Nhật-Mỹ không để Trung Quốc "tác oai tác quái" ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Nhật Bản đang xem xét khả năng hợp tác với Mỹ thực hiện các chuyến bay tuần tra không phận Biển Đông, một động thái sẽ khiến cho Trung Quốc tức giận.

Nhật-Mỹ không để Trung Quốc "tác oai tác quái" ở Biển Đông
Hãng tin Reuters ngày 29/4 dẫn lời các nguồn thạo tin nói rằng Nhật Bản và Mỹ đang cân nhắc giải pháp này, trong bối cảnh hai bên vừa công bố Hướng dẫn quốc phòng mới nhân chuyến thăm Washington của Thủ tướng Shinzo Abe.
Nguồn tin Nhật Bản cho biết tuy chưa có kế hoạch cụ thể nào được đưa ra, Tokyo có thể tham gia các cuộc tuần tra trên Biển Đông với Mỹ hoặc thực hiện các cuộc tuần tra trong vùng biển trải dài từ đảo Okinawa tới vùng biển phía đông Trung Quốc.
Các chuyến bay trinh sát Biển Đông sẽ được thực hiện trên khu vực mà Trung Quốc đang đẩy mạnh các công trình “đắp đất, xây đảo”.
 Các chuyến bay trinh sát Biển Đông sẽ được thực hiện trên khu vực mà Trung Quốc đang đẩy mạnh các công trình “đắp đất, xây đảo”.
Các chuyến bay trinh sát Biển Đông sẽ được thực hiện trên khu vực mà Trung Quốc đang đẩy mạnh các công trình “đắp đất, xây đảo” để thiết lập quyền kiểm soát trên thực tế vùng biển này. Nếu được thực hiện, kế hoạch của Mỹ và Nhật Bản chắc chắn sẽ làm cho Bắc Kinh phẫn nộ.
Nhưng các quan chức quốc phòng ở Tokyo lo ngại rằng nếu để yên, thì Trung Quốc rốt cuộc sẽ áp đặt quyền kiềm soát trên các tuyến hàng hải, ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động thương mại của Nhật Bản. Reuters trích nguồn tin Nhật Bản nói: "Tokyo muốn Trung Quốc hiểu rằng họ không có quyền sở hữu cả vùng biển này".
Một nguồn tin quân sự Mỹ cho biết quyết định tiến hành các chuyến bay trên không phận Biển Đông có thể khiến  Tokyo yêu cầu Philippines cho Nhật Bản tiếp cận các căn cứ không quân dựa trên các quy định liên quan tới công tác huấn luyện cứu trợ tai nạn trên biển,và các cuộc diễn tập hỗn hợp khác. Nguồn tin này nói thêm rằng  nếu được Philippines chấp thuận, máy bay Nhật Bản sẽ có khả năng thực hiện các phi vụ tuần tra kéo dài.
Tuy nhiên, theo Reuters, một nguồn tin quân sự cấp cao Philippines cho biết điều này không khả thi trong bối cảnh  hiện tại vì Manila không có Thỏa thuận hợp tác quân sự với Tokyo tương tự như Hiệp ước quốc phòng Mỹ-Philippines, cho phép tàu hải quân Mỹ sử dụng các căn cứ của Philippines để tiếp nhiên liệu và sửa chữa khẩn cấp.
Tuy nhiên, Tổng thống Philippines Benigno Aquino - một trong những người mạnh mẽ chống đối các hoạt động lấn biển xây đảo của Trung Quốc - sẽ gặp gỡ Thủ tướng Abe ở Tokyo vào tháng 6 tới và khi đó, các vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ được mang ra thảo luận.
Sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Abe ngày 28/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói với các phóng viên rằng hai nước chia sẻ mối quan tâm về các hoạt động cải tạo đất và xây đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông và "tái khẳng định cam kết bảo vệ quyền tự do hàng hải theo tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế".
Tang thống Obama biết Hướng dẫn quốc phòng mới sẽ cho phép các lực lượng Mỹ và Nhật hoạt động linh hoạt hơn và Nhật Bản sẽ "đảm nhận trách nhiệm và vai trò lớn hơn trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương".

