Hình ảnh ám ảnh ngư dân săn giết cá voi để sinh sống

Hình ảnh ám ảnh ngư dân săn giết cá voi để sinh sống

(Kiến Thức) - Gần đây, nhiếp ảnh gia người Thụy Sĩ Claudio Seber ghi được những hình ảnh ấn tượng và ám ảnh về toàn bộ quá trình săn giết cá voi của một nhóm ngư dân sống trên một hòn đảo xa xôi ở Indonesia. 

Những hình ảnh  săn giết cá voi được ghi lại tại đảo Lembata, tỉnh Nusa Tenggara, miền Nam Indonesia vô cùng ám ảnh, thu hút sự chú ý và gây tranh cãi lớn.
Những hình ảnh săn giết cá voi được ghi lại tại đảo Lembata, tỉnh Nusa Tenggara, miền Nam Indonesia vô cùng ám ảnh, thu hút sự chú ý và gây tranh cãi lớn.
Theo chia sẻ của ngư dân nơi đây, họ đánh bắt cá voi vì sinh kế. Săn cá voi đã là truyền thống hơn 600 năm nay của người dân trên đảo.
Theo chia sẻ của ngư dân nơi đây, họ đánh bắt cá voi vì sinh kế. Săn cá voi đã là truyền thống hơn 600 năm nay của người dân trên đảo.
Khi phát hiện cá voi, thợ săn chính cần dũng cảm lao xuống nước, đâm vào cơ thể cá voi bằng những cây thương, ngọn giáo khổng lồ.
Khi phát hiện cá voi, thợ săn chính cần dũng cảm lao xuống nước, đâm vào cơ thể cá voi bằng những cây thương, ngọn giáo khổng lồ.
Thời điểm cá voi bị thương nặng và không thể chống trả, toàn đoàn đi săn sẽ kéo cá voi lên bờ và tiến hành mổ thịt, phân xác cá voi ngay trên bãi biển.
Thời điểm cá voi bị thương nặng và không thể chống trả, toàn đoàn đi săn sẽ kéo cá voi lên bờ và tiến hành mổ thịt, phân xác cá voi ngay trên bãi biển.
Yosef Bataona, người đứng đầu làng Lamalera cho biết: "Mặc dù chúng ta đang sống trong thời đại máy móc thế nhưng số lượng cá voi bị bắt mỗi năm không hề tăng. Năm ngoái chúng tôi đã bắt được 25 con cá voi. Có năm con số này có thể lên đến 40 con. Tuy nhiên, thi thoảng, cả năm chúng tôi không săn được gì.
Yosef Bataona, người đứng đầu làng Lamalera cho biết: "Mặc dù chúng ta đang sống trong thời đại máy móc thế nhưng số lượng cá voi bị bắt mỗi năm không hề tăng. Năm ngoái chúng tôi đã bắt được 25 con cá voi. Có năm con số này có thể lên đến 40 con. Tuy nhiên, thi thoảng, cả năm chúng tôi không săn được gì.
Trung bình, chúng tôi cần giết khoảng 3 con cá voi mỗi năm để nuôi sống tất cả các gia đình sống trên đảo".
Trung bình, chúng tôi cần giết khoảng 3 con cá voi mỗi năm để nuôi sống tất cả các gia đình sống trên đảo".
Tại hòn đảo này, các ngư dân tin rằng cá voi là một món quà từ tổ tiên của họ và Thượng đế. Vì vậy, vào đầu mùa săn cá voi, những ngư dân sống trên đảo sẽ tổ chức một buổi lễ tôn giáo để cầu mong có thể săn bắt được cá voi một cách thuận lợi.
Tại hòn đảo này, các ngư dân tin rằng cá voi là một món quà từ tổ tiên của họ và Thượng đế. Vì vậy, vào đầu mùa săn cá voi, những ngư dân sống trên đảo sẽ tổ chức một buổi lễ tôn giáo để cầu mong có thể săn bắt được cá voi một cách thuận lợi.
Được biết, vào năm 1986, chính phủ Indonesia đã ký "Công ước quốc tế về quy chế săn bắt cá voi" tuy nhiên đến hiện nay, chính phủ vẫn phớt lờ công ước, cho phép ngư dân trên đảo Lamalera tiếp tục truyền thống săn cá voi của mình.
Được biết, vào năm 1986, chính phủ Indonesia đã ký "Công ước quốc tế về quy chế săn bắt cá voi" tuy nhiên đến hiện nay, chính phủ vẫn phớt lờ công ước, cho phép ngư dân trên đảo Lamalera tiếp tục truyền thống săn cá voi của mình.
Lý do được đưa ra là do toàn bộ đảo Lamalera được bao phủ bởi đá, không hề có đất đai màu mỡ, cũng không thể trồng cây. Không còn lựa chọn nào khác, ngư dân đành dồn tất cả sinh kế vào đại dương.
Lý do được đưa ra là do toàn bộ đảo Lamalera được bao phủ bởi đá, không hề có đất đai màu mỡ, cũng không thể trồng cây. Không còn lựa chọn nào khác, ngư dân đành dồn tất cả sinh kế vào đại dương.
Năm 2010, một số nhà nghiên cứu ở Indonesi và WWF đã đến đảo để thảo luận về vấn đề bảo vệ cá voi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không hề được chào đón. Ngư dân ở đảo giận dữ và trục xuất các nhà nghiên cứu khỏi đảo. Tính đến thời điểm hiện tại, chính phủ Indonesia vẫn chưa có phương án cuối cùng để giải quyết triệt để vấn đề này.
Năm 2010, một số nhà nghiên cứu ở Indonesi và WWF đã đến đảo để thảo luận về vấn đề bảo vệ cá voi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không hề được chào đón. Ngư dân ở đảo giận dữ và trục xuất các nhà nghiên cứu khỏi đảo. Tính đến thời điểm hiện tại, chính phủ Indonesia vẫn chưa có phương án cuối cùng để giải quyết triệt để vấn đề này.
Mời quý vị xem video: Ngoạn mục hình ảnh cá voi sát thủ

GALLERY MỚI NHẤT