Nàng công chúa 3 lần bị gả đi, chồng ám hại khi đang mang thai

Những tưởng sẽ được sống yên bình sau khi bị chồng ám hại, Mục Khố Thập Công chúa lại bị gả đi như một con cờ chính trị.

Trong lịch sử phong kiến hàng nghìn năm của Trung Hoa, hầu hết các vị công chúa đều gánh trên vai trọng trách quan trọng liên quan đến sự bình yên của đất nước. Đó chính là hòa thân. Vào triều nhà Thanh, hòa thân thật sự rất nặng nề, căn bản mỗi vị công chúa đều buộc phải lựa chọn gả đến Mông Cổ hay các bộ tộc, quốc gia khác.

Trong số đó có một vị công chúa có số phận rất đáng thương, cuộc hôn nhân đầu tiên của nàng là vì mục đích chính trị, khi đang mang thai thì chồng bị giết chết. Những năm cuối đời chỉ có thể gả cho người đàn ông gần 50 tuổi. Nàng là Mục Khố Thập Công chúa, con gái của Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

Trong lịch sử Trung Quốc, Nỗ Nhĩ Cáp Xích là người xây dựng nền móng vững chắc để con trai là Hoàng Thái Cực lập nên triều đại nhà Thanh.

Mẹ ruột của Mục Khố Thập Công chúa là Thứ phi Gia Mục Hô Giác La thị có xuất thân khá khiêm tốn nên cả 2 mẹ con đều không được Nỗ Nhĩ Cáp Xích quan tâm. Thậm chí, với Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Mục Khố Thập Công chúa cũng chỉ là một con tốt chính trị.

Nang cong chua 3 lan bi ga di, chong am hai khi dang mang thai

Năm 1608, Mục Khố Thập Công chúa 14 tuổi được gả cho Bố Chiếm Thái, Quốc chủ Ô Lạp quốc. Người đàn ông này mặc dù bên ngoài thể hiện bản thân rất yêu thương Mục Khố Thập Công chúa nhưng thực chất chỉ muốn dựa vào quyền lực của Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

4 năm sau, khi có được lòng tin của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Bố Chiếm Thái bắt đầu không an phận. Lúc này hắn không còn muốn phải nhượng bộ người khác nữa và để kết thành đồng minh với bộ tộc Diệp Hách, Bố Chiếm Thái muốn kết hôn với Đông Ca.

Để có thể hòa thân với Đông Ca, Bố Chiếm Thái không ngần ngại hãm hại Mục Khố Thập Công chúa, hắn đã bắn một mũi tên vào cơ thể nàng trong lúc nàng đang mang thai. Nỗ Nhĩ Cáp Xích biết chuyện nên đã giải cứu con gái. Sau sự việc, Mục Khố Thập Công chúa suy sụp hoàn toàn bởi nàng chưa bao giờ có thể nghĩ đến chuyện chồng muốn giết hại mình.

Những tưởng có thể có được cuộc sống yên bình và vui vẻ hơn thì không lâu sau đó, Mục Khố Thập Công chúa tái giá với Công thần khai quốc nhà Hậu Kim Ngạc Diệc Đô. Lúc đó Ngạc Diệc Đô đã gần 50 tuổi trong khi nàng mới 19 tuổi và đang mang thai.

Nang cong chua 3 lan bi ga di, chong am hai khi dang mang thai-Hinh-2

Sau đó, Mục Khố Thập Công chúa sinh cho Ngạc Diệc Đô 3 người con, trong đó có Ất Tát Long, 1 trong 4 vị Phụ chính đại thần của Hoàng đế Khang Hi sau này.

Năm 1621, Ngạc Diệc Đô qua đời. Theo phong tục xưa, Mục Khố Thập Công chúa tái giá với con trai thứ 8 của Ngạc Diệc Đô là Đồ Nhĩ Cách. Từ mối quan hệ mẹ kế - con riêng đã trở thành vợ chồng.

Năm 1636, Hoàng Thái Cực lên ngôi Hoàng đế, sau đó sách phong cho  Mục Khố Thập Công chúa thành Hòa Thạc Công chúa.

Năm 1637, vì bị liên lụy bởi tội lỗi của con gái, Mục Khố Thập Công chúa bị tước bỏ tước hiệu Hòa Thạc Công chúa và bị ép ly hôn với Đồ Nhĩ Cách.

Năm 1659, Mục Khố Thập Công chúa qua đời, hưởng thọ 65 tuổi.

Tại sao các Hoàng đế Trung Hoa thường trọng dụng cậu ruột hơn chú ruột

Trong lịch sử Trung Hoa, đa số các vị Hoàng đế này đều thích trọng dụng cậu ruột (cữu cữu) để củng cố quyền lực chính trị hơn là chú ruột.

Có hàng trăm vị Hoàng đế đã lần lượt gây dựng nên lịch sử phong kiến hơn 2 nghìn năm tại Trung Quốc. Và đa số các vị Hoàng đế này đều thích trọng dụng cậu ruột (cữu cữu), nhất là những vị Hoàng đế lên ngôi khi còn trẻ tuổi, họ thường sử dụng cậu ruột để củng cố quyền lực chính trị hơn là chú ruột (thúc thúc). Rốt cuộc là vì sao?