TT Obama tuyên bố bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư nếu Trung Quốc tấn công

(Kiến Thức) - Tổng thống Mỹ Barack Obama lần đầu tiên lên tiếng tuyên bố, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi Hiệp ước Hợp tác An ninh Mỹ- Nhật.

TT Obama tuyên bố bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư nếu Trung Quốc tấn công
Tờ nhật báo hàng đầu Nhật Yomiuri Shimbun cho biết, tuyên bố của ông Obama được đưa ra trong thư trả lời phỏng vấn bằng văn bản đối với tờ báo này. Theo tuyên bố, Mỹ sẽ giúp Nhật phòng vệ vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên, một vị Tổng thống Mỹ lên tiếng khẳng định luận điểm này.
“Chính sách của Mỹ rất rõ ràng – quần đảo Senkaku (Senkaku theo cách gọi của Nhật và Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc) thuộc quyền kiểm soát của Nhật và nằm trong phạm vi điều 5 của Hiệp ước Hợp tác An ninh Mỹ- Nhật. Mỹ phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm làm suy yếu quyền kiểm soát của Nhật đối với những hòn đảo này”, tờ Yomiuri Shimbun trích đăng câu trả lời của ông Obama.

Nhật, Mỹ phối hợp đánh bại Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Nếu xảy ra đối đầu ở Hoa Đông, Quân đội Trung Quốc (PLA) sẽ bị đánh bại nếu Mỹ “kề vai sát cánh” với Nhật Bản.

Nhật, Mỹ phối hợp đánh bại Trung Quốc?
Trong vài tháng qua, mâu thuẫn Trung-Nhật ngày càng có thêm những diễn biến mới mà có thể khiến cuộc chiến tranh bùng nổ ở khu vực này. Đơn cử, trong những ngày đầu năm 2014, Trung Quốc còn điều một số tàu hải quân vào lãnh hải quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Sang tháng 2/2014, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc Liêu Ninh cũng xuất hiện cách quần đảo tranh chấp này chừng 50 hải lý.
Sang ngày 24/5, căng thẳng tiếp tục trở nên nghiêm trọng khi hai máy bay Su-27 của Trung Quốc áp sát máy bay chống ngầm P-3 của Nhật Bản chừng 50m khi cách khu vực tranh chấp này 10 hải lý. Với vụ việc này, cả hai bên không ngừng “lời qua tiếng lại” đổ lỗi cho nhau.
Chưa kể, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin rằng, ngày 27/6, 5 ngư dân Trung Quốc đã mất tích sau khi tàu đánh cá nước này mang tên Minxiayu 01003 bị chìm cách quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư 120 Km về hướng bắc. Các động thái trên càng khiến hai nước có thể lâm vào một cuộc chiến tiềm tàng ở Hoa Đông.

Ngăn Trung Quốc, Nhật Bản sẽ hỗ trợ Mỹ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Với những sửa đổi trong Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật Bản, Tokyo sẽ mở rộng vai trò của họ trong việc hỗ trợ Washington ở Biển Đông, đối phó Trung Quốc.

Ngăn Trung Quốc, Nhật Bản sẽ hỗ trợ Mỹ ở Biển Đông
Tờ Duowei News cho hay, Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) và Đảng Tân Công minh (NKP) ngày 20/3 đã tổ chức cuộc thảo luận về một điều khoản sửa đổi trong Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ.
Theo đó, sửa đổi trong văn kiện trên sẽ cho phép Nhật Bản có quyền tự vệ tập thể cũng như khung pháp lý để Lực lượng Tự vệ (JSDF) của nước này hỗ trợ cho Quân đội Mỹ hay quân đội các nước đồng minh khác.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.