Dịch bệnh ám ảnh nhà Thanh trong nhiều thập kỷ

Dịch bệnh đáng sợ này từng tước đi tính mạng của không ít nhân vật trong hoàng tộc nhà Thanh, trong đó có cả một vị Hoàng đế.

Vào thời nhà Thanh, từng có một dịch bệnh khiến thường dân bách tính lẫn hoàng tộc quan lại đều không khỏi khiếp sợ. Thậm chí, bệnh dịch này đã từng tước đoạt đi sinh mệnh của nhiều hoàng tử, công chúa và cả Hoàng đế Thanh triều.

Đó chính là đậu mùa, căn bệnh còn được cổ nhân gọi bằng cái tên "Thiên hoa".

Nguyên nhân khiến đậu mùa trở thành nỗi ám ảnh của Thanh triều trong suốt một thời kỳ

Dich benh am anh nha Thanh trong nhieu thap ky

Dự vương Đa Đạc - một trong những tướng lĩnh kiệt xuất thời kỳ đầu Thanh triều - cũng là nạn nhân trong hoàng tộc nhà Thanh qua đời vì đậu mùa. (Ảnh chân dung Đa Đạc và hình tượng trên màn ảnh: Nguồn Baidu).

Sử cũ ghi lại, vào tháng 1 năm Thuận Trị thứ 6, cũng là vào mùa xuân thứ 5 kể từ khi Mãn Thanh làm chủ Bắc Kinh, một trận đại dịch đậu mùa đáng sợ đã xảy ra trong kinh thành, khiến cho Tử Cấm Thành bị bao trùm bởi bầu không khí lo sợ, hoảng loạn.

Ngày 30 tháng giêng năm đó, Nhiếp Chính vương Đa Nhĩ Cổn hạ lệnh: Phàm là bách tính sống trong thành mà chưa mắc bệnh đều phải tuân theo chính sách phòng chống bệnh dịch của triều đình, di tản ra khỏi phạm vi 20 dặm ngoài thành.

Lúc đó, bất kể là hoàng tộc đại thần hay thường dân bách tính đều nhanh chóng tìm nơi để tránh bệnh. Ngay tới cả Hoàng đế Thuận Trị cũng phải dời tới Nam Uyển.

Mặc dù đã áp dụng đủ mọi biện pháp phòng tránh, thế nhưng đậu mùa vốn là căn bệnh có sức lây lan nhanh chóng. Đặc biệt là vào thời kỳ có ít phương pháp chữa trị hiệu quả như khi đó, căn bệnh này càng trở nên khó kiểm soát.

Tới tháng 3 cùng năm, chú ruột của Thuận Trị đế là Dự vương Đa Đạc trải qua mấy chục ngày bị bệnh tật hành hạ cũng đã qua đời.

Điểm đáng nói nằm ở chỗ, Đa Đạc chính là vị tướng kiệt xuất được Càn Long sau này ca ngợi là người đứng đầu trong số những vương gia có công khai quốc.

Ông sở hữu cơ thể khỏe mạnh, hơn nữa còn được hưởng điều kiện chữa bệnh tốt nhất của hoàng tộc, thế nhưng cuối cùng vẫn không chống chọi được trước căn bệnh này, sau đó qua đời khi đương độ tráng niên ở tuổi 36.

Từ đó có thể thấy, vào thời phong kiến, đậu mùa là một căn bệnh vô cùng đáng sợ đối với cổ nhân. Ngay tới những mãnh tướng kinh qua chiến trận cũng khó tránh khỏi bị bệnh tậtđánh bại.

Dich benh am anh nha Thanh trong nhieu thap ky-Hinh-2

Trước khi Thanh triều lên nắm quyền, người Hán đã trải qua nhiều thế kỷ phải chiến đấu trước sự hoành hành của đậu mùa. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Thực tế, tổ tiên của Mãn tộc khi xưa vốn chưa từng phải đối mặt với loại bệnh này. Bởi trước kia họ sinh sống chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, thời tiết lạnh tới mức khắc nghiệt khiến mầm bệnh khó sống sót và truyền nhiễm.

Cho tới những năm cuối thời nhà Minh, người đời vẫn còn lưu truyền câu nói "Bắc Lỗ bất xuất đậu", ý là những khu vực của các tộc người Mông Cổ và người Mãn không có bệnh đậu mùa.

