Hà Nội quyết tâm cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ

Triển khai cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ là một trong những nhiệm vụ định hướng dài hạn phát triển TP Hà Nội.

Hà Nội quyết tâm cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ
Với chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ và TP. Hà Nội, từ những quy định mới được sửa đổi, bổ sung phù hợp, công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô đang có nhiều tiến triển tích cực, nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân và sự tham gia nhiệt tình từ doanh nghiệp.
126 chung cư cũ hoàn thành kiểm định 
Liên quan đến công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ tại Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Mạc Đình Minh cho biết, công tác triển khai đang bám sát Kế hoạch của Thành phố về xây dựng lại chung cư cũ đợt 1 năm 2022.
Đến nay, đối với một số khu vực có nhà nguy hiểm cấp D, như chung cư số 51 Huỳnh Thúc Kháng (quận Đống Đa) đã hoàn tất công tác di dời các hộ ra khỏi nhà nguy hiểm; 5 khu còn lại tại quận Ba Đình, gồm: Nhà C8 tập thể Giảng Võ, nhà G6A tập thể Thành Công, nhà A tập thể Ngọc Khánh, 2 đơn nguyên đầu hồi khu tập thể Bộ Tư pháp, nhà 148 - 150 Sơn Tây hoàn thành di dời trong quý II/2022.
Sở Xây dựng cũng cơ bản hoàn thành kiểm định 126 chung cư cũ trên địa bàn.
Ha Noi quyet tam cai tao, xay dung lai chung cu cu

Hà Nội với quyết tâm cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

Theo thống kê, trên địa bàn Hà Nội có 1.579 chung cư, nhà tập thể cũ, qua rà soát đến thời điểm này, số lượng lại tăng thêm vào khoảng 2.000 chung cư. Nhưng đáng mừng là hiện nay số lượng doanh p (DN), nhà đầu tư xin đăng ký tham gia tương đối lớn, cao hơn gấp nhiều lần so với thời điểm cách đây hơn 2 năm.
"Đến nay, đã có 70 nhà đầu tư đăng ký tham gia cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Thành phố. Nếu như trước đây, các khâu kiểm định, lập quy hoạch chi tiết đều do nhà đầu tư thực hiện thì theo quy định mới (Nghị định số 69/2021/NĐ-CP), Nhà nước sẽ bỏ kinh phí thực hiện kiểm định và lập quy hoạch, kết quả sẽ khách quan hơn", ông Mạc Đình Minh cho hay.
Quyết tâm cao của lãnh đạo

Với việc Bí thư Thành ủy Hà Nội là Trưởng ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn TP; phụ trách chung, chỉ đạo hoạt động của Ban Chỉ đạo theo chương trình, kế hoạch công tác đã đề ra càng cho thấy quyết tâm chính trị mạnh mẽ của Hà Nội trong thực hiện nhiệm vụ quan trọng và không hề dễ dàng này.

Việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ hiện đã xuống cấp trên địa bàn TP là vấn đề được nói đến rất nhiều, với khó khăn, phức tạp không ít. Các đề xuất, ý kiến liên quan đến cải tạo lại các chung cư luôn là vấn đề nóng được cử tri nêu ra tại các cuộc tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội, HĐND TP…

Theo thống kê trên địa bàn TP Hà Nội có khoảng 1.579 chung cư cũ chủ yếu được xây dựng trước năm 1954 và từ năm 1960 – 1994, tập trung chủ yếu tại các quận. Đến nay, hầu hết chung cư cũ đã hết niên hạn sử dụng, sửa chữa cơ nới tự phát và hạ tầng kèm theo đã khiến biến đổi cấu trúc, hư hỏng, xuống cấp... Việc cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư cũ đã được khởi động từ nhiều năm và hoàn thành ở một số chung cư, nhưng vẫn là con số rất nhỏ so với thực tế cấp thiết.

