“Nở rộ” dịch vụ học thuê: Chất lượng những tấm bằng sẽ về đâu?

Chuyện sinh viên chính quy, sinh viên tại chức thuê người “học thuê” đã là một sự thật tồn tại khá lâu. Giờ đây, nhờ công nghệ, các dịch vụ học thuê càng “nở rộ” và ngày càng chuyên nghiệp, giúp người đi học có thể trốn học mà vẫn đảm bảo kết quả như ý.

“Nở rộ” dịch vụ học thuê: Chất lượng những tấm bằng sẽ về đâu?
“Suốt thời gian đi học đa phần là... thuê học”
Mới đây, trên một nhóm kín Facebook có tên “học hộ thi hộ”, một nữ sinh tên K. T.M.A, sinh viên một trường y tế đã đăng bài “tố” một nữ sinh khác. Chuyên là nữ sinh này thuê A. đi học hộ 2 ngày cuối tuần với giá 300.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, sau khi A. đã hoàn tất việc học thuê, nữ sinh nói trên lại không thanh toán tiền, hẹn lần hẹn lữa và mất hút.
Đáp trả lại A., nữ sinh tên L. cũng “đăng đàn” tố A. không học đủ buổi, khiến L. bị vắng điểm danh của giáo viên. L. còn khẳng định chắc nịch: “Tao thuê người đi học lần này không phải lần đầu, suốt thời gian đi học đa phần là tao thuê nên không phải không biết điều” (!).
“No ro” dich vu hoc thue: Chat luong nhung tam bang se ve dau?
 Hàng loạt dịch vụ học thuê quảng cáo trên mạng xã hội.
Câu chuyện nói trên làm cư dân mạng hết sức bất ngờ. Nhiều câu hỏi đặt ra: Những sinh viên này sẽ là những người công tác trong ngành y tương lai, sẽ ra sao nếu bệnh nhân xui xẻo “rơi” vào tay những người chuyên thuê người học hộ hay dành thời gian của mình để đi học thuê như thế?
Học thuê từ lâu đã trở thành một “nghề tay trái” của những sinh viên làm thêm kiếm tiền đóng học phí. Hầu hết tại mỗi trường đại học đều có những sinh viên “nổi tiếng” chuyên đi học thuê kiếm tiền, và tất nhiên là nổi tiếng một cách âm thầm, nhờ các sinh viên khác truyền miệng nhau. Cạnh đó còn có cả những bạn không chuyên, thi thoảng rảnh rỗi được nhờ đi học hộ và nhận thù lao trong lúc đang kẹt tiền.
Mạng xã hội phát triển, nhiều sinh viên đã lập ra những nhóm kín trên facebook chuyên trao đổi, giao dịch học hộ. Ngoài ra, các nhóm, diễn đàn dành riêng cho sinh viên một số trường cũng có những “giao dịch” kiểu như trên.
Ngoài học hộ, học thuê, sinh viên một số trường còn có hình thức học trao đổi. Ví dụ, một sinh viên bận đột xuất sẽ lên group hoặc diễn đàn nhờ người đi học hộ, người nhận lời sau đó sẽ được “trả” lại một lần học hộ khi có việc bận.
Có thể nói, chuyện học hộ lấy tiền hoặc học hộ qua lại trong giới sinh viên đã không còn xa lạ. Nguyễn T.H.V., sinh viên một trường kinh tế trên địa bàn TP HCM chia sẻ: “Em nghĩ chuyện học hộ cũng không có gì quá đáng, trong đời sống sinh viên ai chẳng có lúc bận đột xuất, như về quê, đi du lịch với bạn bè hay bận làm thêm thù lao cao, nên chuyện nhờ vả qua lại hoặc thuê học hộ lẫn nhau vẫn có thể chấp nhận được”.
Dịch vụ học hộ ngày càng chuyên nghiệp
Cần đến học hộ, học thuê không chỉ có sinh viên. Những người đi làm, tham gia các lớp học tại chức, văn bằng hai mới là đối tượng thường sử dụng đến dịch vụ này. Chính vì thế, các dịch vụ học hộ, học thuê, thậm chí thi hộ ra đời. Qua facebook, website đến zalo, các dịch vụ này tiếp thị tận nơi đến người dùng với nhiều “gói dịch vụ” hấp dẫn và nhiều mức giá.
Thông thường, các dịch vụ học thuê sẽ gồm một số gói cơ bản sau: “điểm danh và học hộ không chép bài”, “ học hộ trọn gói”, “học thuê tại chức”, “học thuê chính trị” hay “học thuê văn bằng hai”… Các gói này có thể chia ra bằng việc học thuê ở mức cơ bản như chỉ điểm danh không chép bài, điểm danh cộng chép bài, thậm chí điểm danh, chép bài và làm bài kiểm tra.
Gói học hộ còn được chia ra theo tiêu chí ngắn hạn và dài hạn, ví dụ học theo buổi, học theo tuần, học theo tháng, theo khóa hoặc thậm chí theo suốt cả quá trình học.
Trên trang web “học thuê giá rẻ” thậm chí còn đưa ra một số ưu đãi dành cho khách hàng thường xuyên, đồng thời cam kết không “bị lộ” vì lớp đông và người học thuê đã trang bị các kĩ năng, thủ thuật cần thiết để “qua mắt” giáo viên. Gọi điện đến Trung tâm học hộ chuyên nghiệp được quảng cáo rầm rộ trên facebook, trung tâm này báo giá dịch vụ cho một buổi học hộ là 400.000 đồng.
Trung bình sẽ cộng thêm 200.000 đồng cho mỗi chi tiết phát sinh như làm bài kiểm tra hay chép bài hộ… Giá theo buổi sẽ giảm đáng kể nếu khách hàng thuê học theo tháng, và rẻ hơn nếu học dài hạn hơn. Theo Trung tâm này cho biết, người đi học hộ là người có kiến thức về môn học hộ nên có thể chép bài lưu loát, dễ hiểu, thậm chí ghi âm giúp và có thể ứng biến nếu kiểm tra đột xuất.
Được biết, đa phần các trung tâm nói trên sử dụng lực lượng sinh viên các trường đại học hoặc mới đi làm. Các trung tâm này tuyển chọn và “điều phối” nhân lực để cung cấp cho khách hàng. Theo Trung tâm học hộ chuyên nghiệp thì trước đến nay trung tâm này chưa hề có trường hợp học hộ mà bị lộ, thậm chí một số trung tâm còn có trụ sở giao dịch tại mặt tiền các quận trung tâm hẳn hoi.
Với sự “nở rộ” của các dịch vụ học hộ, học thuê nói trên, thì chất lượng của những tấm bằng, năng lực của những cử nhân sẽ “đi đâu, về đâu” trong khi thị trường lao động ngày càng có nhu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực…

