Hoàng Thái Cực và bí ẩn ly kỳ trong địa đạo ở Thanh Chiêu lăng

Hoàng Thái Cực là vị hoàng đế sáng lập Thanh triều trong lịch sử Trung Quốc ẩn chứa vô vàn bí ẩn "chấn động" về con người, sự nghiệp cũng như lăng mộ.

Hoàng Thái Cực là ai?

Triều đại nhà Thanh là triều đại cuối cùng của thời kỳ phong kiến Trung Quốc và cũng là triều đại được hậu thế quan tâm nhất. Vậy người sáng lập ra Thanh triều thịnh thế - Hoàng Thái Cực là ai?

Hoàng Thái Cực (1592 – 1643), là vị Đại hãn thứ hai của nhà Hậu Kim, đồng thời cũng là người sáng lập triều đại nhà Thanh hưng thịnh thời phong kiến Trung Quốc. Do Hoàng Thái Cực khai sinh ra Đại Thanh và dùng niên hiệu Sùng Đức suốt 16 năm trị nên hậu thế đều gọi ông là Sùng Đức Đế.

Ông là con trai của thủ lĩnh tộc Nữ Chân - Nỗ Nhĩ Cáp Xích và thê thiếp là Diệp Hách Na Lạp Mạnh Cổ Triết Triết. Năm 1603, Nỗ Nhĩ Cáp Xích tấn công bộ tộc Diệp Hách Na Lạp, mẹ Hoàng Thái Cực chết vì uất hận khi ông mới 10 tuổi.

Ngay từ lúc niên thiếu, Hoàng Thái Cực đã được theo cha và các huynh đệ khác thân chinh thảo phạt các bộ tộc ở khu vực đông bắc. Với sự thông minh, uyên bác và cơ trí của mình, Hoàng Thái Cực nhanh chóng trở nên nổi bật và được vua cha tin cậy phong làm Tứ Bối lặc, giữ nhiệm vụ chỉ huy Chính bạch kỳ trong Bát kỳ Nữ Chân.

Hoang Thai Cuc va bi an ly ky trong dia dao o Thanh Chieu lang

Bởi vì trước khi quy tiên, Nỗ Nhĩ Cáp Xích vẫn chưa kịp để lại ý chỉ về người kế vị nên ngôi vua còn trống trở thành cuộc tranh chấp "anh sống tôi chết" giữa những người con trai của ông đặc biệt là giữa A Tế Cách – con trai thứ 12 và Hoàng Thái Cực.

Bằng các thủ pháp thỏa hiệp và kế hoạch thâm sâu của mình, Hoàng Thái Cực nhanh chóng tranh thủ được ủng hộ của triều thần và một vài huynh đệ khác để lên ngôi Hãn. Lúc này ông tuyên bố sẽ kế vị sự nghiệp chinh phục nhà Minh, đưa ra lời thề sẽ trả thù cho cha và đặt niên hiệu mới là Thiên Thông.

Sự nghiệp lẫy lừng của Hoàng Thái Cực

Sau khi lên ngôi Đại hãn, Hoàng Thái Cực không thể tự chuyên quyền được, chỉ nắm quyền lực như một Kỳ chủ. Thế nên để củng cố ngôi vị độc tôn, ông đã lần lượt loại trừ những người có nguy cơ đe dọa đến vị trí quân chủ của mình.

1. Ép chết A Ba Hợi và đoạt binh A Tế Cách

A Ba Hợi – sủng phi của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, là mẹ của 3 người huynh đệ khác và cũng là người nắm trong tay quyền khống chế 3 Kỳ.

Với lý do là làm theo di nguyện trước khi chết của cha muốn bà tuẫn táng cùng nên Hoàng Thái Cực đã bức A Ba Hợi tự sát rồi phân chia quyền quản lý 3 Kỳ cho 3 người con trai của bà là A Tế Cách, Đa Nhĩ Cổn và Đa Đạc.

