Hướng dẫn xét tuyển vào Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN

Dưới đây là hướng dẫn xét tuyển vào đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội năm học 2016-2017 - đợt 1.

 
+ Các chuyên ngành: Tiếng Anh Kinh tế Quốc tế, Tiếng Anh Quản trị Kinh doanh, Tiếng Anh Tài chính - Ngân hàng thuộc ngành Ngôn ngữ Anh do Trường ĐH Ngoại ngữ và Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN phối hợp đào tạo.
+ Trường đào tạo chương trình chất lượng cao ngành Sư phạm tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Pháp và Ngôn ngữ Nhật.
+ Sau khi học hết năm thứ nhất, sinh viên có cơ hội học chương trình đào tạo thứ 2 để lấy bằng ĐH chính quy một trong các ngành sau: ngành Kinh tế Quốc tế, ngành Tài chính-Ngân hàng của Trường ĐH Kinh tế-ĐHQGHN; ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, ngành Báo chí, ngành Khoa học quản lý và ngành Quốc tế học của Trường ĐH KHXH&NV-ĐHQGHN; ngành Luật học của khoa Luật-ĐHQGHN; ngành Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường ĐHNN.
+ Học bổng: Sinh viên Trường được nhận học bổng thuộc ngân sách Nhà nước cấp theo các chế độ quy định. Ngoài ra, hàng năm Trường có hơn 200 học bổng ngoài ngân sách gồm tiền mặt và các chương trình du học, trao đổi sinh viên với các trường đại học nước ngoài do các cá nhân và tổ chức tài trợ dành cho sinh viên có thành tích trong học tập và rèn luyện, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
+ Sinh viên học tại Trường được tạo điều kiện vay vốn hỗ trợ học tập không lãi suất, không giới hạn số lượng sinh viên được vay.
Phương thức xét tuyển:
Thí sinh đã tham gia kỳ thi Đánh giá năng lực vào Đại học Quốc gia Hà Nội, có điểm bài thi Đánh giá năng lực từ 70/140 điểm, bài thi Ngoại ngữ từ 40/80 điểm. Điểm trúng tuyển xét theo từng ngành học, thí sinh đủ điểm vào trường nhưng không đủ điểm vào ngành đã đăng ký sẽ được chuyển vào ngành học khác của trường (nếu còn chỉ tiêu).
Thời gian đăng ký xét tuyển đợt 1
Từ 8 giờ 00 ngày 13/6 đến 16 giờ 30 ngày 24/6/2016.
Cổng thông tin ĐKXT trực tuyến: xettuyen.vnu.edu.vn
Các thông tin thí sinh cần chuẩn bị trước khi ĐKXT trực tuyến
Số chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân
Địa chỉ email của thí sinh (bắt buộc)
Số báo danh của thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL)
Kết quả điểm thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) và Ngoại ngữ (nếu có)
Năm tốt nghiệp THPT
Xếp loại hạnh kiểm năm lớp 12
Hộ khẩu thường trú trong thời gian học trung học phổ thông: Tỉnh/Thành phố, Huyện/Quận, Phường/Xã
Khu vực dự thi (KV3, KV2, KV2-NT, KV1)
Các giải thưởng hưởng ưu tiên trong tuyển sinh
Các minh chứng được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh.
Các giấy tờ khác có liên quan.
Đăng ký xét tuyển
Thí sinh sử dụng số chứng minh nhân dân/căn cước công dân đã dùng để đăng ký thi ĐGNL, số báo danh và kết quả thi ĐGNL để ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
Tài khoản đăng nhập (Username), Mật khẩu đăng nhập (Password), Phiếu thông tin ĐKXT, Hướng dẫn nộp lệ phí ĐKXT được gửi tới địa chỉ email của thí sinh đăng ký (thí sinh lưu ý bảo quản cẩn mật thông tin cá nhân, tài khoản và mật khẩu).
Thí sinh ĐKXT phải hoàn thành đầy đủ, đúng các thông tin trong mục ĐKXT trực tuyến (Phụ lục 2). Thông tin ĐKXT được chuyển tới địa chỉ email của thí sinh hoặc có thể in sau khi hoàn thành ĐKXT trực tuyến.
Phần mềm xét tuyển cho phép thí sinh ĐKXT tối đa 2 ngành học của một đơn vị đào tạo theo thứ tự ưu tiên (nguyện vọng 1, 2);
Nộp lệ phí ĐKXT
Lệ phí: 30.000 đồng/hồ sơ (Ba mươi nghìn đồng/hồ sơ).
Sau khi thí sinh hoàn thiện ĐKXT, phần mềm cho phép in và gửi tới địa chỉ email của thí sinh thông tin hướng dẫn thí sinh nộp lệ phí ĐKXT theo 1 trong 3 hình thức:
Nộp tại chi nhánh/phòng giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV)
Chuyển khoản qua Internet banking tại BIDV
Chuyển khoản qua ATM của BIDV.
Hướng dẫn chi tiết các hình thức nộp lệ phí tại Phụ lục 3.
Lệ phí đã nộp không trả lại. Thí sinh hủy hồ sơ và ĐKXT lần 2 phải nộp lệ phí xét tuyển mới.
Thí sinh phải hoàn thành việc nộp lệ phí trong khoảng thời gian 48 giờ ngay sau khi gửi ĐKXT trực tuyến.
Thí sinh đăng nhập tài khoản hoặc hòm thư điện tử đăng ký để kiểm tra tình trạng nộp lệ phí.
Sửa thông tin ĐKXT
Sau khi gửi ĐKXT, thí sinh chỉ được phép sửa một số thông tin đăng ký xét tuyển (ĐKXT) quy định tại điểm e-k ở mục 3 kể trên trong khoảng thời gian 48 giờ tính từ khi gửi ĐKXT trực tuyến.
Thí sinh không thể sửa bất kỳ thông tin sau 16 giờ 30 ngày 22/6/2016 (đợt 1).
Hủy ĐKXT
Thí sinh chỉ được hủy ĐKXT trực tuyến một lần trước 16 giờ 30 ngày 22/6/2016.
Theo dõi kết quả ĐKXT
Thí sinh theo dõi kết quả ĐKXT hàng ngày trên website của đơn vị.
Nhập học
HĐTS gửi giấy báo đạt ngưỡng điểm vào ĐHQGHN trước ngày 25/07/2016 và triệu tập thí sinh nhập học từ ngày 5/8 đến ngày 15/8 (đợt 1).
Thí sinh phải tốt nghiệp THPT mới được công nhận trúng tuyển vào ĐHQGHN.
Các giấy tờ thí sinh cần chuẩn bị trước khi nhập học:
Giấy báo đạt điểm ngưỡng xét tuyển đầu vào đại học chính quy đợt 1 năm 2016: bản chính và 03 bản photocopy.
Giấy chứng minh nhân dân: 01 bản photocopy có công chứng và có bản chính để kiểm tra.
Bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (đối với thí sinh tốt nghiệp trước năm 2016): 01 bản photocopy có công chứng và có bản chính để kiểm tra. Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (bản chính) (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2016).
Học bạ THPT hoặc tương đương: 01 bản photocopy có công chứng hoặc xác nhận của trường nơi tốt nghiệp và có bản chính để kiểm tra.
Giấy khai sinh: 01 bản sao y bản chính hoặc 01 bản photocopy có công chứng.
Hộ khẩu thường trú: 01 bản photocopy có công chứng và có bản chính để kiểm tra (đối với trường hợp được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú).
Bản sơ yếu lý lịch theo mẫu gửi kèm, có dán ảnh đóng dấu giáp lai và chứng nhận của chính quyền địa phương hoặc thủ trưởng cơ quan nơi bố (hoặc mẹ) công tác.
Giấy chứng nhận được hưởng chế độ ưu tiên theo đối tượng, chính sách xã hội (nếu có).
Lý lịch và giấy chuyển sinh hoạt Đảng, Đoàn (nếu có).
Phiếu báo nhân khẩu tạm vắng do cơ quan công an phường (xã) cấp kèm theo bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (đối với sinh viên có nhu cầu đăng ký tạm trú).
Giấy chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự (đối với nam, trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự).
10 ảnh 3x4 và 02 ảnh 6x9, chụp không quá 1 năm tính đến thời điểm nhập học.
Các giấy tờ/minh chứng hưởng chính sách ưu tiên tuyển sinh, ưu tiên xét tuyển (nếu có).
 

Đổi mới thi và tuyển sinh luôn có vấp váp?

(Kiến Thức) - GS Bành Tiến Long nhìn nhận, đổi mới thi và tuyển sinh ban đầu cũng phải có những vấp váp, nếu không làm thì sẽ không bao giờ đổi mới. 

Doi moi thi va tuyen sinh luon co vap vap?
GS Bành Tiến Long. 
“Tôi đã từng làm tôi hiểu, việc đổi mới thi và tuyển sinh phải làm thường xuyên. Nếu không sự lo lắng sẽ tạo ra xáo trộn lớn vì đa phần các em đã quen với nề nếp thi cử, tách hay nhập kỳ thi cũng thế, quan trọng là đề thi làm sao để phân loại được thí sinh, giúp các em bớt lo lắng. Dù có vấp váp nhưng cứ phải dám hành động dựa trên cơ sở khoa học thì sẽ thành công. Làm sao để học sinh yên tâm học hành, không còn nơm nớp lo lắng chuyện thi cử, là việc người làm giáo dục phải làm được”, GS Bành Tiến Long chia sẻ.

Điểm chuẩn Cao đẳng An ninh nhân dân 2 cao nhất 26,75

Các trường cao đẳng Cảnh sát nhân dân và An ninh nhân dân đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển.

Theo đó, điểm chuẩn trúng tuyển của Cao đẳng An ninh nhân dân 2 như sau:

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.