Ngư dân Trung Quốc: Lực lượng xung kích trong tranh chấp biển đảo? |
Trong chuyến thăm thị trấn đánh cá Tanmen tỉnh Hải Nam năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói lực lượng dân quân biển "không chỉ dẫn đầu các hoạt động đánh bắt cá, mà còn thu thập thông tin biển và hỗ trợ việc xây dựng các hòn đảo và rạn san hô”.
Trong chuyến thăm thị trấn đánh cá Tanmen tỉnh Hải Nam năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói lực lượng dân quân biển "không chỉ dẫn đầu các hoạt động đánh bắt cá, mà còn thu thập thông tin biển..." |
Đầu tiên, Trung Quốc hiện có lực lượng hải quân và các lực lượng thực thi pháp luật hàng hải lớn mạnh nhất trong khu vực và không còn cần lực lượng dân quân biển để bảo vệ lợi ích quốc gia.
Thứ hai, việc vũ trang hóa có thể khiến cho các ngư dân gặp nhiều nguy hiểm, trong khi chính trị hóa có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ ngành công nghiệp thủy sản. Khi tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và các nước láng giềng gia tăng, ngư dân Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nguy hiểm cũng tăng theo ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Bị coi là lực lượng đi đầu trong tranh chấp biển đảo, ngư dân Trung Quốc rất dễ bị tổn thương trước hành động đối phó của các nước khác.
Thứ ba, theo qui luật kinh tế thị trường, ngư dân Trung Quốc cũng là những người mưu cầu lợi nhuận. Điều này đặc biệt đúng, khi ngư dân Trung Quốc truyền thống được thay thế bằng lao động nông dân từ các tỉnh nội địa, những người không có nhiều gắn bó với biển và chỉ muốn kiếm tiền càng nhiều càng tốt. Khi trữ lượng thủy sản ven bờ nhanh chóng cạn kiệt, ngư dân Trung Quốc thường vượt qua ranh giới để đánh cá trong vùng biển tranh chấp hoặc thậm chí ở Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước khác. Điều này có nguy cơ “bắt chính sách đối ngoại của Trung Quốc làm con tin” và phá hoại quan hệ với các nước láng giềng.
Thứ tư, dân quân biển có thể sử dụng lòng yêu nước như một vỏ bọc để thực hiện các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp. Trong vài năm qua, ngày càng có nhiều ngư dân Trung Quốc đã chuyển từ đánh cá sang bắt trai khổng lồ ở Biển Đông vốn mang lại lợi nhuận lớn hơn. Ở Biển Hoa Đông, trong khi giá san hô đỏ tăng vọt trong những năm gần đây, ngư dân của các tỉnh Chiết Giang và Phúc Kiến đã săn lùng san hô đỏ ở vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp. Bị lóa mắt trước lợi nhuận khổng lồ, một số ngư dân Trung Quốc còn đến vùng biển gần đảo Ogasawara của Nhật Bản để lấy trộm san hô từ đáy biển. Săn bắt rùa biển và các loài động vật biển có nguy cơ tuyệt chủng không chỉ trái pháp luật quốc tế mà còn trái với các quy định của Trung Quốc. Ngoài việc phá hủy các hệ sinh thái biển, những hành động trên của ngư dân còn làm xấu đi hình ảnh quốc tế của Trung Quốc.
Với bốn lý do trên, nhà nghiên cứu Zhang Hongzhou kết luận chính sách dân quân biển của Bắc Kinh “hại nhiều hơn lợi” đối với lợi ích của Trung Quốc và khu vực. Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, các khái niệm về dân quân biển của Trung Quốc là lỗi thời và cần được loại bỏ.