Hải Dương: Chuyển mục đích hơn 15ha đất rừng phòng hộ cho thuê làm bãi thải xỉ

UBND tỉnh Hải Dương vừa chuyển mục đích sử dụng hơn 15ha đất rừng phòng hộ cho Cty TNHH điện lực JAKS Hải Dương thuê để xây dựng Bãi thải xỉ 1.

Hải Dương: Chuyển mục đích hơn 15ha đất rừng phòng hộ cho thuê làm bãi thải xỉ
Ngày 13/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản vừa ký quyết định 662 về việc chuyển mục đích sử dụng đất, cho Công ty TNHH điện lực Jaks Hải Dƣơng thuê đất đợt 4 – địa điểm thứ 2 tại xã Lê Ninh và xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn.
Theo đó, chuyển mục đích sử dụng 157.305 m 2 đất rừng phòng hộ (RPH), gồm 86.186 m 2 thuộc địa bàn xã Lê Ninh và 71.119 m2 thuộc địa bàn xã Quang Thành (UBND thị xã Kinh Môn đã hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng) cho Công ty TNHH điện lực Jaks Hải Dương thuê (thuê đợt 4 - địa điểm thứ 2) để xây dựng Bãi thải xỉ 1 - Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương. Loại đất cho thuê đất bãi thải, xử lý chất thải (DRA).
Hai Duong: Chuyen muc dich hon 15ha dat rung phong ho cho thue lam bai thai xi
UBND tỉnh Hải Dương vừa chuyển mục đích sử dụng hơn 15ha đất rừng phòng hộ cho Công ty TNHH điện lực Jaks Hải Dương thuê để xây dựng Bãi thải xỉ 1 - Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương. 
Theo quyết định, thời hạn cho thuê đất: 25 năm (theo thời hạn hoạt động của dự án đã được thỏa thuận tại Hợp đồng BOT ký giữa Bộ Công Thương Việt Nam với Công ty TNHH điện lực Jaks Hải Dương). Phương thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm.
UBND tỉnh Hải Dương giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thuế tỉnh, UBND thị xã Kinh Môn, UBND xã Lê Ninh, UBND xã Quang Thành và các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện các công việc liên quan theo quy định.
Đồng thời, yêu cầu Công ty TNHH điện lực Jaks Hải Dương sử dụng đất đúng mục đích, vị trí, ranh giới, diện tích được thuê; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về đất đai, môi trường, các quy định của pháp luật khác có liên quan và nội dung đã được thẩm định của các cơ quan có thẩm quyền tại hồ sơ dự án, hồ sơ xây dựng.
Trước đó, ngày 5/4, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành Quyết định 579 xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH Điện lực JAKS Hải Dương trụ sở tại thôn Thái Mông (xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) mức phạt tiền 210 triệu đồng.
Công ty TNHH Điện lực JAKS Hải Dương cũng buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi chiếm đất, cụ thể nộp hơn 1,8 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Hải Dương.
Công ty Điện lực JAKS Hải Dương bị xử phạt do đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính khi chiếm đất nông nghiệp là đất rừng phòng hộ (đã được quy hoạch bãi thải xỉ của dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương, đã nộp tiền khôi phục trồng rừng) tại khu vực nông thôn.
Cụ thể, từ ngày 30/3/2019, Công ty TNHH Điện lực JAKS Hải Dương đã quản lý, sử dụng 157.305m2 đất rừng phòng hộ nằm trên địa bàn 02 xã Lê Ninh và Quang Thành, thị xã Kinh Môn (nằm trong quy hoạch bãi thải xỉ của dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương) nhưng chưa hoàn thiện thủ tục thuê đất theo quy định.
Căn cứ quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 6 tháng 1 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ), UBND tỉnh Hải Dương đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Điện lực JAKS Hải Dương như trên. Công ty TNHH Điện lực JAKS Hải Dương cũng bị buộc thực hiện tiếp thủ tục thuê đất theo quy định.
Công ty TNHH Điện lực JAKS Hải Dương là chủ đầu tư Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương với tổng vốn đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD, được xây dựng trên diện tích gần 200 ha tại xã Quang Thành (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). Nhà máy có 2 tổ máy phát điện được đưa vào hoạt động phát điện thương mại với công suất phát điện 1120MW, sử dụng nguyên liệu đốt là than.