Trong nhiều năm qua, TP luôn xác định cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách với nhiều nhiệm vụ cụ thể được đặt ra nhằm đẩy nhanh tiến độ và tính khả thi như tổng kiểm tra, rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng toàn bộ các chung cư cũ bằng nguồn vốn ngân sách; lập kế hoạch cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ đã có kết quả kiểm định…

Để tạo cơ sở pháp lý cho vấn đề này, ngay kỳ họp đầu nhiệm kỳ khóa XVI (Kỳ họp thứ 2), HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương ban hành “Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội” và ngay sau đó UBND TP đã ban hành đề án này để đưa vào triển khai với những định hướng, giải pháp, kế hoạch, tiến độ cụ thể.

Cùng với các chính sách ưu đãi đầu tư của T.Ư, TP cũng đưa ra các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đặc thù phù hợp với quy định, nhằm thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư tham gia.

Để những chính sách, mục tiêu được thực thi, việc phân công rõ người, rõ việc trong chỉ đạo điều hành rất quan trọng. Lần này, Ban Chỉ đạo dưới sự điều hành chung của Bí thư Thành ủy, đã xác định rất rõ nhiệm vụ của từng cá nhân với rất nhiều đầu việc liên quan.

Cùng với đó, Ban Chỉ đạo cũng thể hiện quyết tâm cao bằng kế hoạch hành động, xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, tiến độ triển khai…

Để qua đó xây dựng quy trình, phương pháp, giải pháp và chính sách hiệu quả, đồng bộ cơ chế, chính sách, pháp luật về nhà ở, quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai… Trước đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá kết quả kiểm định chất lượng hiện trạng các chung cư cũ trên địa bàn TP.

Theo đánh giá của UBND TP. Hà Nội, khó khăn, vướng mắc nhất hiện nay trong công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, tập thể cũ ở Hà Nội và nhiều địa phương khác liên quan đến việc xác định hệ số đền bù giải phóng mặt bằng, tiếp theo là việc lựa chọn chủ đầu tư.

Những vấn đề này không thể tiến hành một cách vội vã, mà phải thực hiện theo từng bước, từng giai đoạn sau khi đánh giá cụ thể tình hình triển khai thực tế, nhằm đảm bảo lợi ích cho Nhân dân, DN và Nhà nước.
Vì vậy, cần có sự quyết tâm hơn nữa của chính quyền cấp cơ sở từ quận, huyện phối hợp chặt chẽ với đơn vị liên quan, như Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc nhằm xác định rõ mức độ nguy hiểm của từng khu nhà, từ đó đưa ra quyết định địa điểm nào làm trước, làm sau.
Bên cạnh đó, sự đồng thuận từ người dân cũng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc tái thiết đô thị này. Người dân có quyền yêu cầu lợi ích cho mình, nhưng cũng cần sự hài hòa và trách nhiệm với cộng đồng.
Tại buổi tiếp xúc cử tri các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV mới đây, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, thời gian qua, công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô gặp nhiều khó khăn, để tháo gỡ những vướng mắc Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2021/NĐ-CP, HĐND TP cũng có Nghị quyết thông qua về việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn cho rằng, trên thực tế khi triển khai cũng sẽ nảy sinh thêm những khó khăn, vướng mắc, nhưng TP. Hà Nội đang rất quyết tâm triển khai, đảm bảo chỉnh trang đô thị. Tới đây, Hà Nội tiếp tục quan tâm và phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai, đảm bảo quyền lợi của Nhân dân trong công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.
Có thể nói rằng, việc cải tạo, đầu tư xây dựng đối với từng khu chung cư để đảm bảo tính khả thi không chỉ cần sự quan tâm đặc biệt để giải quyết, tháo gỡ vướng mắc từ quy hoạch, các chính sách về giải phóng mặt bằng, tái định cư… còn cần sự quyết tâm lớn từ người đứng đầu.

Cảnh rùng mình trong 4 khu chung cư nguy hiểm nhất Hà Nội

4 chung cư cũ cấp D (chung cư nguy hiểm) và 6 cụm khu chung cư cũ khác sẽ đứng đầu danh sách trong kế hoạch cải tạo xây dựng mới của thành phố Hà Nội.

