Hết là Phó chủ tịch Hậu Giang, ông Trịnh Xuân Thanh làm gì?

Ngày 16/6, trong danh sách các phó chủ tịch tái cử không có tên ông Trịnh Xuân Thanh - Phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016.

Hết là Phó chủ tịch Hậu Giang, ông Trịnh Xuân Thanh làm gì?
Tại kỳ họp thứ nhất, HĐND tỉnh Hậu Giang khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021 đã bầu các chức danh chủ chốt UBND tỉnh. Trao đổi với Pháp Luật TP HCM, ông Huỳnh Thanh Tạo, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang, cho biết: Kể từ thời điểm bế mạc kỳ họp này, ông Trịnh Xuân Thanh không còn là Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhưng vẫn là tỉnh ủy viên, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV nhiệm kỳ 2016-2021.
Ông Lữ Văn Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Vì ông Thanh vẫn còn là tỉnh ủy viên do vậy sắp tới Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ họp để phân công nhiệm vụ theo quy định đối với tỉnh ủy viên”.
Một vấn đề được dư luận quan tâm là ông Trịnh Xuân Thanh có nằm trong diện luân chuyển, điều động và vì sao ông Thanh lại được về Hậu Giang làm phó chủ tịch UBND tỉnh?
Ông Trịnh Xuân Thanh được cử tri bầu làm đại biểu Quốc hội với số phiếu tín nhiệm cao nhất tỉnh Hậu Giang.
 Ông Trịnh Xuân Thanh được cử tri bầu làm đại biểu Quốc hội với số phiếu tín nhiệm cao nhất tỉnh Hậu Giang.
Trả lời báo chí, ông Trần Lưu Hải, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, cho biết ở cấp phó chủ tịch tỉnh, Ban Bí thư chỉ quản lý với hai TP lớn là Hà Nội, TP HCM. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, cho hay: “Ở các tỉnh, thành nhỏ, Ban Bí thư quản lý phó bí thư tỉnh ủy. Còn phó chủ tịch mà không nằm trong thường vụ thì thường vụ cấp ủy ở đó quản lý”.
Nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tạ Xuân Đại cũng cho rằng cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan tổ chức ở trung ương trong việc đưa ông Trịnh Xuân Thanh từ một vụ trưởng ở Bộ Công Thương về làm phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
“Nếu anh không được quy hoạch, không được Bộ Chính trị đưa vào danh sách luân chuyển về địa phương, vậy mà vẫn về được thì đó là việc cần làm rõ” - ông Đại nói.
Gặp mặt báo chí chiều 16/6, Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Hội đồng Bầu cử Quốc gia đang chờ kết luận chính thức sau khi có ý kiến chỉ đạo của tổng bí thư. Đây sẽ là cơ sở để xem xét tư cách đại biểu với ông Trịnh Xuân Thanh, người vừa trúng cử ĐBQH với số phiếu khá cao ở Hậu Giang.
“Nhưng chỉ việc đổi biển số ô tô của ông Thanh thì đã không xứng đáng là ĐBQH. Vì sao? Vì anh không trung thực” - ông Phúc đánh giá.
Mời quý độc giả xem video Xe biển xanh đi lễ hội (nguồn VTV):

Hướng dẫn xét tuyển vào Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN

Dưới đây là hướng dẫn xét tuyển vào đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội năm học 2016-2017 - đợt 1.

