Hải Dương: Năm 2022 xảy ra 20 vụ giết người, 3 vụ giết người thân

Theo đại diện Viện KSND tỉnh Hải Dương, năm 2022, Hải Dương xảy ra 20 vụ giết người. Trong đó 3 vụ giết người thân, điển hình là vụ con giết mẹ tại thị xã Kinh Môn.

Hải Dương: Năm 2022 xảy ra 20 vụ giết người, 3 vụ giết người thân
Tội phạm giảm nhưng vẫn phức tạp
Tại kỳ họp thứ 12 HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII sáng 7/12, trình bày báo cáo kết quả công tác năm 2022, ông Phạm Văn Quang, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Hải Dương cho biết, năm 2022, tình hình tội phạm có chiều hướng giảm, đã phát hiện khởi tố 1210 vụ án (giảm 152 vụ bằng 11,16% so với cùng kỳ).
Trong đó, tội phạm tham nhũng chức vụ khởi tố 9 vụ, tăng 3 vụ, trong đó tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực ngoài nhà nước khởi tố 5 vụ đều là tội tham ô tài sản; Tội phạm vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra 1 vụ.
Hai Duong: Nam 2022 xay ra 20 vu giet nguoi, 3 vu giet nguoi than
Ông Phạm Văn Quang, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Hải Dương 
Đáng chú ý, tội giết người khởi tố 20 vụ (giảm 3 vụ), trong đó có 3 vụ giết người thân. Điển hình vụ Nguyễn Văn Khương giết mẹ đẻ xảy ra tại xã An Sinh, thị xã Kinh Môn. Có 3 vụ người bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thực hiện hành vi phạm tội.
Tội phạm sử dụng công nghệ cao khởi tố 49 vụ, tăng 18 vụ, điển hình vụ Mạc Ngọc Vĩnh – Hiệu trưởng Trường Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn tại TP HCM cùng đồng phạm làm giả 22624 chứng chỉ giả, thông qua mạng xã hội bán cho nhiều người tại 63 tỉnh, thành trên cả nước, trong đó tại địa bàn thành phố Hải Dương trên 200 chứng chỉ giả, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hải Dương đã khởi tố vụ án và khởi tố 85 bị can để điều tra.
Tội phạm có yếu tố nước ngoài khởi tố 8 vụ, tăng 5 vụ. Điển hình là vụ án Hoàng Hữu Thành ở thành phố Chí Linh trong thời gian từ tháng 12/2000 đến tháng 4/2022, đã 4 lần mua tổng số 20kg ma túy tổng hợp của một đối tượng tại Đức về bán tại Việt Nam. Vụ án này do Cơ quan điều tra Bộ Công an phát hiện khởi tố và chuyển về Hải Dương để xét xử.
Tội chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy xảy ra tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện như nhà nghỉ, quán bar, karaoke gia tăng, đã khởi tố 19 vụ, tăng 8 vụ. Điển hình là vụ Lưu Mạnh Cường cùng đồng phạm tổ chức cho 14 người khác tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy tại quán karaoke ở Long Xuyên (huyện Bình Giang).
Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự khởi tố 20 vụ, tăng 16 vụ, điển hình vụ Lê Văn Hiếu ở Duy Tân (thị xã Kinh Môn) đã cùng đồng phạm sử dụng phần mềm quản lý từ năm 2017 đến tháng 2/2022 cho 983 lượt người vay với tổng số tiền trên 15 tỷ đồng, thu lãi bất chính trên 6 tỷ đồng.
Theo ông Phạm Văn Quang, số tin báo thụ lý và khởi tố mới giảm là do các cơ quan bảo vệ pháp luật đã phối hợp chặt chẽ, triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm. Đồng thời, chú trọng thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền pháp luật. Tuy nhiên, một số loại tội phạm gia tăng như tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy, nguyên nhân chủ yếu do công tác quản lý nhà nước còn sơ hở, bất cập.
Các vụ án lớn dư luận xã hội quan tâm đã kịp thời đưa ra xét xử
Báo cáo kết quả công tác năm 2022 tại kỳ họp, ông Mạc Minh Quang, Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Hải Dương cho biết, năm 2022, tòa án 2 cấp tại tỉnh Hải Dương đã thụ lý 6739 vụ việc các loại. Đã giải quyết xét xử 6377 vụ việc, đạt tỷ lệ 94,6%, chất lượng giải quyết xét xử các vụ án được nâng lên rõ rệt, số lượng bản án, quyết định bị hủy, bị sửa đều thấp hơn nhiều so với mức quy định của Tòa án Nhân dân tối cao.
Về xét xử, giải quyết các vụ án hình sự, tòa án đã giải quyết 1465 vụ, 2736 bị cáo trên tổng số thụ lý 1471 vụ, 2742 bị cáo, đạt tỷ lệ 99,6%. Qua công tác xét xử các vụ án hình sự cho thấy, các tội phạm xâm phạm về sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, các tội phạm xâm phạm về quyền sở hữu; các tội phạm về ma túy, các tội phạm xâm phạm về trật tự công cộng…vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Hai Duong: Nam 2022 xay ra 20 vu giet nguoi, 3 vu giet nguoi than-Hinh-2
Ông Mạc Minh Quang, Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Hải Dương 
Các vụ án lớn được dư luận xã hội quan tâm đã được tòa án kịp thời đưa ra xét xử như vụ án Phạm Tuấn Long cùng đồng phạm phạm tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc qua mạng; vụ án Cao Tài Năng phạm tội giết người; một số vụ án liên quan hoạt động tín dụng đen, cho vay lãi nặng….
“Chất lượng giải quyết được đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Việc tranh tụng tại phiên tòa được chú trọng theo hướng thực chất, hình phạt áp dụng đối với các bị cáo tương xứng với tính chất, mức độ, hành vi phạm tội, xử phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ quyền hạn,chiếm đoạt tài sản lớn, đồng thời áp dụng các chế tài thể hiện sự nhân đạo, khoan hồng đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, tự nguyện khai báo, ăn năn hối cải, tự nguyện khắc phục hậu quả…”, ông Quang nói.
Ông Bùi Ngọc Anh – Trưởng ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Dương trình bày báo cáo thẩm tra về tình hình chấp hành pháp luật năm 2022 cho biết, bên cạnh kết quả đạt được, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm về trật tự an toàn xã hội, sử dụng công nghệ cao, xâm phạm sở hữu…tăng so với năm 2021, tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại, khiếu kiện hành chính tăng cao.