Hoang Thai Cuc va bi an ly ky trong dia dao o Thanh Chieu lang-Hinh-2

Sau này, để loại trừ đối thủ tiếp theo sau huynh trưởng Đại Thiện là A Tế Cách, Hoàng Thái Cực đã nhân một lỗi nhỏ của A Tế Cách xử tội vượt quyền, tự ý hành xử, phạt giáng cấp và đoạt lại binh quyền trong tay A Tế Cách.

2. Nhanh chóng nắm quyền Bát Kỳ

Sau cái chết của A Ba Hợi và hạ bệ A Tế Cách, Hoàng Thái Cực lần lượt triệt hạ các huynh đệ khác bằng cách giam cầm Nhị Bối lặc A Mẫn vì "16 tội lớn" trong đó có tội mưu đồ tranh giành ngôi vị, cách chức Mãng Cổ Nhĩ Thái – con trai thứ 5 của cha Nỗ Nhĩ Cáp Xích vì thái độ phạm thượng với Đại hãn và cuối cùng là tước quyền Đại Thiện – người huynh trưởng vốn là đối thủ lớn nhất, là "cái gai trong mắt" của Hoàng Thái Cực bấy lâu nay.

3. Mở rộng bờ cõi

Sau khi chính thức nắm thực quyền và phân bố lại Bát Kỳ, Hoàng Thái Cực nhanh chóng lên thực hiện những tính toán của mình trong việc mở rộng bờ cõi.

Triều Tiên là mục tiêu đầu tiên của Hoàng Thái Cực trong công cuộc bành trướng lãnh thổ bởi đất nước này có binh lực suy yếu với sản vật thiên nhiên phong phú, chắc chắn sẽ là nguồn lực dồi dào trong các đợt viễn chinh tương lai. Sau hai lần khởi binh xâm lược, đặc biệt là sau khi Hoàng Thái Cực xưng đế, lập ra nước Đại Thanh, Triều Tiên đã trở thành một nước chư hầu của nhà Thanh.

Hoàng Thái Cực và bí ẩn ly kỳ trong địa đạo ở Thanh Chiêu lăng - Ảnh 3.

Sau lần tiến công đầu tiên nhằm vào Triều Tiên, Hoàng Thái Cực chinh phạt Mông Cổ với vô số các cuộc chinh phạt liên tiếp trong 5 năm buộc vị Đại Hãn cuối cùng của Mông Cổ phải đào tẩu và chết trên đường tháo chạy.

Năm 1634, Mông Cổ đã phải chính thức đầu hàng người Mãn Châu và trao lại ấn ngọc của Hoàng đế nhà Nguyên cho Hoàng Thái Cực. Từ đó, Mông Cổ là một phần của triều đình Mãn Thanh.

4. Các cuộc cải cách

Nếu so sánh với vua cha Nỗ Nhĩ Cáp Xích chỉ nổi tiếng là một võ tướng tài ba thì Hoàng Thái Cực còn hơn hẳn cha mình bởi ông còn được đánh giá là một chính trị gia xuất chúng. Ông đã lập ra và tiến hành hàng loạt các cuộc cải cách để từng bước tạo nền móng cho triều đình Mãn Thanh đại thịnh của sau này.

Mà đặc biệt phải kể đến quyết định bãi bỏ chế độ Nghị chính vương (các Đại bối lặc có quyền tham dự và cùng đưa ra quyết định cho việc quốc gia đại sự), đổi tên tộc người từ Nữ Chân thành Mãn Châu cũng như đổi quốc hiệu từ "Đại Kim" thành "Đại Thanh", bãi bỏ phân biệt sắc tộc, cải cách nội chính và cải cách quân đội.

