Hiệu trưởng Phú Yên nhờ người thi hộ: Đạo đức nghề giáo là gì?

(Kiến Thức) - Ông Huỳnh Cát Tạo, hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Anh Hào nhờ người làm bài kiểm tra hộ nhằm hoàn thành chương trình học Đại học Sư phạm Toán, vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề giáo, cần bị xem xét kỷ luật.

Hiệu trưởng Phú Yên nhờ người thi hộ: Đạo đức nghề giáo là gì?
UBND huyện Tây Hòa (Phú Yên) đang tiến hành các bước để xử lý kỷ luật đối với ông Huỳnh Cát Tạo, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Anh Hào (xã Hòa Bình 1). Ông Huỳnh Cát Tạo bị xem xét kỷ luật do hiệu trưởng này nhờ người làm bài kiểm tra hộ nhằm hoàn thành chương trình học Đại học Sư phạm Toán, vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề giáo.
Cụ thể, đạo đức nhà giáo được quy định tại Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ GD&ĐT.
Theo đó, tại khoản 2, điều 6 về giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo nêu rõ, không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
Hieu truong Phu Yen nho nguoi thi ho: Dao duc nghe giao la gi?
 Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Anh Hào. Ảnh: TTXVN
Ngoài ra, tại điều 3 quy định về phẩm chất chính trị của nhà giáo nêu rõ, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Tại điều 4 quy định chi tiết về đạo đức nghề nghiệp, cụ thể: Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.
Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
Lối sống, tác phong của nhà giáo được quy định tại điều 5, Quyết định số 16. Cụ thể, sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật…
Có thể thấy, quy định về đạo đức nhà giáo là cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh. Đồng thời là một trong những cơ sở để đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo.
Bản thân ông Huỳnh Cát Tạo là Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Anh Hào, là một giáo viên, từng nghiêm cấm học sinh, kỷ luật học sinh về các vấn đề gian lận trong thi cử, giờ ông hiệu trưởng lại là người gian lận, vi phạm đạo đức nhà giáo là không thể chấp nhận được.
Trao đổi với báo chí, ông Mai Ne, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Hòa cho biết, sau khi giao cho phòng GD&ĐT huyện tiến hành xác minh làm rõ nội dung đơn thư nhưng phòng chưa làm hết trách nhiệm, UBND huyện đã giao cho Phòng Nội vụ và Thanh tra huyện tiếp tục tiến hành xác minh.
“Bước đầu ông Tạo đã thừa nhận việc có nhờ người khác làm bài kiểm tra hộ là đã sai hoàn toàn, vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề giáo” – ông Mai Ne nói và cho biết, quan điểm của huyện sẽ xử lý nghiêm việc này.
“Huyện sẽ xử lý vấn đề ông Tạo vi phạm đạo đức nghề giáo trước. Sau đó sẽ làm văn bản gửi 2 trường Đại học mà ông Tạo đã học để tiến hành kiểm tra tất cả các bài thi. Trường Đại học họ kiểm tra nếu xác định ông Tạo có gian lận trong việc làm bài… từ đó có thể rút bằng thì chúng tôi sẽ có hướng xử lý tiếp theo” – ông Ne cho hay.
Trước đó, từ năm 2012 – 2016, ông Huỳnh Cát Tạo đã đăng ký học 2 bằng đại học theo hình thức đào tạo từ xa là Đại học Toán (ĐH Sư Phạm Huế) và Đại học Quản lý giáo dục (ĐH Sư Phạm Hà Nội) được mở lớp tại Trung tâm giáo dục Thường xuyên Phú Yên (TP Tuy Hòa). Sau khi tốt nghiệp 2 bằng đại học, ông Tạo được bổ nhiệm là Hiệu trưởng Trường THCS Lê Hoàn (huyện Tây Hòa). Đến tháng 3/2020, ông Tạo được phân công chuyển công tác về làm Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Anh Hào.
Đáng chú ý, ông Tạo bị tố cáo trong thời gian học 2 bằng ĐH trên đã nhờ nhiều người học hộ, thi hộ.Người giúp ông Tạo nhiều nhất là ông H.H.V và bà L.T.H (đều là giáo viên Toán, Trường THCS Lê Hoàn).Tuy nhiên, qua làm việc ông H.H.V và bà L.T.H đã không thừa nhận việc mình có giúp sức cho ông Tạo và cho rằng không thân quen với ông Tạo.
Đến ngày 3/4, khi làm việc với ông N.V.S (giáo viên môn Sinh học Trường Trung học Cơ sở Lê Hoàn), ông S thừa nhận việc đi chép bài kiểm tra giúp ông Tạo 3 môn là Toán Logic, Toán xác suất thống kê và Toán tích phân.
Trao đổi với báo chí về việc việc nhờ người làm bài kiểm tra hộ, ông Huỳnh Cát Tạo giải thích do hè 2013 bị tai nạn gãy xương đòn. Do mới xuất viện về, sức khỏe yếu nên ông N.V.S có nhận lời làm bài kiểm tra giúp. Đây là bài kiểm tra điều kiện chứ không phải bài thi hết học phần.
Với kết quả xác minh có được, Phòng GD&ĐT huyện Tây Hòa đề xuất xử lý ông Huỳnh Cát Tạo và ông N.V.S bằng hình thức kiểm điểm rút kinh nghiệm vì cho rằng, ông Tạo bị tai nạn nên không đủ sức khỏe để làm bài kiểm tra mới nhờ ông S. làm hộ, đây là việc làm bất khả kháng; đối với ông S. do thấy đồng nghiệp gặp hoạn nạn nên đã giúp đỡ. Tuy nhiên, Phòng GD&ĐT huyện đã chưa làm hết trách nhiệm của mình, xác minh chưa đúng, đủ.

