Nhiều tồn tại Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương: Tỉnh quyết liệt vào cuộc

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng vừa ký quyết định thành lập Tổ công tác để khảo sát, đánh giá lại việc xây dựng, vận hành đường băng truyền xỉ thải của Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân.

Nhiều tồn tại Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương: Tỉnh quyết liệt vào cuộc
Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương do Công ty TNHH Điện lực Jaks làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD, xây dựng trên diện tích gần 200 ha tại xã Quang Thành (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). Nhà máy có 2 tổ máy phát điện được đưa vào hoạt động phát điện thương mại với công suất phát điện 1120MW, sử dụng nguyên liệu đốt là than.
Tuy nhiên, từ khi dự án đi vào hoạt động sản xuất, xây dựng, vận hành đường băng truyền xỉ thải của Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương đã tác động, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân (Báo Tri thức và Cuộc sống đã đăng tải phản ánh của người dân khu dân cư Mạc Ngạn (phường Đồng Lạc, thành phố Chí Linh, Hải Dương) về việc thường xuyên bị ảnh hưởng từ khí bụi và tiếng ồn từ dự án trên). Ngoài ra, thời gian gần đây đã xảy ra việc sạt lở đất rừng ở khu vực giáp ranh bãi thải xỉ Nhiệt điện BOT Hải Dương…
Nhieu ton tai Nha may nhiet dien BOT Hai Duong: Tinh quyet liet vao cuoc
Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương. 
Thành lập tổ công tác làm rõ tác động ảnh hưởng đến người dân
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng đã ký quyết định 2445 thành lập Tổ công tác để khảo sát, đánh giá lại việc xây dựng, vận hành đường băng truyền xỉ thải của Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương tác động, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân.
Việc này nhằm thực hiện Thông báo Kết luận số 378-TB/TU ngày 16/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương về việc giải quyết những ảnh hưởng, tồn tại liên quan đến cuộc sống của một số hộ dân sau khi dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương đi vào hoạt động.
Theo đó, Tổ Công tác sẽ do ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương làm tổ trưởng, ông Hoàng Văn Thực, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường làm Tổ phó. Thành viên gồm các lãnh đạo Sở Xây dựng; Sở Công Thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài chính, ông Trương Đức San, Chủ tịch UBND thị xã Kinh Môn và ông Trịnh Nam Hưng, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương.
Nhieu ton tai Nha may nhiet dien BOT Hai Duong: Tinh quyet liet vao cuoc-Hinh-2
 Quyết định thành lập Tổ công tác của UBND tỉnh Hải Dương.
Nhiệm vụ tổ công tác sẽ khảo sát, đánh giá lại việc xây dựng, vận hành đường băng truyền xỉ thải của Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương đã tác động, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân; làm rõ trách nhiệm của Chủ đầu tư, chính quyền trong việc tái định cư cho các hộ dân, tạo điều kiện thuận lợi cho Chủ đầu tư vận hành dự án hiệu quả; quan tâm, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Hỗ trợ cho Chủ đầu tư thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết có liên quan đến các bộ, ngành Trung ương và Chính phủ. Tăng cường chấn chỉnh công tác quản lý tài nguyên, đất đai, khoáng sản cùng với việc xây dựng, quản lý bãi xỉ thải của Nhà máy nhiệt điện BOT.
Sáng ngày 27/8, UBND tỉnh Hải Dương cũng sẽ tổ chức cuộc họp để nghe Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành, địa phương có liên quan báo cáo về các vấn đề có liên quan đến đất đai, môi trường, khoáng sản của Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương.
Tại cuộc họp này, Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương sẽ báo cáo, đề xuất những vấn đề có liên quan đến công tác quản lý đất đai, môi trường, khoáng sản trong quá trình triển khai dự án Nhà máy nhiệt điện BOT. Đặc biệt là dự án bãi thải xỉ, các tồn tại, thiếu sót; đề xuất các giải pháp, khắc phục trong thời gian tới; đề xuất triển khai việc đánh giá các tác động ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của các hộ dân khi xây dựng, vận hành đường băng xỉ thải của Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương.
Sở NN&PTNT sẽ báo cáo, đề xuất các vấn đề có liên quan đến đề điều, công tác quản lý, bảo vệ rừng; các tồn tại, vướng mắc, đề xuất các giải pháp khắc phục theo quy định. UBND thị xã Kinh Môn báo cáo, đánh giá các vấn đề có liên quan đến đất đai, môi trường, khoáng sản thuộc thẩm quyền của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện BOT; các tồn tại, bất cập, đề xuất các giải pháp khắc phục các tồn tại, bất cập trong thời gian tới.
Phát sinh khí bụi, tiếng ồn và sạt lở đất
Mới đây UBND thị xã Kinh Môn đã có công văn về xử lý sạt lở đất rừng phòng hộ giáp ranh bãi thải xỉ Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương.
Theo đó, UBND thị xã giao cho các phòng ban, UBND các xã Lê Ninh, Quang Thành rà soát kiểm tra, đánh giá hiện trạng toàn bộ vị trí các lô rừng giáp ranh với công trình bãi thải xỉ Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương (vị trí đã sạt lở và vị trí có nguy cơ sạt lở tiếp) đề xuất phương án khắc phục, hạn chế sạt lở tiếp.
Đồng thời yêu cầu Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về lâm nghiệp do đường vành đai dự án bãi xỉ thải tiếp giáp với rừng phòng hộ. Kiểm tra, rà soát việc thi công bãi thải xỉ, khắc phục, hạn chế tối đa tình trạng sạt lở đất. Đối với 3 vị trí đất rừng phòng hộ đã sạt lở tại thôn Tiên Xá, xã Lê Ninh, yêu cầu Nhà máy có phương án xử lý, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại.
Nhieu ton tai Nha may nhiet dien BOT Hai Duong: Tinh quyet liet vao cuoc-Hinh-3
 
Liên quan vấn đề trên, trước đó Sở NN&PTNT đề nghị UBND thị xã Kinh Môn và UBND xã Lê Ninh, Quang Thành kiểm tra, đánh giá thực tế hiện trạng toàn bộ vị trí các lô rừng giáp ranh với công trình bãi thải xỉ của Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương để có phương án giải quyết, khắc phục.

>>> Video ông Vũ Đức Nam, Trưởng khu dân cư Mạc Ngạn phản ánh về tình trạng bị ảnh hưởng do nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương:

  
Ông Hoàng Văn Thực Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương cho biết, Sở đã nhận được phản ánh của người dân và đang triển khai xác minh, thu thập. 
PV Báo Tri thức và Cuộc sống tiếp tục thông tin về vụ việc trên…

Nhiệt điện Thái Bình 2 khổ lây vì nhiều sếp dầu khí bị bắt

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 của PVN trị giá 1,6 tỉ USD đã thi công được hơn 82% khối lượng đang gặp khó khi hàng loạt sếp dầu khí bị bắt. 

Nhiệt điện Thái Bình 2 khổ lây vì nhiều sếp dầu khí bị bắt
Những thông tin liên quan đến "triệu tập", bắt bớ đang ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của lãnh đạo và người lao động - ông Nguyễn Đức Hưởng, Trưởng Ban quản lý dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, chia sẻ tại cuộc họp tổng kết và triển khai kế hoạch năm của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam.

4 người ngạt khí tử vong tại Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải

Nhóm công nhân đang làm việc tại trạm bơm nước thô Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải (Công ty nhiệt điện Duyên Hải) bị ngạt khí trong quá trình hút bùn.

4 người ngạt khí tử vong tại Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải
Chiều 27/12, Tổng công ty phát điện 1 (Tập đoàn điện lực) phát đi thông báo, tại trạm bơm nước thô của Công ty nhiệt điện Duyên Hải (xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải, Trà Vinh) xảy ra sự cố lao động, khiến 4 người tử vong.

Người dân quanh nhiệt điện Vĩnh Tân khốn khổ vì tro bụi

Từ khi dự án nhiệt điện Vĩnh Tân hoạt động vào tháng 9/2014, người dân địa phương phải sống trong hoàn cảnh rất khó khăn do môi trường biển, nước và không khí ô nhiễm nặng nề.

Người dân quanh nhiệt điện Vĩnh Tân khốn khổ vì tro bụi
Nguoi dan quanh nhiet dien Vinh Tan khon kho vi tro bui
 Dự án nhiệt điện Vĩnh Tân do Trung Quốc đầu tư 95% gồm có 4 nhà máy nhiệt điện được chạy bằng than đá, với tổng công suất lên đến 5.600 MW và 1 cảng biển. Được xây dựng nằm ngay quốc lộ 1 (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Các ống xả khói và bụi từ bãi xỉ than của nhà máy này bị gió biển đẩy thẳng vào khu dân cư dẫn đến tình trạng ô nhiễm cho cả khu vực.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.