Hướng dẫn xét tuyển vào Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN
 
+ Các chuyên ngành: Tiếng Anh Kinh tế Quốc tế, Tiếng Anh Quản trị Kinh doanh, Tiếng Anh Tài chính - Ngân hàng thuộc ngành Ngôn ngữ Anh do Trường ĐH Ngoại ngữ và Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN phối hợp đào tạo.
+ Trường đào tạo chương trình chất lượng cao ngành Sư phạm tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Pháp và Ngôn ngữ Nhật.
+ Sau khi học hết năm thứ nhất, sinh viên có cơ hội học chương trình đào tạo thứ 2 để lấy bằng ĐH chính quy một trong các ngành sau: ngành Kinh tế Quốc tế, ngành Tài chính-Ngân hàng của Trường ĐH Kinh tế-ĐHQGHN; ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, ngành Báo chí, ngành Khoa học quản lý và ngành Quốc tế học của Trường ĐH KHXH&NV-ĐHQGHN; ngành Luật học của khoa Luật-ĐHQGHN; ngành Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường ĐHNN.
+ Học bổng: Sinh viên Trường được nhận học bổng thuộc ngân sách Nhà nước cấp theo các chế độ quy định. Ngoài ra, hàng năm Trường có hơn 200 học bổng ngoài ngân sách gồm tiền mặt và các chương trình du học, trao đổi sinh viên với các trường đại học nước ngoài do các cá nhân và tổ chức tài trợ dành cho sinh viên có thành tích trong học tập và rèn luyện, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
+ Sinh viên học tại Trường được tạo điều kiện vay vốn hỗ trợ học tập không lãi suất, không giới hạn số lượng sinh viên được vay.
Phương thức xét tuyển:
Thí sinh đã tham gia kỳ thi Đánh giá năng lực vào Đại học Quốc gia Hà Nội, có điểm bài thi Đánh giá năng lực từ 70/140 điểm, bài thi Ngoại ngữ từ 40/80 điểm. Điểm trúng tuyển xét theo từng ngành học, thí sinh đủ điểm vào trường nhưng không đủ điểm vào ngành đã đăng ký sẽ được chuyển vào ngành học khác của trường (nếu còn chỉ tiêu).
Thời gian đăng ký xét tuyển đợt 1
Từ 8 giờ 00 ngày 13/6 đến 16 giờ 30 ngày 24/6/2016.
Cổng thông tin ĐKXT trực tuyến: xettuyen.vnu.edu.vn
Các thông tin thí sinh cần chuẩn bị trước khi ĐKXT trực tuyến
Số chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân
Địa chỉ email của thí sinh (bắt buộc)
Số báo danh của thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL)
Kết quả điểm thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) và Ngoại ngữ (nếu có)
Năm tốt nghiệp THPT
Xếp loại hạnh kiểm năm lớp 12
Hộ khẩu thường trú trong thời gian học trung học phổ thông: Tỉnh/Thành phố, Huyện/Quận, Phường/Xã
Khu vực dự thi (KV3, KV2, KV2-NT, KV1)
Các giải thưởng hưởng ưu tiên trong tuyển sinh
Các minh chứng được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh.
Các giấy tờ khác có liên quan.
Đăng ký xét tuyển
Thí sinh sử dụng số chứng minh nhân dân/căn cước công dân đã dùng để đăng ký thi ĐGNL, số báo danh và kết quả thi ĐGNL để ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
Tài khoản đăng nhập (Username), Mật khẩu đăng nhập (Password), Phiếu thông tin ĐKXT, Hướng dẫn nộp lệ phí ĐKXT được gửi tới địa chỉ email của thí sinh đăng ký (thí sinh lưu ý bảo quản cẩn mật thông tin cá nhân, tài khoản và mật khẩu).
Thí sinh ĐKXT phải hoàn thành đầy đủ, đúng các thông tin trong mục ĐKXT trực tuyến (Phụ lục 2). Thông tin ĐKXT được chuyển tới địa chỉ email của thí sinh hoặc có thể in sau khi hoàn thành ĐKXT trực tuyến.
Phần mềm xét tuyển cho phép thí sinh ĐKXT tối đa 2 ngành học của một đơn vị đào tạo theo thứ tự ưu tiên (nguyện vọng 1, 2);
Nộp lệ phí ĐKXT
Lệ phí: 30.000 đồng/hồ sơ (Ba mươi nghìn đồng/hồ sơ).
Sau khi thí sinh hoàn thiện ĐKXT, phần mềm cho phép in và gửi tới địa chỉ email của thí sinh thông tin hướng dẫn thí sinh nộp lệ phí ĐKXT theo 1 trong 3 hình thức:
Nộp tại chi nhánh/phòng giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV)
Chuyển khoản qua Internet banking tại BIDV
Chuyển khoản qua ATM của BIDV.
Hướng dẫn chi tiết các hình thức nộp lệ phí tại Phụ lục 3.
Lệ phí đã nộp không trả lại. Thí sinh hủy hồ sơ và ĐKXT lần 2 phải nộp lệ phí xét tuyển mới.
Thí sinh phải hoàn thành việc nộp lệ phí trong khoảng thời gian 48 giờ ngay sau khi gửi ĐKXT trực tuyến.
Thí sinh đăng nhập tài khoản hoặc hòm thư điện tử đăng ký để kiểm tra tình trạng nộp lệ phí.
Sửa thông tin ĐKXT
Sau khi gửi ĐKXT, thí sinh chỉ được phép sửa một số thông tin đăng ký xét tuyển (ĐKXT) quy định tại điểm e-k ở mục 3 kể trên trong khoảng thời gian 48 giờ tính từ khi gửi ĐKXT trực tuyến.
Thí sinh không thể sửa bất kỳ thông tin sau 16 giờ 30 ngày 22/6/2016 (đợt 1).
Hủy ĐKXT
Thí sinh chỉ được hủy ĐKXT trực tuyến một lần trước 16 giờ 30 ngày 22/6/2016.
Theo dõi kết quả ĐKXT
Thí sinh theo dõi kết quả ĐKXT hàng ngày trên website của đơn vị.
Nhập học
HĐTS gửi giấy báo đạt ngưỡng điểm vào ĐHQGHN trước ngày 25/07/2016 và triệu tập thí sinh nhập học từ ngày 5/8 đến ngày 15/8 (đợt 1).
Thí sinh phải tốt nghiệp THPT mới được công nhận trúng tuyển vào ĐHQGHN.
Các giấy tờ thí sinh cần chuẩn bị trước khi nhập học:
Giấy báo đạt điểm ngưỡng xét tuyển đầu vào đại học chính quy đợt 1 năm 2016: bản chính và 03 bản photocopy.
Giấy chứng minh nhân dân: 01 bản photocopy có công chứng và có bản chính để kiểm tra.
Bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (đối với thí sinh tốt nghiệp trước năm 2016): 01 bản photocopy có công chứng và có bản chính để kiểm tra. Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (bản chính) (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2016).
Học bạ THPT hoặc tương đương: 01 bản photocopy có công chứng hoặc xác nhận của trường nơi tốt nghiệp và có bản chính để kiểm tra.
Giấy khai sinh: 01 bản sao y bản chính hoặc 01 bản photocopy có công chứng.
Hộ khẩu thường trú: 01 bản photocopy có công chứng và có bản chính để kiểm tra (đối với trường hợp được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú).
Bản sơ yếu lý lịch theo mẫu gửi kèm, có dán ảnh đóng dấu giáp lai và chứng nhận của chính quyền địa phương hoặc thủ trưởng cơ quan nơi bố (hoặc mẹ) công tác.
Giấy chứng nhận được hưởng chế độ ưu tiên theo đối tượng, chính sách xã hội (nếu có).
Lý lịch và giấy chuyển sinh hoạt Đảng, Đoàn (nếu có).
Phiếu báo nhân khẩu tạm vắng do cơ quan công an phường (xã) cấp kèm theo bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (đối với sinh viên có nhu cầu đăng ký tạm trú).
Giấy chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự (đối với nam, trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự).
10 ảnh 3x4 và 02 ảnh 6x9, chụp không quá 1 năm tính đến thời điểm nhập học.
Các giấy tờ/minh chứng hưởng chính sách ưu tiên tuyển sinh, ưu tiên xét tuyển (nếu có).
 

