“Bò rừng” Zubr giúp Trung Quốc thâu tóm Biển Đông

(Kiến Thức) - Theo Sina Military, tham vọng thâu tóm Biển Đông và Biển Hoa Đông của Trung Quốc  như  “hổ mọc thêm cánh” với bốn tàu đổ bộ đệm khí Zubr mới.

Được Nhà máy đóng tàu Almaz  ở St Petersburg thiết kế vào những năm 1980, việc chế tạo chiếc tàu đổ bộ đệm khí  Zubr đầu tiên bắt đầu vào năm 1982 và hoàn thành trong vòng ba năm. Các vấn đề được phát hiện trong quá trình thử nghiệm ban đầu đã được xử lý ổn thỏa và sau một loạt các bài kiểm tra trong năm 1986, tàu đổ bộ đệm khí  Zubr được chính thức biên chế trong Hải quân Liên Xô vào năm 1988. 
“Bo rung” Zubr giup Trung Quoc thau tom Bien Dong
“Bò rừng” Zubr là tàu đổ bộ đệm khí (LCAC) lớn nhất thế giới.  
Ngoài Hải quân Nga và Ukraine, loại tàu đổ bộ đệm khí Zubr cũng phục vụ trong Hải quân Hy Lạp và Hải quân Trung Quốc.
Trung Quốc đã đặt mua bốn tàu đổ bộ đệm khí của Ukraine trong năm 2009, với giá tổng cộng 350 triệu USD. Hai chiếc đầu tiên được đóng dưới sự giám sát của Trung Quốc ở Bán đảo Crimea, trong khi cặp thứ hai đang được đóng theo giấy phép ở Trung Quốc.
Được coi là "pháo đài lướt sóng", các tàu đổ bộ đệm khí Zubr có chiều dài 57 mét và chiều rộng 22 mét, lớn hơn nhiều các tàu cùng loại của Mỹ chỉ dài 26.8m dài và rộng 14.3m.
“Bo rung” Zubr giup Trung Quoc thau tom Bien Dong-Hinh-2
Tàu đổ bộ đệm khí Zubr đạt tốc độ tối đa 60 hải lý/giờ, tốc độ đường trường 30-40 hải lý/giờ và phạm vi hoạt động 5.000km. 
Tàu đổ bộ đệm khí Zubr được trang bị 5 tuabin khí Kuznetsov NK-12MV, cho phép nó đạt tốc độ tối đa 60 hải lý/giờ và tốc độ đường trường 30-40 hải lý/giờ.
Nó có trọng tải hơn 550 tấn, gấp ba lần loại tàu đổ bộ đệm khí (LCAC) của Hải quân Mỹ. Tàu đổ bộ đệm khí Zubr có thể vượt qua bức tường thẳng đứng cao tới 1,6 mét.
“Bo rung” Zubr giup Trung Quoc thau tom Bien Dong-Hinh-3
"Bò rừng" Zubr có thể vượt qua bức tường thẳng đứng cao tới 1,6 mét.  
Tàu đổ bộ Zubr có sức chở tối đa hơn 130 tấn và thường được trang bị ba xe tăng MBT 40 tấn hoặc 8 xe đấu bộ binh BMP-2.  Để so sánh, tàu LCAC của Hải quân Mỹ chỉ chở được một chiếc xe tăng 40 tấn.
Nếu chỉ vận chuyển người, tàu đổ bộ đệm khí Zubr có khả năng chở được một tiểu đoàn trang bị vũ khí đầy đủ và đi được một chặng đường dài 5.000 km.
Các tàu đổ bộ đệm khí Zubr còn có tính năng phòng vệ đầy ấn tượng. Nó được trang bị  một áo giáp hợp kim nhẹ để chống lại loại các vũ hạng nhẹ và mảnh đạn. Nó cũng có hệ thống chủ động chống các loại bom mìn từ trường và hệ thống chống tác động của các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt nhờ khả năng bịt kín khoang hành khách và phi hành đoàn cùng với mặt nạ phòng khí độc cá nhân và quần áo bảo hộ.
Về vũ khí, tàu đổ bộ đệm khí Zubr có một cặp pháo 30mm AK-630 và hai bệ phóng tên lửa Ogon cỡ  140mm,  với mỗi bệ chứa được 22 tên lửa trong tổng số 132 tên lửa.  Nó cũng có hệ thống phòng tên lửa phòng không Strela-3 ổ xoay chứa 16 quả tên lửa và một số tên lửa Stela-2 xách tay.
Tàu độ bộ đệm khí  Zubr  được cho là “chắp thêm cánh” cho  Hải quân Trung Quốc vì tính hữu dụng của nó trong việc thực hiện các cuộc đổ bộ ở những nơi địa hình không bằng phẳng, không có cảng hoặc bến tàu. Nó mở rộng rất nhiều phạm vi hoạt động chiến lược và chiến thuật của  Hải quân Trung Quốc. Loại tàu này đặc biệt thích hợp với các chiến dịch đổ bộ và mang lại cho Trung Quốc một lợi thế vượt trội so với Đài Loan và các nước có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc  ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

TQ cũng đang chế tạo “tàu sân bay trá hình”

(Kiến Thức) - Hình ảnh được đăng trên các diễn đàn quân sự Trung Quốc hồi đầu tháng này cho thấy Hải quân TQ đang chế tạo tàu sân bay nội địa đầu tiên.

Trung Quốc đang đóng tàu tấn công đổ bộ LHA Type 081?
Trung Quốc đang đóng tàu tấn công đổ bộ LHA Type 081?
Bây giờ, một số chuyên gia nước ngoài lại cho rằng họ có thể đã bị nhầm lẫn.

Ukraine có thể khiến Châu Âu “mất cả chì lẫn chài”

(Kiến Thức) - Ukraine có thể khiến Châu Âu “mất cả chì lẫn chài”, khi bỏ nhiều công sức và tiền của để vực dậy một đất nước “rối loạn chức năng” đang tan rã.

Hầu hết dân chúng Ukraine muốn đất nước của họ khác xưa. Ngay cả những người từng quay lưng với Phong trào Maidan cách đây hai năm cũng không muốn sống ở đất nước tham nhũng nhất Châu Âu này.
Ukraine co the khien Chau Au “mat ca chi lan chai”
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Các cử tri Ukraine đã bầu ra một tổng thống mới là ông Petro Poroshenko và sau đó là một quốc hội mới, với nhiệm vụ thay đổi triệt để đất nước. Hiện thời, người ta càng ngày càng thất vọng về tốc độ cải cách ở Ukraine. Với cái đà này, nếu không bị tan nát bởi nội chiến, thì Ukraine cũng có nguy cơ trở thành “một vùng xám” giữa Nga và Châu Âu.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.