Hoảng hồn với công nghệ hóa tươi hoa quả thối

Túi nilon, bao tải chứa hoa quả được phủ bằng giẻ rách, chiếu rách, xung quanh ruồi nhặng vo ve. Đó là góc chợ “hồi sinh” cho hoa quả loại 3, 4.

Hoảng hồn với công nghệ hóa tươi hoa quả thối
Trái cây siêu rẻ với hai khâu gọt - khoét
Dưới thứ ánh sáng vàng nhợt nhạt của cột đèn đường trong chợ vườn hoa Long Biên (Hà Nội), những người phụ nữ vừa làm phu khuân vác, kéo xe giờ lại trở thành tay dao, tay mẹt buôn bán hoa quả. Để có được số hàng nhỏ xinh “đặc biệt” như thế này, họ vừa làm công việc chính vừa tranh thủ nhặt nhạnh quả rơi vãi bỏ vào túi áo, túi quần, chốc chốc khi rảnh lại chạy vội ra “tập kết hàng” dưới chân cây cột đèn đối diện với cổng chính chợ Long Biên.
Họ chỉ mở hàng sau khi kết thúc một buổi làm việc quần quật từ 1h đến hơn 5h sáng mới quay lại chỗ “giấu” hàng để buôn bán.
Hàng về đến kiot, chủ buôn hì hục phân loại.
 Hàng về đến kiot, chủ buôn hì hục phân loại.
Vẫn đôi bàn tay cáu bẩn, đen kịt do bốc vác, vận chuyển các thùng hoa quả suốt mấy tiếng đồng hồ, họ lại tiếp tục bắt tay vào công việc kiếm cơm thứ hai của mình một cách chuyên nghiệp. Góc “chợ” của họ là những túi nilon, bao tải chứa bưởi, mít, táo cam, đã có mùi… được phủ kín bằng đủ các loại giẻ rách, chiếu rách, cành cây, thậm chí còn vứt chỏng trơ, xung quanh ruồi nhặng bay vo ve cùng mùi xú uế... Với đồ dùng là một con dao và mảnh nilon ướt nhoét nhặt trong chợ, họ có thể hoàn thành công việc của mình một cách chớp nhoáng với hai khâu chính là gọt - khoét.
Cô T (quê Nam Định) - một người chuyên bán hoa quả loại kiểu này tâm sự: “Hai vợ chồng tôi kiếm sống ở chợ hoa quả này hơn 15 năm rồi, trước có sức khỏe tôi cũng khuân vác nhưng mấy năm nay bệnh khớp hành hạ không làm việc nặng được nữa. Giờ chịu khó dậy sớm ra chợ nhặt nhạnh, tìm hàng xấu mua với giá rẻ để bán lại, mỗi ngày tính ra kiếm được cả trăm ngàn. Còn chồng và con trai út tôi vẫn khuân vác, cả nhà ăn tiêu chắt bóp hàng tháng cũng dồn được một khoản gửi về quê”.
Sáng nay, chồng cô T mua được năm quả mít bỏ vào bao tải với giá chỉ 150.000 đồng rồi vác ra vỉa hè cho vợ cắt gọt bày bán. Khách hàng của cô T là những dân buôn hoa quả nhỏ ngay tại vỉa hè, cửu vạn, dân gánh hàng thuê, người lao động nghèo ít tiền và những người dân sống xung quanh khu vực chợ. Cô T kể: “Hôm nào bán ở đây không hết hàng thì tôi lại đạp xe đi bán dọc đường, đến nửa buổi sáng là hết veo”.
Hoa quả thối… vẫn ngon như bình thường
Theo quan sát, tất cả các loại quả bày bán đều hỏng. Những quả mít nếu không thối đầu thì cũng thối thân, có quả còn thối gần hết nhưng vẫn được tận dụng để kiếm tiền bằng cách lấy ra thành từng múi trơ ra màu vàng nhợt nhạt cho vào từng túi nilon nhỏ. Quả nào khá hơn sẽ cắt thành từng miếng giống như quả mít lành trông vẫn rất bắt mắt.
Các loại hoa quả như thế này có giá “siêu rẻ”, cam, hồng, củ đậu giá 3.000 đồng/kg, xoài 4.000 đồng/kg, bưởi 5.000 đồng/trái, trong khi hoa quả tươi ngon bán với giá từ 30.000-40.000 đồng/kg. Người mua trả khéo giá còn thấp hơn nhiều.
Những trái mít thối được gọt, khoét “tân trang” mất vệ sinh.
 Những trái mít thối được gọt, khoét “tân trang” mất vệ sinh.
Thấy chúng tôi tỏ ý thắc mắc việc ăn hoa quả hỏng như thế này sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, chị Hòa - chủ mẹt bên cạnh cô T nhanh nhảu bao biện: “Trái cây bị thối mất một góc nên mới có giá rẻ, nhưng gọt bỏ chỗ thối thì vẫn ăn được, ngon như bình thường. Hơn nữa những lúc làm mệt, háo đói, lả người đi, có được quả cam ăn là sướng rồi, thối hay ngon không quan trọng”.
Nhưng thật không may cho chị Hòa là hôm nay mấy người khách lao động cũng chê táo, cam của chị quả thối nhiều quá, nên dù giá chỉ đôi ba nghìn cũng không có ai mua. Sau 30 phút ngồi bán không được, chị Hòa lại nhặt hết “hàng” bỏ vào một túi nilon màu đen rồi vội chào chúng tôi và quẩy gánh lên vai đi về phía nội thành.
Cô T giải thích: “Một nghìn cũng là tiền nên nó (chị Hòa) mang vào bán cho mấy quán làm sinh tố đấy, có bao nhiêu họ cũng lấy hết nhưng chấp nhận bán với giá rẻ hơn ở đây thôi”. Lý do cô T đưa ra thật thuyết phục: “Thời buổi làm ăn khó khăn, ai dại gì lấy hàng xịn về làm đồ uống…”.
Một số chủ xe, tiểu thương trong chợ đầu mối cho biết, trái cây về chợ bao giờ cũng phải phân loại thành hàng xịn loại 1, hàng loại 2. Và hàng xấu rẻ tiền thường là những trái bị nẫu, dập nát hoặc có hiện tượng thối. Loại này không thể cân được cho cánh dân buôn nên vứt bỏ hoặc để riêng bán với giá rẻ như cho không. Đến giờ họp chợ hoặc gần tan, họ cặm cụi nhặt trái cây hỏng trong các sọt hàng, dưới lòng đường, thậm chí lục bới trong các thùng rác rồi đem cắt bỏ phần thối mang sang vườn hoa và đường lên cầu ngồi bán dạo.

