Hạm đội Đông Hải có thêm ba tàu đổ bộ Type 072B

(Kiến Thức) - Trung Quốc vừa  bổ sung thêm cho Hạm đội Đông Hải 3 tàu đổ bộ Type 072B nhằm  tăng cường năng lực đánh chiếm đảo tại khu vực Biển Hoa Đông.

Tờ Chinanews.com ngày 07/3 đưa tin: Sáng ngày 7/3, Trung Quốc đã làm lễ biên chế cho Hạm đội Đông Hải 3 chiếc tàu đổ bộ Type 072B. Những chiếc tàu đổ bộ này gồm: Tàu Vũ Di Sơn số hiệu 914, tàu Tồ Lai Sơn số hiệu 915 và Ngũ Đài Sơn số hiệu 917.
Ham doi Dong Hai co them ba tau do bo Type 072B
Tàu Vũ Di Sơn 914 
Ham doi Dong Hai co them ba tau do bo Type 072B-Hinh-2
 Tàu Tồ Lai Sơn 915
Ham doi Dong Hai co them ba tau do bo Type 072B-Hinh-3
 Ba chiếc tàu được bàn giao trong cùng một ngày
Tàu đổ bộ xe tăng Type 072B là tàu đổ bộ cỡ lớn của Hải quân Trung Quốc, có chiều dài khoảng 119,5 mét, chiều rộng 16,4 mét, độ mớn nước 2,4 mét, lượng giãn nước đầy tải hơn 5.000 tấn, tốc độ tối đa 20 hải lý/h. Tàu này trang bị hệ thống pháo hạm tiên tiến và có chỗ đáp cho máy bay trực thăng.
Sau khi gia nhập lực lượng chiến đấu của Hạm đội Đông Hải, ba tàu này sẽ tăng cường năng lực đánh chiếm đảo cho Hải quân Trung Quốc tại khu vực Biển Hoa Đông, tàu đổ bộ loại này sẽ có nhiệm vụ vận tải đổ bộ cho quân lính, xe tăng, xe lội nước.
Trước đó Hạm đội Đông Hải đã tiếp nhận 3 tàu Type 072B khác là tàu Đại Biệt Sơn số hiệu 981, Thái Hành Sơn số hiệu 982, Thiên Mục Sơn số hiệu 916.

Chính sách dân quân biển TQ: "Lợi bất cập hại"

(Kiến Thức) - Theo học giả Zhang Hongzhou, chính sách “dân quân biển” của Trung Quốc là "lợi bất cập hại", trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Zhang Hongzhou là một nhà nghiên cứu cộng tác của Chương trình Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc phòng trực thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore.
Chinh sach dan quan bien TQ:
Ngư dân Trung Quốc: Lực lượng xung kích trong tranh chấp biển đảo?
Trong một bài đăng trên tạp The Diplomat, học giả Zhang Hongzhou viết: Có lẽ hơi cường điệu khi một số nhà bình luận nói rằng Trung Quốc đang tiến hành một cuộc “chiến tranh nhân dân" trên biển. Nhưng người ta cũng không thể phủ nhận việc chính phủ Trung Quốc đã tiến hành các biện pháp tăng cường vai trò của ngành công nghiệp đánh bắt cá trong việc bảo vệ lợi ích hàng hải của nước này ở các vùng biển tranh chấp.

“Bò rừng” Zubr giúp Trung Quốc thâu tóm Biển Đông

(Kiến Thức) - Theo Sina Military, tham vọng thâu tóm Biển Đông và Biển Hoa Đông của Trung Quốc  như  “hổ mọc thêm cánh” với bốn tàu đổ bộ đệm khí Zubr mới.

Được Nhà máy đóng tàu Almaz  ở St Petersburg thiết kế vào những năm 1980, việc chế tạo chiếc tàu đổ bộ đệm khí  Zubr đầu tiên bắt đầu vào năm 1982 và hoàn thành trong vòng ba năm. Các vấn đề được phát hiện trong quá trình thử nghiệm ban đầu đã được xử lý ổn thỏa và sau một loạt các bài kiểm tra trong năm 1986, tàu đổ bộ đệm khí  Zubr được chính thức biên chế trong Hải quân Liên Xô vào năm 1988. 
“Bo rung” Zubr giup Trung Quoc thau tom Bien Dong
“Bò rừng” Zubr là tàu đổ bộ đệm khí (LCAC) lớn nhất thế giới.  
Ngoài Hải quân Nga và Ukraine, loại tàu đổ bộ đệm khí Zubr cũng phục vụ trong Hải quân Hy Lạp và Hải quân Trung Quốc.
Trung Quốc đã đặt mua bốn tàu đổ bộ đệm khí của Ukraine trong năm 2009, với giá tổng cộng 350 triệu USD. Hai chiếc đầu tiên được đóng dưới sự giám sát của Trung Quốc ở Bán đảo Crimea, trong khi cặp thứ hai đang được đóng theo giấy phép ở Trung Quốc.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.