Bí ẩn ly kỳ trong địa đạo lăng mộ Hoàng Thái Cực - Thanh Chiêu lăng

Vào một đêm khuya năm 1963, trong lăng mộ của Hoàng Thái Cực ở Thẩm Dương đã xảy ra một sự việc hết sức kỳ bí. Một cách ngẫu nhiên, khi đi tuần quanh lăng mộ như thường lệ, người bảo vệ của lăng mộ đã bất ngờ phát hiện ra một con cáo, nhưng nó nhanh chóng biến mất ở dưới một gốc cây cổ thụ. Tiến đến kiểm tra thì người bảo vệ này tìm thấy một cái hốc rất lớn có vị trí gần với lăng mộ của Hoàng Thái Cực.

Ông sợ rằng con cáo đã đào cái hố đó để lẻn vào phá hoại bên trong lăng mộ nên đã tìm cách dụ nó ra ngoài.

Cáo là loài vật rất tinh ranh, nhưng lại vô cùng sợ nước thế nên người bảo vệ đã lấy mấy xô nước đổ vào cây rồi hí hửng đợi con cáo chui ra ngoài. Bất ngờ thay, dù đã đổ hơn chục xô nước mà bên trong vẫn không hề có động tĩnh gì.

Người bảo vệ nghi ngờ cái hố cây không hề đơn giản, có thể liên quan mật thiết đến lăng mộ nên đã báo ngay với đội chuyên gia đến điều tra. Ngay hôm sau, đội ngũ chuyên gia đã quyết định chặt bỏ cái cây vì nghi ngờ bên dưới là địa đạo bí mật dẫn vào trong lăng mộ của Hoàng Thái Cực.

Hoàng Thái Cực và bí ẩn ly kỳ trong địa đạo ở Thanh Chiêu lăng - Ảnh 4.

Sau khi chặt cái cây cổ thụ đó, họ phát hiện ra dưới gốc cây có một phiến đá màu xanh rất lớn. Bên dưới là một lối vào tương đối hẹp. Phát hiện này đã làm chấn động giới khảo cổ học bởi đây chắc chắn là một cơ hội có 1-0-2 để tìm hiểu thêm về vị hoàng đế sáng lập Thanh triều.

Vậy là một đội khảo cổ gia gồm ba người đã tiến vào bên trong cùng đèn pin và bình dưỡng khí. Cửa địa đạo chỉ cao hơn 1m, nếu không cúi thấp người xuống thì gần như không thể tiến về phía trước. Nhưng càng đi vào trong, lối vào đường hầm lại càng hẹp.

Ba người vừa di chuyển được khoảng 150 mét, chợt nhìn thấy trước mặt có ba cột đá to lớn khiến họ không thể tiếp tục tiến về phía trước. Bên trong đường hầm tương đối trơn trượt, bình dưỡng khí ba người chuẩn bị từ trước đó gần như cạn kiệt nên tình hình lúc đó cực kỳ nguy hiểm. Nếu không nhờ sự giúp đỡ kịp thời của đội nhân viên bên ngoài thì có lẽ họ đã không thể sống sót.

Hoàng Thái Cực và bí ẩn ly kỳ trong địa đạo ở Thanh Chiêu lăng - Ảnh 5.

Sau khi ra khỏi địa đạo, họ xác định đường hầm này có lẽ được xây dựng như một đường thoát nước của lăng mộ Hoàng Thái Cực. Xét thấy sự nguy hiểm và không cần thiết của địa đạo này, đội chuyên gia đã quyết định lấp kín lối vào địa đạo này, mọi tin tức lúc đó đều bị phong tỏa để đề phòng những kẻ trộm mộ có thâm cơ sâu độc.

Tất nhiên về sau này, khi Chiêu lăng được nhà nước bảo vệ nghiêm ngặt hơn thì các chuyên gia và đội khảo cổ đã thoải mái kể về câu chuyện thần bí đêm hôm đó, từ sự dẫn dắt của con cáo đến sự nguy hiểm suýt lấy đi tính mạng của 3 chuyên gia.

Người Hoàng Thái Cực yêu nhất là ai và chuyện về 3 cô cháu ruột chung chồng

Không chỉ nổi tiếng với tài trị vì và sự nghiệp lẫy lừng, Hoàng Thái Cực còn khiến hậu thế vô cùng chú ý đến hậu cung của ông đặc biệt là câu hỏi về người Hoàng Thái Cực yêu nhất là ai?