Tổng Bí thư chỉ đạo kiểm tra vụ "xe biển xanh ở Hậu Giang"

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa chỉ đạo kiểm tra vụ "xe biển xanh ở Hậu Giang".

Tổng Bí thư chỉ đạo kiểm tra vụ "xe biển xanh ở Hậu Giang"

Bản tin Thời sự 19h hôm nay 9/6 của VTV1 vừa đưa tin về ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng liên quan đến vụ "xe biển xanh ở Hậu Giang".

Ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng liên quan đến bài báo của Báo Thanh Niên số 155 ra ngày 3/6/2016 tại trang 21 có đăng bài “Xe tư nhân gắn biển số xanh và “di sản” của Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang”: Tổng bí thư giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Công an, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, Ban Thi đua khen thưởng Trung ương, Tỉnh ủy Hậu Giang và Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam khẩn trương kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung mà Báo Thanh Niên đã nêu.

Ông Trịnh Xuân Thanh xin không tái cử Phó chủ tịch Hậu Giang

Sáng 15/6, ông Trịnh Xuân Thanh - phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang có đơn xin không tái cử Phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021.

Ông Trịnh Xuân Thanh xin không tái cử Phó chủ tịch Hậu Giang
“Đơn của ông Thanh gửi thường trực Tỉnh ủy và thường trực HĐND và cả hai nơi này đã nhận được”, ông Ca nói.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.