Theo nhiều nguồn sử liệu ghi chép, căn bệnh trên xuất hiện lần đầu tại Trung Hoa vào khoảng năm 250 trước Công nguyên.

Trải qua cả ngàn năm chiến đấu với nó, người Hán ở Trung Nguyên mặc dù đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm đối phó với dịch bệnh, nhưng tỷ lệ tử vong của người mắc vẫn ở mức 30 – 40%.

Cho nên đối với những người lần đầu tiếp xúc với đậu mùa như người Mãn, họ vừa không có sức đề kháng, vừa không có kinh nghiệm đối phó, tỷ lệ tử vong vì vậy mà lên tới 80 – 90%.

Vì vậy không khó hiểu khi căn bệnh này đã trở thành nỗi ám ảnh, là "tai họa ngập đầu" trong mắt Thanh triều.

Lựa chọn đúng người kế nghiệp: Yếu tố giúp nhà Thanh xóa sổ nỗi lo về đại dịch

Dich benh am anh nha Thanh trong nhieu thap ky-Hinh-3

Hoàng đế Thuận Trị cũng là một trong những nạn nhân của hoàng tộc nhà Thanh vong mạng vì đậu mùa. (Tranh chân dung Thuận Trị đế: Nguồn Baidu).

Trước khi Mãn Thanh nhập quan, để tránh bệnh lây lan, Hoàng Thái Cực luôn giao cho các Bối lặc đã từng khỏi đậu mùa cầm binh, đồng thời cũng thường tránh xuất binh vào khoảng thời gian dịch dễ bùng phát là từ tháng 4 tới tháng 8.

Sau khi nhập quan, vị Hoàng đế tiếp theo là Thuận Trị dù tìm đủ mọi cách đề phòng nhưng vẫn không tránh dịch bệnh mùa bùng phát. Tới năm 1661, chính vị vua này cũng qua đời ở tuổi 24 vì mắc phải đậu mùa.

Điểm đáng nói hơn còn nằm ở chỗ, trước lúc lâm chung, Thuận Trị vốn muốn truyền ngôi cho con trai thứ hai, tuy nhiên sau đó lại nghe theo lời khuyên của nhiều người, để con trai thứ 3 là Huyền Diệp lên kế vị, tức Khang Hi đế sau này.

Mà một trong những nguyên nhân khiến Khang Hi có thể kế thừa cơ nghiệp nằm ở chỗ: Ông đã từng mắc bệnh đậu mùa vào năm 2 tuổi và may mắn khỏi bệnh, từ đó có được khả năng miễn dịch với căn bệnh này.

Tuy nhiên dù vậy, căn bệnh ám ảnh ẩy vẫn lưu lại trên gương mặt của Khang Hi nhiều vết sẹo rỗ trong suốt một khoảng thời gian dài.

Và thực tế lịch sử cũng cho thấy, đậu mùa từng tước đi không ít sinh mạng của hoàng tộc nhà Thanh.

Năm xưa, Thuận Trị đế từng có 8 người con trai, 6 người con gái. Thế nhưng trong số này có tới 4 vị hoàng tử và 5 vị công chúa mất trước năm lên 8 cũng vì đậu mùa.

Dich benh am anh nha Thanh trong nhieu thap ky-Hinh-4

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Vào thời điểm đó, Đại Thanh dù trên danh nghĩa đã thống trị Trung Hoa, nhưng vẫn chưa hoàn toàn làm chủ một vài khu vực ở phía Nam – nơi có thời tiết ấm áp và dễ bị dịch bệnh hoành hành.

Sau khi trưởng thành, Khang Hi thấy được đậu mùa chính là yếu tố uy hiếp nghiêm trọng tới sự thống trị của Thanh triều, vì vậy liền bắt đầu tìm biện pháp hóa giải.

Ông đã đặc biệt thành lập ban chẩn bệnh ở Thái y viện và nhiều cơ sở khám đậu mùa trong kinh thành, đồng thời cũng cho người thường xuyên kiểm tra công tác phòng dịch.

Khang Hi còn xây dựng Sơn trang Thừa Đức, coi đó như mảnh đất che chở cho con cháu hoàng tộc vào những tháng cao điểm dễ bùng phát dịch bệnh.

Năm 1678, Thái tử Dận Nhưng mắc bệnh đậu mùa, các thái y trong cung đều bó tay hết cách. Bấy giờ có người tiến cử cho nhà vua một vị huyện lệnh nhất phẩm từng chữa trị khỏi cho nhiều người mắc phải căn bệnh này là Phó Vi Cách.