Chắc hẳn ai quan tâm đến Thanh triều cũng biết đến cuộc hôn nhân chính trị giữa Hoàng Thái Cực và Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu Triết Triết người Mông Cổ như một cách để củng cố con đường củng cố ngôi vị độc tôn của ông.

Hoàng Thái Cực và bí ẩn ly kỳ trong địa đạo ở Thanh Chiêu lăng - Ảnh 6.

Vì trong suốt 11 năm sau cuộc liên hôn, Triết Triết không thể sinh nở nên 2 người cháu của bà là Hải Lan Châu và Bố Mộc Bố Thái lần lượt được tiến cung và trở thành phi tần của Hoàng Thái Cực.

Sau khi nhập cung, Hải Lan Châu nhanh chóng trở thành vị Phúc tấn được Hoàng Thái Cực sủng ái và cưng chiều nhất với rất nhiều những ân sủng mà Triết Triết hay Bố Mộc Bố Thái cũng không dám mơ tưởng đến.

Năm 1636, Hoàng Thái Cực xưng đế, lập ra nước Đại Thanh, lập Triết Triết là Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu. Ông còn lập nên chế độ Tứ phi, mặc dù Bố Mộc Bố Thái tiến cung trước 9 năm nhưng chỉ được phong Trang phi, còn Hải Lan Châu được phong Thần phi cũng là địa vị cao nhất trong Tứ phi.

Hoàng Thái Cực và bí ẩn ly kỳ trong địa đạo ở Thanh Chiêu lăng - Ảnh 7.

Sự sủng ái của Hoàng Thái Cực đối với Hải Lan Châu còn vô cùng rõ ràng khi bà hạ sinh Bát hoàng tử, ông lập tức ban chiếu cáo đại xá thiên hạ và ngầm thông báo ý định muốn lập Hoàng bát tử làm Thái tử kế vị.

Thế nhưng Hoàng bát tử không may chết yểu khi mới chỉ vài tháng tuổi khiến Thần phi đau đớn khôn cùng và u uất cho đến chết vào 3 năm sau đó. Khi Hải Lan Châu qua đời, Hoàng Thái Cực nhiều lần khóc ngất đi, ngày ngày đắm chìm trong nỗi nhớ thương vô hạn và truy phong cho bà là Mẫn Huệ Cung Hòa Nguyên phi.

Như vậy chứng tỏ, dù rằng Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu vừa xinh đẹp lại vô cùng thông tuệ nhưng người Hoàng Thái Cực yêu nhất chắc chắn phải là Mẫn Huệ Cung Hòa Nguyên phi Hải Lan Châu.

Hoàng Thái Cực – vị vua sáng lập ra triều đại nhà Thanh cực thịnh vẫn luôn thu hút sự tò mò và quan tâm của hậu thế không chỉ bởi con người, con đường củng cố ngôi vị độc tôn, sự nghiệp lẫy lừng, hậu cung mà còn cả lăng mộ nơi ông an giấc thiên thu.

Sự thật sốc về "quý nhân phù trợ" của hoàng đế Khang Hi

(Kiến Thức) - Nhà Thanh nổi tiếng với thời kỳ "Khang Càn thịnh trị". Người có công rất lớn tạo nên nền tảng ổn định cho thời kỳ ấy chính là Hiếu Trang Thái Hậu. Bà đã một tay nuôi dưỡng đào tạo nên Khang Hi Đế nên được xem là quý nhân phù trợ của ông hoàng này. 

