Hình ảnh vệ tinh về hậu quả vụ phóng tên lửa Sarmat thất bại

Nhà phân tích George Barros của OSINT công bố hình ảnh vệ tinh mới từ công ty công nghệ vũ trụ Maxar, cho thấy hậu quả của một cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Sarmat của Nga thất bại.

Hình ảnh vệ tinh về hậu quả vụ phóng tên lửa Sarmat thất bại ảnh 1

Hình ảnh vệ tinh về hậu quả vụ phóng tên lửa Sarmat thất bại ảnh 2

Hình ảnh bãi phóng tại Plesetsk trước và sau khi phóng tên lửa đạn đạo Sarmat.

Hình ảnh vệ tinh về hậu quả vụ phóng tên lửa Sarmat thất bại ảnh 3

Hình ảnh vệ tinh về hậu quả vụ phóng tên lửa Sarmat thất bại ảnh 4

Địa điểm phóng trước và sau vụ phóng tên lửa đạn đạo Sarmat.

Theo chuyên gia này, một hố lớn rộng khoảng 60 m, cùng với thiệt hại trên và xung quanh silo cho thấy tên lửa đã phát nổ ngay sau khi đánh lửa hoặc phóng. Theo ông, có ít nhất 4 xe cứu hỏa xuất hiện gần hầm chứa tên lửa.

Trong khi đó, tờ Reuters dẫn lời ông Pavel Podvig, một chuyên gia về lực lượng hạt nhân của Nga, sống tại Geneva cho biết: "Quan sát các dấu hiệu, có thể thấy đó là một vụ thử nghiệm tên lửa thất bại."

Timothy Wright, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), cho rằng việc phá hủy các khu vực xung quanh hầm chứa tên lửa cho thấy sự cố xảy ra ngay sau khi đánh lửa.

"Nguyên nhân có thể là do tầng đầu tiên (tên lửa đẩy) không kích hoạt đúng cách hoặc gặp sự cố cơ học nghiêm trọng, khiến tên lửa rơi trở lại hoặc rơi gần silo và phát nổ", ông nhấn mạnh.

James Acton, giám đốc chương trình chính sách hạt nhân tại Tổ chức Carnegie vì hòa bình quốc tế (trụ sở tại Mỹ) đã đăng trên mạng xã hội X các hình ảnh vệ tinh và cho biết cuộc thử nghiệm Sarmat đã thất bại.

Hiện, phía Nga vẫn chưa bình luận về các thông tin trên.

Được biết trước đó, dự án MeNMyRC đã công bố hình ảnh vệ tinh cho thấy một tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat được cho là đã phát nổ trong một cuộc thử nghiệm ở Plesetsk, Nga. Các vệ tinh NOAA-20 và SUOMI NPP đã phát hiện đám cháy ở bãi thử.

Truyền thông phương Tây từng đưa tin về năm lần phóng thử Sarmat, trong đó có bốn lần thất bại. Theo CNBC, chuyến bay thử nghiệm dài nhất của Sarmat chỉ kéo dài hơn hai phút, tên lửa bay hơn 35 km trước khi mất kiểm soát và rơi. Lần phóng thành công duy nhất của tên lửa này được cho là diễn ra vào ngày 20/4/2022.

Sarmat là hệ thống tên lửa chiến lược của Nga. Moscow tuyên bố rằng khả năng của nó cho phép nó vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại và được cho là vũ khí có tầm bắn xa nhất thế giới.

Theo dữ liệu từ Reuters, tên lửa Sarmat có tầm bắn hơn 18.000 km (khoảng 11.000 dặm) và trọng lượng phóng lên đến 208 tấn. Nó có thể mang tới 16 đầu đạn hạt nhân.

Tháng 10/2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước này đã hoàn thành công việc chế tạo tên lửa. Bộ trưởng Quốc phòng khi đó, ông Sergei Shoigu tuyên bố tên lửa này sẽ hình thành "nền tảng cho lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga".

Căng thẳng leo thang, Putin cho thử tên lửa đạn đạo

Đúng vào lúc căng thẳng với phương Tây tăng cao, Bộ Quốc phòng Nga đã cho công bố một đoạn video ngắn, ghi lại quá trình nước này thử nghiệm thành công một tên lửa đạo đạo liên lục địa (ICBM) mới, có tên Sarmat.

Căng thẳng leo thang, Putin cho thử tên lửa đạn đạo
 
Truyền thông Nga cho hay, đây là lần thứ hai Sarmat được phóng thành công. Tên lửa này được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 12/2017.

Sarmat vẫn là ICBM bất khả chiến bại sẽ bảo vệ Nga trong 40 – 50 năm tới

Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Sarmat được trang bị các đầu đạn cơ động tiên tiến nhất, ông Vladimir Degtyar, CEO của Trung tâm Tên lửa quốc gia JSC Makeyev Design Bureau nhận định với Tass.

Sarmat vẫn là ICBM bất khả chiến bại sẽ bảo vệ Nga trong 40 – 50 năm tới

Tên lửa này có tốc độ mà không tên lửa nào có thể vượt qua, tầm bắn kỷ lục, độ chính xác cao, hoàn toàn không thể bị tấn công trong khi có thể xâm nhập vào hệ thống phòng thủ tên lửa của kẻ thù.

Sarmat van la ICBM bat kha chien bai se bao ve Nga trong 40 – 50 nam toi

Lý do gạo Việt đắt đỏ, khó xuất khẩu

Việc đáp ứng các điều kiện để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo ở Việt Nam hiện khá ngặt nghèo khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ khó có thể tiếp cận.

Lý do gạo Việt đắt đỏ, khó xuất khẩu

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có công văn góp ý về dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 107 về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Theo VCCI, sau khi tham vấn ý kiến, các doanh nghiệp cho rằng, chi phí và thời gian đi lại để nộp hồ sơ và nhận “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh” hiện ở mức khá lớn, đặc biệt là với các doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.