Đủ “vị” hôi, thối ở chợ hoa quả lớn nhất Hà Nội

Đủ “vị” hôi, thối ở chợ hoa quả lớn nhất Hà Nội
Chợ hoa quả Long Biên có thể coi là khu chợ lớn nhất cung cấp hoa quả cho các khu chợ khác ở Hà Nội. Trong ảnh là rác dọc lối vào chợ.
 Chợ hoa quả Long Biên có thể coi là khu chợ lớn nhất cung cấp hoa quả cho các khu chợ khác ở Hà Nội. Trong ảnh là rác dọc lối vào chợ.

Chợ đầu mối hoa quả tấp nập vào các buổi sáng sớm. Miền Bắc đang vào hè, các loại trái cây như mận, vải được bán theo thùng lớn. Đường vào chợ dày lên bởi lớp lá vải do thương lái vứt ra.
 Chợ đầu mối hoa quả tấp nập vào các buổi sáng sớm. Miền Bắc đang vào hè, các loại trái cây như mận, vải được bán theo thùng lớn. Đường vào chợ dày lên bởi lớp lá vải do thương lái vứt ra.

Các loại trái cây, rau củ quả được bán buôn cho các tiểu thương rồi được đưa về các chợ cóc.
 Các loại trái cây, rau củ quả được bán buôn cho các tiểu thương rồi được đưa về các chợ cóc.

Vì là chợ thực phẩm tươi nên bước chân vào khu vực này, bạn sẽ thấy một mùi khó chịu bốc lên.
 Vì là chợ thực phẩm tươi nên bước chân vào khu vực này, bạn sẽ thấy một mùi khó chịu bốc lên.

Rau và rác lẫn lộn.
 Rau và rác lẫn lộn.

Thịt bán ngay sau đống rác.
 Thịt bán ngay sau đống rác.

Thậm chí, nhiều người vẫn ngồi ăn uống khi xung quanh là rác.
 Thậm chí, nhiều người vẫn ngồi ăn uống khi xung quanh là rác.

Các công nhân vệ sinh làm việc vất vả, nhưng rác vẫn chất đầy lối đi.
 Các công nhân vệ sinh làm việc vất vả, nhưng rác vẫn chất đầy lối đi.

Rác thải của các khu chợ luôn là vấn đề lớn nhưng thực sự khó khăn để đưa ra biện pháp giải quyết nếu những người buôn bán không có ý thức.
 Rác thải của các khu chợ luôn là vấn đề lớn nhưng thực sự khó khăn để đưa ra biện pháp giải quyết nếu những người buôn bán không có ý thức.