Su that soc ve

Hiếu Trang Thái Hậu, còn có danh xưng khác là Hiếu Trang Văn Hoàng Hậu, là nữ chính trị gia kiệt xuất thời kỳ đầu triều đình Mãn Thanh. Bà không chỉ là người phụ trợ thông minh, trí tuệ bên cạnh Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, mà còn là người nuôi dưỡng, phò trợ hai vị quân vương nhà Thanh là Thuận Trị, Khang Hi. Bà chính là người tạo nền móng vững chắc cho thời kỳ “Khang Càn thịnh trị”. Ảnh:image.baidu.com. 

Dịch bệnh ám ảnh nhà Thanh trong nhiều thập kỷ

Dịch bệnh đáng sợ này từng tước đi tính mạng của không ít nhân vật trong hoàng tộc nhà Thanh, trong đó có cả một vị Hoàng đế.

Vào thời nhà Thanh, từng có một dịch bệnh khiến thường dân bách tính lẫn hoàng tộc quan lại đều không khỏi khiếp sợ. Thậm chí, bệnh dịch này đã từng tước đoạt đi sinh mệnh của nhiều hoàng tử, công chúa và cả Hoàng đế Thanh triều.

Đó chính là đậu mùa, căn bệnh còn được cổ nhân gọi bằng cái tên "Thiên hoa".

Nguyên nhân khiến đậu mùa trở thành nỗi ám ảnh của Thanh triều trong suốt một thời kỳ

Dich benh am anh nha Thanh trong nhieu thap ky

Dự vương Đa Đạc - một trong những tướng lĩnh kiệt xuất thời kỳ đầu Thanh triều - cũng là nạn nhân trong hoàng tộc nhà Thanh qua đời vì đậu mùa. (Ảnh chân dung Đa Đạc và hình tượng trên màn ảnh: Nguồn Baidu).

Sử cũ ghi lại, vào tháng 1 năm Thuận Trị thứ 6, cũng là vào mùa xuân thứ 5 kể từ khi Mãn Thanh làm chủ Bắc Kinh, một trận đại dịch đậu mùa đáng sợ đã xảy ra trong kinh thành, khiến cho Tử Cấm Thành bị bao trùm bởi bầu không khí lo sợ, hoảng loạn.

Ngày 30 tháng giêng năm đó, Nhiếp Chính vương Đa Nhĩ Cổn hạ lệnh: Phàm là bách tính sống trong thành mà chưa mắc bệnh đều phải tuân theo chính sách phòng chống bệnh dịch của triều đình, di tản ra khỏi phạm vi 20 dặm ngoài thành.

Lúc đó, bất kể là hoàng tộc đại thần hay thường dân bách tính đều nhanh chóng tìm nơi để tránh bệnh. Ngay tới cả Hoàng đế Thuận Trị cũng phải dời tới Nam Uyển.

Mặc dù đã áp dụng đủ mọi biện pháp phòng tránh, thế nhưng đậu mùa vốn là căn bệnh có sức lây lan nhanh chóng. Đặc biệt là vào thời kỳ có ít phương pháp chữa trị hiệu quả như khi đó, căn bệnh này càng trở nên khó kiểm soát.

Tới tháng 3 cùng năm, chú ruột của Thuận Trị đế là Dự vương Đa Đạc trải qua mấy chục ngày bị bệnh tật hành hạ cũng đã qua đời.

Điểm đáng nói nằm ở chỗ, Đa Đạc chính là vị tướng kiệt xuất được Càn Long sau này ca ngợi là người đứng đầu trong số những vương gia có công khai quốc.

Ông sở hữu cơ thể khỏe mạnh, hơn nữa còn được hưởng điều kiện chữa bệnh tốt nhất của hoàng tộc, thế nhưng cuối cùng vẫn không chống chọi được trước căn bệnh này, sau đó qua đời khi đương độ tráng niên ở tuổi 36.

Từ đó có thể thấy, vào thời phong kiến, đậu mùa là một căn bệnh vô cùng đáng sợ đối với cổ nhân. Ngay tới những mãnh tướng kinh qua chiến trận cũng khó tránh khỏi bị bệnh tậtđánh bại.