Sau đó, Phó Vi Cách quả nhiên cứu được Thái tử một mạng, liền được phong làm Vũ Xương đông xứ, trở thành một trong những nhân vật then chốt của công tác phòng chống bệnh đậu mùa thời Khang Hi.

Dich benh am anh nha Thanh trong nhieu thap ky-Hinh-5

Chân dung Khang Hi đế - vị vua giúp Thanh triều chiến thắng trước dịch đậu mùa. (Nguồn Baidu).

Nhờ nắm được phương pháp chữa trị hiệu quả, trong số 20 vị Hoàng tử ra đời kể từ sau năm 1681 của Khang Hi thì có tới 17 người khỏe mạnh sống tới tuổi thành niên.

Trước mốc thời gian trên, dù nhà vua từng có 15 vị hoàng tử nhưng chỉ 7 người trong số đó là sống tới tuổi trưởng thành.

Cũng trên cơ sở này, Khang Hi bắt đầu đẩy mạnh quy mô phòng ngừa và chữa trị đậu mùa ra khắp nơi trên lãnh thổ.

Và trong suốt 100 năm sau đó, trong cung rất ít khi có người mắc bệnh, việc hoàng tộc phải chạy loạn khắp nơi để tránh dịch cũng không còn tái diễn.

Nhờ vào sự thành công trên, Khang Hi đế lần lượt tiến hành các công cuộc bình định, củng cố chỗ đứng của vương triều Đại Thanh trên đất Trung Nguyên, từ đó khai sáng một thời kỳ thịnh trị nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa.

Màn “bật” lại Thái hậu có 1-0-2 trong lịch sử Trung Quốc

Đối với Từ Hy Thái hậu, "theo bà thì sống, chống bà thì chết". Nhưng bên cạnh hàng nghìn kẻ xu nịnh vẫn có những đối tượng khiến Từ Hy thấy chướng tai gai mắt. Đó chính là Trân phi - một trong số những phi tần xinh đẹp

Năm 1875, Hoàng đế Quang Tự (1871-1908) lên ngôi từ năm 4 tuổi, khi Thanh Mục Tông Đồng Trị Đế băng hà. Đến tuổi tuyển chọn hậu phi, Quang Tự vẫn không thể toàn quyền tự quyết.

Bị Từ Hy Thái hậu chi phối, Quang Tự Đế miễn cưỡng phong nàng Tĩnh Phân, vốn xuất thân cùng gia tộc với mẫu hậu, làm Long Dụ Hoàng hậu và chọn hai chị em khác làm Cẩn phi và Trân phi.

Thái hoàng thái hậu 15 tuổi duy nhất trong lịch sử Trung Quốc

Trở thành Thái hoàng thái hậu từ tuổi 15, có trong tay quyền lực, vinh hoa nhưng thật đáng buồn cho thân phận của một người con gái.

Sinh năm 89 TCN, mĩ nữ có tên Thượng Quan Phụng Nhi là cháu gái của Thượng Quan Kiệt, Tả tướng quân dưới triều Hán Vũ đế, cháu ngoại của Đại tướng quân Thôi Quang.

Thôi Quang và Thượng Quan Kiệt là 2 trong 4 đại thần phụ chính được Hán Vũ đế giao phó sứ mệnh giúp đỡ Hán Chiêu đế Lưu Phất Lăng mới chỉ 8 tuổi.

Hoàng đế lười nhác nhất lịch sử Trung Quốc

Trị vì lâu nhất trong lịch sử nhà Minh, hà cớ gì Hoàng đế này đang dốc sức vì dân, tự nhiên lại bỏ bê triều chính suốt 28 năm?

Hoàng đế Vạn Lịch Chu Dực Quân là con trai thứ ba của Minh Mục Tông. Năm Long Khánh thứ 6, Mục Tông băng hà. Chu Dực Quân lên ngôi khi mới chỉ 10 tuổi, sang năm sau đổi niên hiệu thành Vạn Lịch.

Từ năm 1572 tới năm 1620, Vạn Lịch đã làm Hoàng đế 48 năm. Điều khiến người đời tranh cãi chính là việc trong 48 năm đó, Hoàng đế Vạn Lịch không lâm triều tới 28 năm liên tiếp.

Đọc nhiều nhất

Tin mới