>>> Mời độc giả xem thêm video Gia Lai tích cực thu hồi đất rừng bị lấn chiếm

Nguồn: Truyền hình Gia Lai

Nhiều tồn tại Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương: Tỉnh quyết liệt vào cuộc

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng vừa ký quyết định thành lập Tổ công tác để khảo sát, đánh giá lại việc xây dựng, vận hành đường băng truyền xỉ thải của Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân.

Nhiều tồn tại Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương: Tỉnh quyết liệt vào cuộc
Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương do Công ty TNHH Điện lực Jaks làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD, xây dựng trên diện tích gần 200 ha tại xã Quang Thành (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). Nhà máy có 2 tổ máy phát điện được đưa vào hoạt động phát điện thương mại với công suất phát điện 1120MW, sử dụng nguyên liệu đốt là than.
Tuy nhiên, từ khi dự án đi vào hoạt động sản xuất, xây dựng, vận hành đường băng truyền xỉ thải của Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương đã tác động, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân (Báo Tri thức và Cuộc sống đã đăng tải phản ánh của người dân khu dân cư Mạc Ngạn (phường Đồng Lạc, thành phố Chí Linh, Hải Dương) về việc thường xuyên bị ảnh hưởng từ khí bụi và tiếng ồn từ dự án trên). Ngoài ra, thời gian gần đây đã xảy ra việc sạt lở đất rừng ở khu vực giáp ranh bãi thải xỉ Nhiệt điện BOT Hải Dương…

Nhiệt điện BOT Hải Dương thi công bãi thải xỉ khi chưa được phép

Công ty Điện lực Jaks Hải Dương đã sử dụng đất, thi công toàn bộ diện tích, đưa bãi xỉ thải vào hoạt động từ tháng 9/2020. Tuy nhiên, toàn bộ diện tích quy hoạch bãi thải xỉ chưa có giấy phép xây dựng.

Nhiệt điện BOT Hải Dương thi công bãi thải xỉ khi chưa được phép
Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương đã có báo cáo về tình hình chấp hành pháp luật về đất đai, tài nguyên môi trường tại Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương.
Xây dựng bãi thải xỉ khi chưa có giấy phép

Thi công bãi thải xỉ “khủng” không phép, Nhiệt điện BOT Hải Dương bị xử thế nào?

Với việc thi công toàn bộ diện tích bãi thải xỉ, đưa vào vận hành khi chưa có giấy phép xây dựng cùng những hành vi vi phạm khác, chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Điện Lực Jacks Hải Dương sẽ bị xử lý thế nào theo quy định của pháp luật?

Thi công bãi thải xỉ “khủng” không phép, Nhiệt điện BOT Hải Dương bị xử thế nào?
Trong báo cáo mới đây, Sở TNMT Hải Dương đã chỉ ra hàng loạt vi phạm của chủ đầu tư dự án Nhà máy điện BOT Hải Dương khi thực hiện khu bãi thải xỉ thuộc dự án như sử dụng đất, thi công trên toàn bộ diện tích bãi thải xỉ, đưa bãi thải xỉ vào vận hành khi chưa có giấy phép xây dựng; thi công bãi thải xỉ trên cả phần diện tích 530.556m2 chưa hoàn thiện thủ tục về đất, chưa được Sở Tài nguyên Môi trường bàn giao đất trên thực địa; quá trình vận hành Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương phát sinh một số vấn đề về môi trường…
Dư luận đặt câu hỏi, với những hành vi vi phạm như trên, chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Điện Lực Jacks Hải Dương sẽ bị xử lý thế nào theo quy định của pháp luật?

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.