>>> Mời độc giả xem thêm video Đề nghị quy định chuẩn mực đạo đức của giáo viên

Nguồn: VTC Now 

Những quy định, chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2017

(Kiến Thức) - Buộc thôi học những người thi hộ, dán nhãn năng lượng ô tô, xe máy... là những quy định, chính sách có hiêu lực từ tháng 4/2017.

Những quy định, chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2017
Cùng điểm lại những quy định, chính sách có hiệu lực từ tháng 4/2017.
Rút tiền vượt mức phải đăng ký trước

Từ trước đến giờ, chúng ta lấy đâu ra giáo viên trung học cơ sở?

Hệ đào tạo này chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm đúng mức, để lại một khoảng trống đáng ngạc nhiên trong hệ thống đào tạo sư phạm.

Từ trước đến giờ, chúng ta lấy đâu ra giáo viên trung học cơ sở?
LTS: Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Tiến sĩ Ngô Gia Võ - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn Miền núi - Đại học Thái Nguyên, nguyên Trưởng khoa Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

“Nở rộ” dịch vụ học thuê: Chất lượng những tấm bằng sẽ về đâu?

Chuyện sinh viên chính quy, sinh viên tại chức thuê người “học thuê” đã là một sự thật tồn tại khá lâu. Giờ đây, nhờ công nghệ, các dịch vụ học thuê càng “nở rộ” và ngày càng chuyên nghiệp, giúp người đi học có thể trốn học mà vẫn đảm bảo kết quả như ý.

“Nở rộ” dịch vụ học thuê: Chất lượng những tấm bằng sẽ về đâu?
“Suốt thời gian đi học đa phần là... thuê học”
Mới đây, trên một nhóm kín Facebook có tên “học hộ thi hộ”, một nữ sinh tên K. T.M.A, sinh viên một trường y tế đã đăng bài “tố” một nữ sinh khác. Chuyên là nữ sinh này thuê A. đi học hộ 2 ngày cuối tuần với giá 300.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, sau khi A. đã hoàn tất việc học thuê, nữ sinh nói trên lại không thanh toán tiền, hẹn lần hẹn lữa và mất hút.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.