Tận mục công nghệ làm giả hàng hóa, thực phẩm (2)

(Kiến Thức) - Mực khô, vi cá mập làm từ cao su, quả trứng gà ném xuống nảy lên như quả bóng, tai lợn làm từ nhựa và gelatin, sườn bò làm từ bột mỳ... xuất hiện nhan nhản trên thị trường. 

Tận mục công nghệ làm giả hàng hóa, thực phẩm (2)

Bên cạnh hồ sơ giấy tờ thì đồ ăn thức uống cũng bị làm giả nhan nhản, khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang

Mực khô làm bằng cao su

Một trong những loại thực phẩm được làm giả khá phổ biến tại Việt Nam đó là mực khô.

Mực khô giả được chế biến từ xenlulo nhìn không khác gì mực khô thật.
 Mực khô giả được chế biến từ xenlulo nhìn không khác gì mực khô thật.

Vài năm trở lại đây, người tiêu dùng cả nước rộ lên thông tin mực khô được làm giả từ cao su, và vô cùng hoang mang khi tìm mua, tiêu thụ sản phẩm này. Có không ít lần chi cục quản lý thị trường tại các địa phương đã phát hiện và bắt giữ những lô hàng mực cao su có trọng lượng lên tới cả hàng trăm kg.

Ông Đinh Văn Tường, Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật hoá (Viện Khoa học Việt Nam), người nghiên cứu nhiều vật liệu mới ứng dụng trong sản xuất công nghiệp, cho biết: “Tôi đã xem một số loại mực khô giả. 100% loại nguyên vật liệu mực này không phải được khai thác từ biển, rất có nhiều khả năng nó được tạo thành từ hợp chất của xenlulo, tẩm ướp hương vị mực kết hợp với công nghệ cán, ép để sản xuất hàng loạt. Công nghệ này thường là có nguồn gốc từ Trung Quốc".

Trước băn khoăn của phóng viên về tính chất, nguồn gốc của xenlulo và ảnh hưởng của hợp chất này đến sức khoẻ con người, ông Tường giải thích: "Để phân tích cụ thể một dạng hợp chất hữu cơ là rất khó. Tại Viện kỹ thuật hoá, muốn làm phải huy động 7- 8 phòng ban. Nhưng nói cho thật dễ hiểu thì xenlulo có thể được tổng hợp từ tinh bột hoặc từ nhiều nguồn bã nguyên liệu khác nhau. Ở mỗi quốc gia, hợp chất này được tổng hợp bằng nguyên liệu phù hợp, phổ biến. Tại Việt Nam, xenlulo có nhiều, được tổng hợp từ xơ của củ sắn dây và tinh bột. Giá của xenlulo rất rẻ, chỉ khoảng 10.000 đồng/kg.

Theo ông Tường dự đoán, một kg mực được sản xuất hàng loạt bằng công nghệ cán ép từ hợp chất xenlulo tẩm hương vị thì giá thành cao nhất cũng chỉ là 30.000 đồng/kg. Như vậy, so với một kg "mực cao su" mua ở Cửa Ông (Cẩm Phả - Quảng Ninh) với giá 160.000 đồng hay 200.000 đồng tại Hà Nội thì lợi nhuận của những kẻ sản xuất, buôn bán "mực cao su" là siêu lợi nhuận. Bằng công nghệ này, ta có thể hình dung, chỉ bằng những khuôn ép, sử dụng hợp chất xenlulo người ta có thể sản xuất mực hàng loạt theo năng suất của dây chuyền sản xuất, khỏi phải mua mực thật với giá đắt, hay giăng buồm ra khơi đánh bắt.

Trứng gà làm từ hóa chất

Ngày 9/1/2012, một người đàn ông họ Vương ở thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông tiết lộ, anh gần đây mua phải những quả trứng giả tại chợ. Wang nói rằng mình mua 1kg trứng tại một cửa hàng ở khu vực anh sinh sống. Sau đó, anh phát hiện có 3 quả trứng giả trộn lẫn trong số trứng thật.

Quả trứng gà giả có độ nảy và đàn hồi như quả bóng cao su.
Quả trứng gà giả có độ nảy và đàn hồi như quả bóng cao su. 

Khi Wang muốn đập quả trứng ra để nấu ăn, anh để ý một quả trứng cứng như đá. Khi đập vỡ quả trứng, lòng trắng đã bị đông đặc và màu sắc chuyển sang màu vàng. Wang sau đó thử nấu quả trứng xem nó có hiện tượng gì. Trong khoảng 20 phút nấu quả trứng, lòng đỏ bắt đầu trở nên rất dẻo và nó có thể nảy cao 20cm khi rơi xuống đất.

