Căng thẳng leo thang, Putin cho thử tên lửa đạn đạo

Đúng vào lúc căng thẳng với phương Tây tăng cao, Bộ Quốc phòng Nga đã cho công bố một đoạn video ngắn, ghi lại quá trình nước này thử nghiệm thành công một tên lửa đạo đạo liên lục địa (ICBM) mới, có tên Sarmat.

Căng thẳng leo thang, Putin cho thử tên lửa đạn đạo
 
Truyền thông Nga cho hay, đây là lần thứ hai Sarmat được phóng thành công. Tên lửa này được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 12/2017.
Các chuyên gia mô tả, tên lửa Sarmat có khả năng tấn công các mục tiêu cả ở Bắc Cực và Nam Cực. Phiên bản RS-28 Sarmat hiện nay được thiết kế để thay thế mẫu ICBM Voevoda (NATO thường gọi là SS-18 Satan) của Liên Xô cũ.
Trong một bài phát biểu hồi đầu tháng này, Tổng thống Nga Vladimir Putin tự hào tuyên bố, tên lửa Sarmat là một trong những loại vũ khí mới sẽ khiến các hệ thống phòng thủ của NATO trở thành "vô dụng hoàn toàn". Ông nói, mẫu ICBM này có tổng trọng lượng là 200 tấn với tầm bắn xa hơn Satan, cho phép nó tấn công các mục tiêu ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Người đứng đầu Điện Kremlin cho biết thêm, Sarmat cũng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân hơn, khiến nó mạnh hơn đáng kể so với thiết bị tiền nhiệm.

Năm 2016, Thông tấn xã Nga (TASS) từng đưa tin, Sarmat có tầm bắn xa tới hơn 11.000km và mang đầu đạn nặng tới 100 tấn.

Tuy nhiên, phía Mỹ tỏ ra bình tĩnh trước các vụ thử nghiệm vũ khí mới của Nga. Sau cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga hồi tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ, cả hai đã thảo luận về những nỗ lực hạn chế một cuộc chạy đua vũ trang.

Nga triển khai siêu tên lửa RS-28 Sarmat tới những vùng nào?

(Kiến Thức) -Tên lửa đạn đạo RS-28 Sarmat sẽ thay thế loại R-36M2 ở vùng lãnh thổ Krasnoyarsk, phía đông Siberia và khu vực Orenburg ở miền nam vùng Urals.

Nga triển khai siêu tên lửa RS-28 Sarmat tới những vùng nào?
Hãng thông tấn TASS dẫn lời Tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược Nga tướng Sergey Karakayev cho hay, Quân đội Nga đã bắt đầu thay thế tên lửa đạn đạo liên lục địa R-36M2 Voevoda bằng RS-28 Sarmat tại vùng lãnh thổ Krasnoyarsk, phía đông Siberia và khu vực Orenburg ở miền nam vùng Urals.
Cụ thể, tên lửa đạn đạo RS-28 Sarmat sẽ được biên chế cho các sư đoàn tên lửa tại Uzhur thuộc vùng lãnh thổ Krasnoyarsk ở đông Siberia và tại Dombarovsky thuộc khu vực Orenburg, nam Urals.

Giải mã tên lửa đạn đạo mạnh nhất lịch sử (2)

(Kiến Thức) - Tên lửa đạn đạo RS-28 Sarmat sẽ giúp nước Nga đáp trả một cách khủng khiếp nhất với kẻ địch khi mà tên lửa của chúng phóng trước mà chưa tới đích. 

Giải mã tên lửa đạn đạo mạnh nhất lịch sử (2)
Chiến lược ngang bằng
Tư lệnh lực lượng Tên lửa chiến lược Nga, Trung tướng Sergey Karakayev cho biết "sự bổ sung của nhóm tên lửa đạn đạo hạng nặng (R-36M2 hoặc RS-28 Sarmat), trái ngược với nhóm tên lửa đạn đạo hạng nhẹ (Topol-M hoặc Yars), sẽ tăng gấp 4 lần trên mọi thông số được sử dụng để đánh giá hiệu quả chiến đấu của lực lượng Tên lửa chiến lược".

Soi xét 3 vũ khí đích thân Tổng thống Putin “khoe“

(Kiến Thức) - Trong Thông điệp Liên bang của năm 2018, đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giới thiệu bộ ba vũ khí răn đe mới của nước Nga, với quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc gia của Moscow trước mọi mối đe dọa từ bên ngoài.

Soi xét 3 vũ khí đích thân Tổng thống Putin “khoe“
Hãng thông tấn Sputnik dẫn Thông điệp Liên bang của Tổng thống Putin có đoạn: "Trong tất cả những năm sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước ABM (Chống tên lửa đạn đạo), chúng ta đã cố gắng làm việc phát triển các thiết bị và vũ khí của tương lai. Điều này cho phép chúng ta thực hiện bước tiến nhanh chóng trong việc chế tạo ra những vũ khí chiến lược mới ", ông Putin nói. Nguồn ảnh: Sputnik.
 Hãng thông tấn Sputnik dẫn Thông điệp Liên bang của Tổng thống Putin có đoạn: "Trong tất cả những năm sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước ABM (Chống tên lửa đạn đạo), chúng ta đã cố gắng làm việc phát triển các thiết bị và vũ khí của tương lai. Điều này cho phép chúng ta thực hiện bước tiến nhanh chóng trong việc chế tạo ra những vũ khí chiến lược mới ", ông Putin nói. Nguồn ảnh: Sputnik.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.