Dich benh am anh nha Thanh trong nhieu thap ky-Hinh-2

Trước khi Thanh triều lên nắm quyền, người Hán đã trải qua nhiều thế kỷ phải chiến đấu trước sự hoành hành của đậu mùa. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Thực tế, tổ tiên của Mãn tộc khi xưa vốn chưa từng phải đối mặt với loại bệnh này. Bởi trước kia họ sinh sống chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, thời tiết lạnh tới mức khắc nghiệt khiến mầm bệnh khó sống sót và truyền nhiễm.

Cho tới những năm cuối thời nhà Minh, người đời vẫn còn lưu truyền câu nói "Bắc Lỗ bất xuất đậu", ý là những khu vực của các tộc người Mông Cổ và người Mãn không có bệnh đậu mùa.

Theo nhiều nguồn sử liệu ghi chép, căn bệnh trên xuất hiện lần đầu tại Trung Hoa vào khoảng năm 250 trước Công nguyên.

Trải qua cả ngàn năm chiến đấu với nó, người Hán ở Trung Nguyên mặc dù đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm đối phó với dịch bệnh, nhưng tỷ lệ tử vong của người mắc vẫn ở mức 30 – 40%.

Cho nên đối với những người lần đầu tiếp xúc với đậu mùa như người Mãn, họ vừa không có sức đề kháng, vừa không có kinh nghiệm đối phó, tỷ lệ tử vong vì vậy mà lên tới 80 – 90%.

Vì vậy không khó hiểu khi căn bệnh này đã trở thành nỗi ám ảnh, là "tai họa ngập đầu" trong mắt Thanh triều.

Lựa chọn đúng người kế nghiệp: Yếu tố giúp nhà Thanh xóa sổ nỗi lo về đại dịch

Dich benh am anh nha Thanh trong nhieu thap ky-Hinh-3

Hoàng đế Thuận Trị cũng là một trong những nạn nhân của hoàng tộc nhà Thanh vong mạng vì đậu mùa. (Tranh chân dung Thuận Trị đế: Nguồn Baidu).

Trước khi Mãn Thanh nhập quan, để tránh bệnh lây lan, Hoàng Thái Cực luôn giao cho các Bối lặc đã từng khỏi đậu mùa cầm binh, đồng thời cũng thường tránh xuất binh vào khoảng thời gian dịch dễ bùng phát là từ tháng 4 tới tháng 8.

Sau khi nhập quan, vị Hoàng đế tiếp theo là Thuận Trị dù tìm đủ mọi cách đề phòng nhưng vẫn không tránh dịch bệnh mùa bùng phát. Tới năm 1661, chính vị vua này cũng qua đời ở tuổi 24 vì mắc phải đậu mùa.

Điểm đáng nói hơn còn nằm ở chỗ, trước lúc lâm chung, Thuận Trị vốn muốn truyền ngôi cho con trai thứ hai, tuy nhiên sau đó lại nghe theo lời khuyên của nhiều người, để con trai thứ 3 là Huyền Diệp lên kế vị, tức Khang Hi đế sau này.

Mà một trong những nguyên nhân khiến Khang Hi có thể kế thừa cơ nghiệp nằm ở chỗ: Ông đã từng mắc bệnh đậu mùa vào năm 2 tuổi và may mắn khỏi bệnh, từ đó có được khả năng miễn dịch với căn bệnh này.

Tuy nhiên dù vậy, căn bệnh ám ảnh ẩy vẫn lưu lại trên gương mặt của Khang Hi nhiều vết sẹo rỗ trong suốt một khoảng thời gian dài.

Và thực tế lịch sử cũng cho thấy, đậu mùa từng tước đi không ít sinh mạng của hoàng tộc nhà Thanh.

Năm xưa, Thuận Trị đế từng có 8 người con trai, 6 người con gái. Thế nhưng trong số này có tới 4 vị hoàng tử và 5 vị công chúa mất trước năm lên 8 cũng vì đậu mùa.