Theo một chuyên gia nghiên cứu thực phẩm của đại học Yên Đài, cả 3 quả trứng đều là trứng giả hay trứng nhân tạo làm từ các hóa chất trộn lẫn vào nhau.

Bằng cách tổng hợp từ canxi cacbonat, bột thạch cao và sáp nến, vỏ trứng được tạo ra hoàn hảo y như vỏ trứng thật. Còn với lòng đỏ bên trong, họ chỉ cần trộn gelatin, phèn và axit benzoic vào với nhau. Sau đó, họ cho thêm vào màu vàng chanh thực phẩm và canxi clorua, thế là tạo được một quả trứng gà giả y như thật.

Tai lợn được làm từ nhựa và gelatin

Mới đây, ngày 4/5, báo chí Trung Quốc lại khiến nhiều người hoảng hốt khi đưa tin người dân thành phố Cám Châu thuộc tỉnh Giang Tây phát hiện tai lợn nhân tạo nghi ngờ được làm từ nhựa và gelatin.

Cụ thể, sáng 30/3, một người dân ở thành phố Cám Châu, Giang Tây đã phát hiện tai lợn giả sau khi mua tai ngoài chợ. Tai lợn này không bình thường, nó không chỉ có mùi hóa học khó ngửi mà còn vừa xé đã rách.

Sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc và phát hiện một khu chuyên chế biến tai lợn giả. Nhân viên điều tra cho biết, bì của số tai lợn giả không có tổ chức huyết quản và sụn, mùi của nó rất khó ngửi, có thể dùng vật cứng đâm thủng, không có độ dai như tai lợn thật, thậm chí dễ dàng xé rách chúng bằng tay.

Sườn bò thơm cay được làm từ bột mỳ

Những ngày đầu tháng 11/2013, dư luận rộ lên thông tin sản phẩm “Sườn bò thơm cay” của Công ty TNHH SaSa (Hà Nội) sản xuất không phải làm từ các nguyên liệu như quảng cáo trên bao bì mà là xốp bọc hoa quả khiến các bậc phụ huynh vô cùng hoang mang.

Miếng "sườn bò" ngâm trong nước tách ra thành thớ dọc, xốp và có màu nhờ nhờ.
Miếng "sườn bò" ngâm trong nước tách ra thành thớ dọc, xốp và có màu nhờ nhờ.

Những gói sườn bò thơm cay với giá chỉ 2 – 3.000 đồng/gói, được bán rộng rãi tại các quầy hàng quanh khu vực cổng trường.

Sản phẩm có màu sắc khá giống thịt bò và ép miếng khá to, có thớ dọc. Kéo miếng “sườn bò” theo chiều dọc thì rất dai. “Miếng sườn” có khổ không bị ép mỏng nên có thể thấy rõ các lỗ trên “miếng sườn” tựa như lỗ trên tấm xốp.

Sau khi đem mẫu vật đi xét nghiệm, Cục Quản lý Nông lâm thủy sản (Bộ NNPTNT) đưa ra kết luận rằng: Không hề có thành phần thịt bò, nhưng cũng chẳng có thành phần xốp như nhiều người nghi ngờ, sản phẩm "sườn bò thươm cay" của Công ty TNHH Sa Sa sau khi kiểm tra, được xác định là làm chủ yếu từ... bột mì.

Vi cá mập làm bằng cao su

Đầu năm 2013, một đoạn video phát sóng trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc khiến nhiều người không khỏi sốc, khi một số nhà hàng ở Bắc Kinh, Trịnh Châu và Nam Kinh sử dụng vây cá mập giả.

Vây cá mập giả được làm từ gelatine, sodium alginate, chất màu và không có giá trị dinh dưỡng. Giáo sư Zhu Yi – Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, cho hay, qua phân tích mẫu vây cá mập giả chứa chất độc trichloroacetone còn vượt ngưỡng.

Các chất làm vây cá mập giả khi nấu ở nhiệt độ hơn 100 độ C sẽ phân hủy thành các chất axit kết hợp chất béo tạo thành trichloroacetone.

Lạnh người chiêu trò của thế giới Cái Bang Sài thành

Nhiều người ăn xin vì hoàn cảnh nhưng cũng có người ăn xin trục lợi từ lòng thương của người khác và họ có vô vàn cách làm người khác mủi lòng.

Lạnh người chiêu trò của thế giới Cái Bang Sài thành
Ăn xin đang là một "nghề" khá phổ biến ở TPHCM. Đi đâu, người dân cũng đụng mặt ăn xin. Có những người ăn xin vì hoàn cảnh nhưng cũng có những người ăn xin trục lợi từ lòng nhân ái của người khác và họ có đến ngàn lẻ một cách làm người khác phải mủi lòng.
Bốn thế hệ cái bang

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới