Hệ thống phòng thủ tàu chiến do Việt Nam chế tạo

(Kiến Thức) - Module phóng đạn rải nhiễu PK-10 mới do sinh viên Học viện Kỹ thuật Quân sự chế tạo sẽ giúp các tàu chiến Việt Nam trở nên an toàn hơn.

Phóng các loại đạn rải nhiễu gây mất đường ngắm của các loại vũ khí chống tàu (như tên lửa) dẫn đường bằng radar hay quang học có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo sự sống còn của tàu chiến khi hoạt động tác chiến trên biển. Gây nhiễu làm chệch mục tiêu được xem là chốt chặn cuối cùng để tàu chiến thoát khỏi sự công kích của tên lửa chống hạm khi mọi nỗ lực đánh chặn bất thành.
Hệ thống phóng đạn rải nhiễu này khá phức tạp thường phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, gần đây, các sinh viên của Học viện Kĩ thuật Quân sự đã tiến hành đề tài nghiên cứu chế tạo module phóng đạn rải nhiễu cho hệ thống phóng mồi bẫy PK-10 trang bị trên các tàu chiến của Hải quân Việt Nam. Thông tin này được tiết lộ trên bài viết của báo Quân đội Nhân dân.
Module hệ thống phóng mồi bẫy PK-10.
Module hệ thống phóng mồi bẫy PK-10.
PK-10 là hệ thống mồi bẫy được thiết kế bởi Tập đoàn Tên lửa Chiến dịch – Chiến thuật (KTRV) Nga, dùng để chống lại các loại vũ khí chống tàu dẫn đường bằng radar hay quang-điện.
Hệ thống được bố trí ở hai bên mạn tàu, mỗi module phóng được trang bị từ 2-4 ống phóng đối với các tàu chiến cỡ nhỏ hoặc 8-16 ống phóng đối với tàu chiến trung bình hoặc cỡ lớn.
PK-10 có thể phóng loại đạn gây nhiễu radar A3-SR-50 hoặc đạn gây nhiễu quang điện A3-SO-50/A3-SOM-50. Mỗi ống phóng có đường kính 120mm, dài 1.220mm, trọng lượng 25kg.
Hệ thống được điều khiển từ xa thông qua một trạm điều khiển bên trong tàu. Hệ thống có thể phòng cùng lúc nhiều loại đạn gây nhiễu khác nhau để đối phó với các vũ khí có cơ chế dẫn đường khác nhau. Hiện tại hệ thống PK-10 đang được trang bị trên tàu tên lửa cao tốc Project 1241.8 Molnyia, Project 1241RE, TT-400TP, Svetlyak của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
PK-10 được kích hoạt tạo ra màn chắn cho tàu chiến.
 PK-10 được kích hoạt tạo ra màn chắn cho tàu chiến.
Việc nghiên cứu chế tạo thành công module phóng đạn rải nhiễu PK-10 là một bước đột phá lớn của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam trong việc từng bước làm chủ công nghệ để chế tạo các thiết bị liên quan cho hoạt động gây nhiễu bảo vệ tàu chiến.
Từ cơ sở thành công của hệ thống PK-10 có thể tiến đến chế tạo module phóng đạn rải nhiễu cho hệ thống PK-16 đang được sử dụng trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard-3.9. Một khi đã làm chủ được công nghệ có thể tiến đến việc sản xuất các loại đạn gây nhiễu mới phù hợp với sự biến đổi không ngừng của các loại vũ khí tấn công dẫn đường từ xa.

Chiến hạm Gepard Nga khác Gepard Việt Nam điểm nào?

Chiến hạm lớp Gepard (Project 11661) do các nhà thiết kế Nga nghiên cứu phát triển từ những năm 1990. Trước khi thực hiện hợp đồng đóng tàu Gepard cho Hải quân Nhân dân Việt Nam, từ năm 1993, nhà máy Zelenodolsk đã đóng 2 chiếc tàu trang bị cho Hải quân Nga. Trong ảnh là 2 tàu chiến Gepard (Project 11661K) mang tên Tatarstan (691) và Dagestan (693) thuộc biên chế Tiểu Hạm đội Caspian.
Chiến hạm lớp Gepard (Project 11661) do các nhà thiết kế Nga nghiên cứu phát triển từ những năm 1990. Trước khi thực hiện hợp đồng đóng tàu Gepard cho Hải quân Nhân dân Việt Nam, từ năm 1993, nhà máy Zelenodolsk đã đóng 2 chiếc tàu trang bị cho Hải quân Nga. Trong ảnh là 2 tàu chiến Gepard (Project 11661K) mang tên Tatarstan (691) và Dagestan (693) thuộc biên chế Tiểu Hạm đội Caspian.

Nhìn chung, các chiến hạm Gepard của Hải quân Nga so với Việt Nam có kích thước tương đương nhau. Điểm khác biệt tập trung chủ yếu về hệ thống vũ khí, cách bố trí vũ khí.
Nhìn chung, các chiến hạm Gepard của Hải quân Nga so với Việt Nam có kích thước tương đương nhau. Điểm khác biệt tập trung chủ yếu về hệ thống vũ khí, cách bố trí vũ khí.

Đằng sau tháp pháo AK-176, tàu Gepard mang tên Tatarstan (Nga) được trang bị hệ thống pháo phòng không AK-630. Trong khi đó, tàu Gepard Việt Nam (ảnh nhỏ, góc trái) trang bị hệ thống pháo – tên lửa phòng không kết hợp Palma-SU.
Đằng sau tháp pháo AK-176, tàu Gepard mang tên Tatarstan (Nga) được trang bị hệ thống pháo phòng không AK-630. Trong khi đó, tàu Gepard Việt Nam (ảnh nhỏ, góc trái) trang bị hệ thống pháo – tên lửa phòng không kết hợp Palma-SU.