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận được “tung hoa” sau phát ngôn bằng giả

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đang gây sốt dư luận với phát ngôn: "Những người có bằng giả chỉ có thể “chui” vào hệ thống công chức nhà nước, chứ không thể vào được DN tư nhân".

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận được “tung hoa” sau phát ngôn bằng giả

Hai ngày qua, cộng đồng mạng rộ lên, tán thưởng câu nói của bộ trưởng Giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận: “Chỉ có bằng giả mới vào được cơ quan nhà nước”. Câu nói của ông (tại phiên họp ngày 25/2 của hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực giai đoạn 2011 – 2015, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì) ngay lập tức được dư luận thừa nhận mà hầu như không yêu cầu phải chứng minh.

Có chuyện người vô học lãnh đạo... người có học

(Kiến Thức) - "Thuê người thi hộ, học hộ và ra trường “ấm thân”, lực lượng đó thậm chí còn “lãnh đạo” những người thực sự dùi mài kinh sử", GS Văn Như Cương chia sẻ với Kiến Thức.

Có chuyện người vô học lãnh đạo... người có học
Công chúng và học sinh chuẩn bị tốt nghiệp cấp 3 vừa bị dội một gáo nước lạnh về hiện trạng 72.000 cử nhân thất nghiệp được công bố trước thềm cuộc thi đại học, cao đẳng năm 2014. Chuyên mục CAFE ĐẦU TUẦN của Báo Điện tử Kiến Thức đã có cuộc trò chuyện với GS Văn Như Cương để nghe ông “bắt bệnh” thực trạng này!

7 điều bí ẩn mà ai cũng muốn một giải thích hợp lý

Có khoảng 5,5 tỷ lượt tìm kiếm trên Google mỗi ngày. Con người là sinh vật tò mò, do đó, chúng ta luôn có niềm đam mê  bất tận khám phá mọi điều kỳ lạ, điều bí ẩn.

7 điều bí ẩn mà ai cũng muốn một giải thích hợp lý

1. Tại sao con người cảm thấy "lo lắng, bồn chồn"

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.