>>> Mời độc giả xem thêm video Kẻ vượt ngục Triệu Quân Sự giết người vì mê chơi game

Nguồn: THĐT

Tình tiền và cái giá phải trả

Thời gian qua, tại Hà Nội và một số tỉnh thành đã xảy ra những vụ cưỡng đoạt tài sản với nhiều mức độ. Bên cạnh những vụ việc mà đối tượng đã có mưu đồ từ trước, thì có những vụ việc xảy ra do sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dân.

Tình tiền và cái giá phải trả
1. Đầu năm 2020, chị Lê Thị M. (SN 1970, trú tại huyện Đông Anh, Hà Nội) phải cầu cứu cơ quan công an vì bị người tình cũ đe dọa, cưỡng đoạt tài sản.

Chuyện “sởn da gà” về 3 băng tội phạm khét tiếng ở Hải Phòng

Năm Ất Hợi 1995, lực lượng CATP Hải Phòng đã cùng lúc lập chiến công lớn, triệt xóa 3 băng nhóm tội phạm có tổ chức khét tiếng lúc bấy giờ do Cu Nên, Dung Hà, Lâm “già” cầm đầu.
 

Chuyện “sởn da gà” về 3 băng tội phạm khét tiếng ở Hải Phòng
Không chỉ mang lại niềm tin của người dân vào lực lượng công an ngày ấy, chiến công trên còn là đòn đập nát loại tội phạm có tổ chức trên địa bàn thành phố.

"Tội phạm ma túy bây giờ tinh vi hơn, thủ đoạn hơn rất nhiều so với trước"

Cùng với sự phát triển của công nghệ, tội phạm ma túy ngày nay cũng hoạt động tinh vi, phức tạp hơn. Thay vì giao dịch trực tiếp dễ bị lộ, chúng sử dụng các hình thức liên lạc, giao hàng qua mạng xã hội như Zalo, Facebook, shipper...

"Tội phạm ma túy bây giờ tinh vi hơn, thủ đoạn hơn rất nhiều so với trước"
Tháng 6 hằng năm được lấy là “Tháng hành động phòng, chống ma túy”. “Vì sức khoẻ của mọi người, hạnh phúc của mọi nhà - Hãy tránh xa ma túy” là chủ đề của “Tháng hành động phòng, chống ma túy” năm 2021. Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống về chủ đề này, thượng tá Hoàng Đức Nên - Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra về tội phạm ma túy (Công an tỉnh Ninh Bình) đã chia sẻ với PV về cuộc chiến chống ma túy trong thời gian qua. 
Có 26 năm công tác trong lực lượng công an nhân dân, và nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực điều tra tội phạm về ma túy, thượng tá Nên cho biết, hiện nay cuộc chiến chống ma túy rất phức tạp, tội phạm ma túy bây giờ đã thay đổi rất nhiều so với khoảng 10 năm trước.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, của internet, thủ đoạn của tội phạm ngày càng tinh vi hơn. 
Thượng tá Hoàng Đức Nên - Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra về tội phạm ma túy (Công an tỉnh Ninh Bình) cho biết, tội phạm ma túy hiện nay tinh vi hơn, hoạt động phức tạp hơn trước rất nhiều.
Thượng tá Hoàng Đức Nên - Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra về tội phạm ma túy (Công an tỉnh Ninh Bình) cho biết, tội phạm ma túy hiện nay tinh vi hơn, hoạt động phức tạp hơn trước rất nhiều.
Trước đây, tội phạm ma túy thường sử dụng phương thức liên lạc và giao hàng trực tiếp, thì nay chúng sử dụng mạng xã hội như Zalo, Facebook, Viber... và một số mạng của nước ngoài khác để liên lạc với nhau. Khi đã thống nhất mua bán, chúng dùng nhiều cách để vận chuyển như dịch vụ shipper chuyển phát hàng hóa, giao đồ ăn... ma túy được cất giấu trong các sản phẩm đóng túi như cà phê, hộp sữa, hay trong ruột các bức tượng... 
"Có trường hợp đối tượng mua bán liên lạc với nhau qua mạng xã hội, chúng sử dụng tiếng lóng như: "Anh có ở nhà không em qua chơi"... sau đó 2 bên thống nhất 1 vị trí để ma túy như gốc cây, cột điện, hay trong góc tường nào đó. Khi 'hàng' đã đến điểm thì đối tượng mua sẽ tự đến lấy để không gặp mặt trực tiếp, dễ bị lộ, bắt quả tang. Tất cả các giao dịch đều được các đối tượng sử dụng tiếng lóng mà chúng đã thống nhất và chỉ chúng mới hiểu được" - thượng tá Nên nói. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.