Nguyên nhân thứ 1, dựa trên mối quan hệ lợi ích. Trong dân gian Trung Quốc có một câu nói như thế này: "Cữu cữu thân thiết hơn thúc thúc", đó là bởi vì cữu cữu và ngoại sanh (cháu trai họ ngoại) chỉ có quan hệ tình thân, rất ít khi có xung đột lợi ích. Thông qua nhiều sự kiện lịch sử, chúng ta có thể thấy rõ, thúc thúc nguy hiểm hơn cữu cữu. 

Thái giám, ngoại thích chuyên quyền phổ biến trong lịch sử Trung Hoa

Những lý do đặc biệt này đã khiến Thanh triều trở thành vương triều hiếm hoi trong lịch sử Trung Hoa không xuất hiện tình trạng ngoại thích chuyên quyền, hoạn quan loạn chính.

Thai giam, ngoai thich chuyen quyen pho bien trong lich su Trung Hoa

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, Thanh triều được xem là một vương triều tồn tại không ít ngoại lệ.

Các đời vua Thanh tuyệt tự người nối dõi

Một điều đáng ngạc nhiên là cả 3 đời hoàng đế cuối cùng trong lịch sử nhà Thanh cũng như trong lịch sử Trung Hoa, không ai có lấy được một mụn con.

Triều đại nhà Thanh có nhiều chuyện ly kì trong việc con cháu dòng họ. Phải nói đến 3 vị vua cuối cùng của triều Thanh là Đồng Trị, Quang Tự và Phổ Nghi.

Nhiều nhà khoa học cho rằng việc không có con nối dõi của cả 3 ông là hậu quả của hôn nhân cận huyết thống. Xét từ góc độ y học hiện đại thì giả thuyết này là hoàn toàn có khả năng và hiện được nhiều người đồng thuận nhất.

Cac doi vua Thanh tuyet tu nguoi noi doi

Tuy có đến 5 bà vợ nhưng vị hoàng đế Phổ Nghi cũng không có con nối dõi.

Những đời hoàng đế tiếp theo khả năng sinh sản giảm hơn nhưng không quá nghiêm trọng. Đến đời thứ 6 là Gia Khánh thì tỷ lệ con chết yểu lên tới 57%...

Từ những con số trên, giới sử gia chỉ ra rằng, năng lực sinh dục của các hoàng đế Triều Thanh, tính từ Hoàng Thái Cực càng ngày càng tệ hại, tỷ lệ những hoàng tử và công chúa chết yểu ngày càng tăng.

Và cho tới 3 vị vua cuối cùng của triều đại là Đồng Trị, Quang Tự và Tuyên Thống (Phổ Nghi) thì gần như họ không còn khả năng truyền giống nữa dù có đủ thê thiếp và có đời sống sinh hoạt tình dục ngay từ khi bắt đầu trưởng thành.

Vua Quang Tự bị chứng di tinh gần 20 năm. Ảnh nguồn: Internet.

Tuy nhiên, ngoài ảnh hưởng từ tập tục hôn nhân cận huyết, việc tuyệt tự của ba vị vua này còn phụ thuộc vào chính lối sống của họ.Theo Viện Nghiên cứu Trung y Trung Quốc, cả 3 vị vua này đều mắc những chứng bệnh nghiêm trọng liên quan đếnsức khỏetình dục và sinh sản.

Những thông tin từ y án do chính Quang Tự viết và tự thuật cho thấy thể chất Quang Tự đã bị suy nhược từ nhỏ, lắm bệnh, lại mắc chứng di tinh lâu năm.

Vào năm 1907, tức 1 năm trước khi chết, Quang Tự đã tự viết về bệnh của mình như sau: "bị di tinh đã gần 20 năm. Mấy năm trước mỗi tháng di tinh mười mấy lần, gần đây mỗi tháng vài ba lần, thường là không mộng mà tinh tự tiết ra, càng nghiêm trọng.

Eo lưng thường đau nhức, gặp phong hàn thì buốt đầu, ù tai đã gần 10 năm. Mấy năm gần đây bị ít, không phải là bệnh khỏi mà thận đã hư tổn quá rồi, không còn lực mà tiết nữa”.

Theo nhiều chuyên gia y học, Quang Tự sinh tháng 8/1871, khi viết những dòng trên vừa tròn 36 tuổi, bị di tinh từ khi 15-16 tuổi, mỗi tháng hàng chục lần, bị bệnh nặng như thế thì khó có thể có con nối dõi.

Đối với vua Đồng Trị, theo sử sách ghi lại thì đây là một vị vua "hoang dâm vô độ”. Thích du hý, thích tìm của lạ chốn giang hồ nên ngay từ thời thanh niên trai trẻ, Đồng Trị đã luôn tìm tới lầu xanh để hưởng lạc.

Và kết cục cho những lần ăn chơi trác táng đó là ông đã mắc bệnh giang mai. Hậu quả là ông đã phải từ giã cõi đời khi mới ở tuổi 20 và không để lại mụn con nào nối dõi.

Còn Phổ Nghi - vị hoàng đế cuối cùng trong lịch sử hàng nghìn năm phong kiến Trung Hoa lại bị hành hạ bởi bệnh liệt dương. Tuy có đến 5 bà vợ nhưng vị hoàng đế này cũng không có con nối dõi. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới