Đối tượng chịu phí bao gồm xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy (không bao gồm xe máy điện), với mức phí như sau: Loại có dung tích xilanh đến 100cm3 thu 50.000đồng/1 năm; loại có dung tích xi lanh trên 100cm3 thu 100.000đồng/năm. Các xe mô tô của lực lượng công an, quốc phòng và xe mô tô của chủ phương tiện thuộc các hộ nghèo được miễn loại phí này.
Từ 21/7, hơn 4,4 triệu xe máy tại Hà Nội sẽ phải nộp phí bảo trì đường bộ. |
Đối với xe mô tô, xe máy phát sinh trước 1/1, tháng 8 thực hiện kê khai, nộp phí cả năm 2013 (thu cả 12 tháng). Đối với phương tiện phát sinh từ 1/1 đến 30/6, chủ phương tiện phải khai, nộp phí với mức bằng 1/2 mức thu năm. Thời điểm kê khai, nộp chậm nhất là 30/8.
Với phương tiện phát sinh từ 1/7 đến 31/12, chủ phương tiện thực hiện khai, nộp phí vào tháng 1/2014 cho phí phải nộp năm 2014 và không phải nộp phí đối với thời gian còn lại của năm 2013.
Kể từ ngày 1/1/2014 trở đi, với những phương tiện phát sinh từ ngày 1/1 đến 30/6 hằng năm, chủ phương tiện phải khai, nộp phí với mức thu phí bằng 1/2 mức thu năm. Thời điểm khai, nộp chậm nhất là ngày 31/7 hằng năm. Thời điểm phát sinh còn lại trong năm, chủ phương tiện thực hiện khai, nộp phí vào tháng 1 năm sau và không phải nộp phí đối với thời gian còn lại của năm phát sinh.
Về việc quản lý, sử dụng nguồn phí thu được, UBND thành phố Hà Nội quy định, các phường, thị trấn được để lại 10%; các xã được để lại 20% số phí thu được. Số tiền còn lại, trường hợp thành phố đã thành lập Quỹ bảo trì đường bộ địa phương thì hằng tuần, cơ quan thu phí phải nộp vào tài khoản của Quỹ bảo trì đường bộ địa phương mở tại Kho bạc Nhà nước. Hằng tháng, đơn vị thu phí lập tờ khai nộp phí sử dụng đường bộ thu được theo mẫu quy định của Bộ Tài chính.
ĐANG ĐỌC NHIỀU