Cảnh rùng mình trong 4 khu chung cư nguy hiểm nhất Hà Nội
Canh rung minh trong 4 khu chung cu nguy hiem nhat Ha Noi

Khu tập thể Thành Công (phường Thành Công, quận Ba Đình) có 67 dãy nhà cao từ 2 đến 5 tầng tọa lạc trên mặt phố Nguyên Hồng và phố Thành Công. Những căn nhà này được xây dựng từ những năm 1960 - 1970 và hiện tại đã xuống cấp, một số nơi xuống cấp trầm trọng. Đặc biệt, đơn nguyên 1 và 2 của dãy nhà G6A nằm trên mặt phố Nguyên Hồng đã hư hỏng nặng từ nhiều năm nay. Sụt lún khiến 1 phần của căn nhà này tách ra làm đôi. Góc nghiêng khiến 2 phần của toà nhà cách xa nhau hàng mét. 

Canh rung minh trong 4 khu chung cu nguy hiem nhat Ha Noi-Hinh-2

Nhiều hộ dân cơi nới, lắp chuồng cọp khiến khu tập thể cũ này càng trở nên nguy hiểm hơn. UBND phường Thành Công đã phải gắn biển thông báo ở đơn nguyên 1 và 2, yêu cầu các hộ dân không cơi nới trái phép và chủ động tháo dỡ để tòa nhà đảm bảo khả năng chịu lực.

Dân bất an trong chung cư 'hết đát'

TP.HCM có 14/474 chung cư cũ thuộc loại có nguy cơ sụp đổ, cần phải di dời khẩn cấp người dân và phá dỡ, xây mới.

Dân bất an trong chung cư 'hết đát'
LTS: Từ năm 2008, chính quyền TP.HCM đã có chủ trương cải tạo, sửa chữa, xây mới các chung cư cũ xây dựng từ trước năm 1975. Từ đó đến nay, TP đã hai lần có kế hoạch cải tạo, sửa chữa, xây mới 474 chung cư cũ trên địa bàn với quyết tâm rất cao. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa đạt như mong muốn vì gặp quá nhiều rào cản từ cơ chế, chính sách. Tuyến bài này khắc họa toàn cảnh khó khăn, vướng mắc cũng như giải pháp vừa được tháo gỡ để hàng loạt chung cư sắp sập tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung sớm được xây lại.

Hành trình phá án: Cô gái bị cưỡng hiếp vì tiếc chiếc điện thoại

Không chỉ thực hiện hành vi cướp điện thoại mà nhóm đối tượng còn đe dọa, đưa ra yêu sách quan hệ tình dục, cưỡng bức nạn nhân. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hành trình phá án: Cô gái bị cưỡng hiếp vì tiếc chiếc điện thoại
Hanh trinh pha an: Co gai bi cuong hiep vi tiec chiec dien thoai

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 20h ngày 13/5/2013, khi chị Hoàng Thị M., tên nạn nhân, mới 19 tuổi, công nhân khu công nghiệp Khai Quang, tỉnh Vĩnh Phúc đang đi bộ và nhắn tin bằng điện thoại di động Iphone trên đường thuộc địa bàn phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên thì bị một tên thanh niên đi xe máy ép sát, giật điện thoại.

Hanh trinh pha an: Co gai bi cuong hiep vi tiec chiec dien thoai-Hinh-2

Tiếc chiếc điện thoại đắt tiền, gắn với nhiều kỷ niệm, về nhà trọ, M. đã kể cho cô bạn cùng phòng nghe. Sau đó, M. mượn điện thoại của bạn gọi thử vào điện thoại của mình. Không ngờ, chuông vẫn đổ và đầu dây bên kia, giọng một nam thanh niên trả lời. M. nằn nì xin chuộc lại điện thoại của chính mình vừa bị cướp.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.