt Nam hết sức quan tâm trước những thông tin về việc thủ đô Hà Nội sẽ là địa điểm tổ chức chặng đua F1 (Formula 1) đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2020 kéo dài trong 10 năm tại khu vực Mỹ Đình.

Video: Nữ sinh lớp 7 ở Nghệ An bị bạn học bắt quỳ gối, đánh liên tiếp vào mặt 'cho thành nếp'

Đoạn clip dài gần 3 phút cho thấy, một nữ sinh bị 3 bạn nữ khác vây bắt quỳ gối và thay nhau tát vào mặt dù nạn nhân liên tục nói xin lỗi. Ba nữ sinh này còn trao đổi thay nhau quay clip để ai cũng được đánh. "Mỗi đứa tát một cái... thành nếp coi...", một nữ sinh tham gia đánh bạn nói trong clip.

Video: Nữ sinh lớp 7 ở Nghệ An bị bạn học bắt quỳ gối, đánh liên tiếp vào mặt 'cho thành nếp'
Mời quý độc giả xem video: Nữ sinh lớp 7 ở Nghệ An bị bạn học bắt quỳ gối, đánh liên tiếp vào mặt 'cho thành nếp'

Chuyên gia: Hủy F1 là đúng đắn để không đi ngược lợi ích người dân

PGS.TS Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, quyết định hủy chặng đua Công thức 1 tại Việt Nam năm 2020 tại thời điểm hiện nay là sáng suốt và vì lợi ích lâu dài. 

Chuyên gia: Hủy F1 là đúng đắn để không đi ngược lợi ích người dân
Chuyen gia: Huy F1 la dung dan de khong di nguoc loi ich nguoi dan
 
Thay đổi ưu tiên là lựa chọn sống còn

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.