Trong khi hệ thống tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 của tàu Gepard Việt Nam bố trí chéo ở giữa thân tàu (ảnh nhỏ, góc trái). Về phía tàu Gepard Tatarstan (Nga) thì lại đặt dọc ở hai bên thân tàu. Ngoài ra, hệ thống phòng không chính của Gepard Nga không sử dụng Palma-SU mà dùng tên lửa phòng không tầm thấp Osa-M kiểu cũ.
Trong khi hệ thống tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 của tàu Gepard Việt Nam bố trí chéo ở giữa thân tàu (ảnh nhỏ, góc trái). Về phía tàu Gepard Tatarstan (Nga) thì lại đặt dọc ở hai bên thân tàu. Ngoài ra, hệ thống phòng không chính của Gepard Nga không sử dụng Palma-SU mà dùng tên lửa phòng không tầm thấp Osa-M kiểu cũ.

Chiếc tàu Gepard Project 11661K thứ hai của Nga mang tên Dagestan (693) thậm chí còn khác nhiều hơn so với tàu Việt Nam.
Chiếc tàu Gepard Project 11661K thứ hai của Nga mang tên Dagestan (693) thậm chí còn khác nhiều hơn so với tàu Việt Nam.

Ở đằng sau tháp pháo của Dagestan không có hệ thống pháo hay tên lửa phòng không so với tàu Việt Nam (ảnh nhỏ, góc trái).
Ở đằng sau tháp pháo của Dagestan không có hệ thống pháo hay tên lửa phòng không so với tàu Việt Nam (ảnh nhỏ, góc trái).

Thay vào đó, hệ thống pháo – tên lửa phòng không kết hợp Palma-SU được đưa ra phía sau boong tàu (dấu đỏ).
Thay vào đó, hệ thống pháo – tên lửa phòng không kết hợp Palma-SU được đưa ra phía sau boong tàu (dấu đỏ).

Hệ thống tên lửa hành trình chống tàu của Gepard Dagestan cũng không dùng loại tên lửa Kh-35 Uran mà trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh Kaliber NK (8 quả) đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (trong ảnh).
Hệ thống tên lửa hành trình chống tàu của Gepard Dagestan cũng không dùng loại tên lửa Kh-35 Uran mà trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh Kaliber NK (8 quả) đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (trong ảnh).

Hệ thống ống phóng thẳng đứng (VLS) đặt ở ngay phía sau tháp pháo AK176, trước tháp chỉ huy.
 Hệ thống ống phóng thẳng đứng (VLS) đặt ở ngay phía sau tháp pháo AK176, trước tháp chỉ huy.

Hệ thống tên lửa chống tàu siêu thanh Kaliber NK đạt tầm bắn tới 300km, xa hơn nhiều so với tên lửa Uran. Đồng thời,với tốc độ vượt âm, Kaliber NK sẽ khiến đối thủ khó có đủ thời gian phản ứng đối phó và dễ dàng bị tiêu diệt. Trong ảnh là tàu Dagestan phóng tên lửa chống tàu Kaliber NK trong một cuộc tập trận.
Hệ thống tên lửa chống tàu siêu thanh Kaliber NK đạt tầm bắn tới 300km, xa hơn nhiều so với tên lửa Uran. Đồng thời,với tốc độ vượt âm, Kaliber NK sẽ khiến đối thủ khó có đủ thời gian phản ứng đối phó và dễ dàng bị tiêu diệt. Trong ảnh là tàu Dagestan phóng tên lửa chống tàu Kaliber NK trong một cuộc tập trận.

Tàu Gepard hoàn toàn có khả năng mang tên lửa chống tàu phóng theo phương thẳng đứng mạnh mẽ hơn. Như vậy, ta có quyền hy vọng 2 chiếc tàu Gepard đang đóng thêm cho Việt Nam sẽ trang bị loại tên lửa như vậy.
Tàu Gepard hoàn toàn có khả năng mang tên lửa chống tàu phóng theo phương thẳng đứng mạnh mẽ hơn. Như vậy, ta có quyền hy vọng 2 chiếc tàu Gepard đang đóng thêm cho Việt Nam sẽ trang bị loại tên lửa như vậy.

Hai tàu Tatarstan và Dagestan đều không thiết kế sân đáp trực thăng ở đuôi tàu, trong khi tàu Gepard Việt Nam có sân đáp (ảnh nhỏ, góc trái).
Hai tàu Tatarstan và Dagestan đều không thiết kế sân đáp trực thăng ở đuôi tàu, trong khi tàu Gepard Việt Nam có sân đáp (ảnh nhỏ, góc trái).

Hệ thống điều khiển của tàu Gepard Nga và Việt Nam chắc chắn có sự khác biệt. Nhưng điều này là khá khó để phân biệt đích xác.
Hệ thống điều khiển của tàu Gepard Nga và Việt Nam chắc chắn có sự khác biệt. Nhưng điều này là khá khó để phân biệt đích xác.

Tàu chiến Gepard cải tiến của Việt Nam có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - Hai tàu hộ vệ tàng hình Gepard 3.9 cải tiến sẽ lớn hơn so với tàu trước đó và hiện đại hơn về hệ thống điện tử, động cơ, vũ khí.

Tin mới