Dich benh am anh nha Thanh trong nhieu thap ky-Hinh-4

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Vào thời điểm đó, Đại Thanh dù trên danh nghĩa đã thống trị Trung Hoa, nhưng vẫn chưa hoàn toàn làm chủ một vài khu vực ở phía Nam – nơi có thời tiết ấm áp và dễ bị dịch bệnh hoành hành.

Sau khi trưởng thành, Khang Hi thấy được đậu mùa chính là yếu tố uy hiếp nghiêm trọng tới sự thống trị của Thanh triều, vì vậy liền bắt đầu tìm biện pháp hóa giải.

Ông đã đặc biệt thành lập ban chẩn bệnh ở Thái y viện và nhiều cơ sở khám đậu mùa trong kinh thành, đồng thời cũng cho người thường xuyên kiểm tra công tác phòng dịch.

Khang Hi còn xây dựng Sơn trang Thừa Đức, coi đó như mảnh đất che chở cho con cháu hoàng tộc vào những tháng cao điểm dễ bùng phát dịch bệnh.

Năm 1678, Thái tử Dận Nhưng mắc bệnh đậu mùa, các thái y trong cung đều bó tay hết cách. Bấy giờ có người tiến cử cho nhà vua một vị huyện lệnh nhất phẩm từng chữa trị khỏi cho nhiều người mắc phải căn bệnh này là Phó Vi Cách.

Sau đó, Phó Vi Cách quả nhiên cứu được Thái tử một mạng, liền được phong làm Vũ Xương đông xứ, trở thành một trong những nhân vật then chốt của công tác phòng chống bệnh đậu mùa thời Khang Hi.

Dich benh am anh nha Thanh trong nhieu thap ky-Hinh-5

Chân dung Khang Hi đế - vị vua giúp Thanh triều chiến thắng trước dịch đậu mùa. (Nguồn Baidu).

Nhờ nắm được phương pháp chữa trị hiệu quả, trong số 20 vị Hoàng tử ra đời kể từ sau năm 1681 của Khang Hi thì có tới 17 người khỏe mạnh sống tới tuổi thành niên.

Trước mốc thời gian trên, dù nhà vua từng có 15 vị hoàng tử nhưng chỉ 7 người trong số đó là sống tới tuổi trưởng thành.

Cũng trên cơ sở này, Khang Hi bắt đầu đẩy mạnh quy mô phòng ngừa và chữa trị đậu mùa ra khắp nơi trên lãnh thổ.

Và trong suốt 100 năm sau đó, trong cung rất ít khi có người mắc bệnh, việc hoàng tộc phải chạy loạn khắp nơi để tránh dịch cũng không còn tái diễn.

Nhờ vào sự thành công trên, Khang Hi đế lần lượt tiến hành các công cuộc bình định, củng cố chỗ đứng của vương triều Đại Thanh trên đất Trung Nguyên, từ đó khai sáng một thời kỳ thịnh trị nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa.

Nàng công chúa 3 lần bị gả đi, chồng ám hại khi đang mang thai

Những tưởng sẽ được sống yên bình sau khi bị chồng ám hại, Mục Khố Thập Công chúa lại bị gả đi như một con cờ chính trị.

Trong lịch sử phong kiến hàng nghìn năm của Trung Hoa, hầu hết các vị công chúa đều gánh trên vai trọng trách quan trọng liên quan đến sự bình yên của đất nước. Đó chính là hòa thân. Vào triều nhà Thanh, hòa thân thật sự rất nặng nề, căn bản mỗi vị công chúa đều buộc phải lựa chọn gả đến Mông Cổ hay các bộ tộc, quốc gia khác.

Trong số đó có một vị công chúa có số phận rất đáng thương, cuộc hôn nhân đầu tiên của nàng là vì mục đích chính trị, khi đang mang thai thì chồng bị giết chết. Những năm cuối đời chỉ có thể gả cho người đàn ông gần 50 tuổi. Nàng là Mục Khố Thập Công chúa, con gái của Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

Đọc nhiều nhất