Dân bất an trong chung cư 'hết đát'

TP.HCM có 14/474 chung cư cũ thuộc loại có nguy cơ sụp đổ, cần phải di dời khẩn cấp người dân và phá dỡ, xây mới.

Dân bất an trong chung cư 'hết đát'
LTS: Từ năm 2008, chính quyền TP.HCM đã có chủ trương cải tạo, sửa chữa, xây mới các chung cư cũ xây dựng từ trước năm 1975. Từ đó đến nay, TP đã hai lần có kế hoạch cải tạo, sửa chữa, xây mới 474 chung cư cũ trên địa bàn với quyết tâm rất cao. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa đạt như mong muốn vì gặp quá nhiều rào cản từ cơ chế, chính sách. Tuyến bài này khắc họa toàn cảnh khó khăn, vướng mắc cũng như giải pháp vừa được tháo gỡ để hàng loạt chung cư sắp sập tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung sớm được xây lại.
Năm năm trước, TP.HCM đã xác định có 14/474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975 thuộc loại hư hỏng nặng, có nguy cơ sụp đổ, cần phải di dời khẩn cấp người dân và tiến hành phá dỡ, xây mới trong giai đoạn 2015- được xây mới mà việc di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm vẫn còn dang dở. Người dân đang sống trong chung cư “hết đát” vẫn phập phồng lo sợ trước nguy hiểm đang rình rập mỗi ngày.
Sống trong sợ hãi
Nhiều năm nay, người dân sống tại chung cư 137 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Tân Bình luôn sống trong bất an vì chung cư ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Từ năm 2018, UBND quận Tân Bình đã có thông báo sẽ di dời người dân đến tạm cư tại nơi an toàn nhưng đến nay đã bốn năm, người dân vẫn chưa được di dời.
Vừa bước vào căn hộ 106 của bà Trịnh Thị Phương Trang, PV đụng phải một xô nước để ngay trước cửa ra vào. Ngay cả mùa nắng nóng như thời điểm này nhưng căn hộ của bà Trang thường xuyên ẩm ướt. Bà Trang cho biết suốt năm năm qua, gia đình bà đã phải dùng chiếc xô nhựa này để hứng nước do trần nhà bị thấm, nước cứ âm ỉ chảy từng giọt. Cũng vì thấm nước mà các bức tường trong căn hộ bị bục và bong tróc, loang lổ. Những nơi bị thấm nặng, bà Trang phải căng nylon để hứng nước từ trên xuống.
Dan bat an trong chung cu 'het dat'
21 hộ dân ở chung cư cũ 149-151 Lý Thường Kiệt vẫn chưa thể di dời dù có thông báo di dời khẩn cấp từ năm 2018. Ảnh: VIỆT HOA
Căn hộ kế bên là của em gái bà Trang cũng chịu chung cảnh ngộ nhiều năm nay. Em gái bà phải căng bạt ngay dưới trần nhà để nước không nhỏ xuống. “Cứ vài năm em tôi phải thay bạt một lần, nếu không thì nhà lênh láng nước. Đó là chưa kể những khi trời mưa, chúng tôi sống khổ sở vô cùng” - bà Trang nói.
Đi từ tầng một đến tầng năm (tầng trên cùng) của chung cư, PV ghi nhận nhiều vết nứt gãy dọc ngang khắp tòa nhà, dây điện cũ kỹ chằng chịt như mạng nhện. Một cư dân sống ở tầng trệt cho biết khoảng vài tháng trước, một tấm bê tông rơi xuống nhưng rất may là thời điểm đó vắng người nên không ai bị thương.
“Dân chúng tôi rất sợ hãi vì luôn cảm thấy tính mạng bị đe dọa, không biết sống chết như thế nào. Chúng tôi thật sự rất hoang mang và lo sợ” - bà Phương Châu sống tại căn hộ 107 nói.
Đặc biệt, trường hợp bà Nguyễn Thị Liễu ở căn hộ 205 còn bị tấm bê tông rơi đè trúng tay lúc bà đang ngủ. Câu chuyện của bà Liễu càng khiến cho người dân sống tại chung cư càng thêm lo lắng, bất an.
Theo người dân, chung cư 137 Lý Thường Kiệt được xây dựng từ trước năm 1975, đã trải qua hai lần sửa chữa nhưng đến nay tình trạng xuống cấp rất nghiêm trọng. Lo sợ nguy hiểm, tháng 2-2022, bà Trang đại diện cho 22 hộ dân tại đây gửi đơn lên quận Tân Bình để phản ánh, đồng thời mong muốn được sớm di dời khỏi chung cư. Tuy nhiên, đến nay 34 hộ dân sống tại đây vẫn đang phải chờ đợi trong sự hoang mang.
Cách đó khoảng 100 m, chung cư cũ 149-151 Lý Thường Kiệt cũng đang nằm trong tình trạng tương tự khi công trình này đã xuống cấp trầm trọng nhưng 21 hộ dân tại đây vẫn chưa thể di dời.
Dan bat an trong chung cu 'het dat'-Hinh-2
Chung cư 137 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Tân Bình xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: VIỆT HOA
Sau bốn năm thông báo, vẫn chưa thể di dời
Theo UBND quận Tân Bình, năm 2018, địa phương này đã ban hành kế hoạch di dời khẩn cấp các hộ dân tại các chung cư cũ xây dựng trước năm 1975 đã hư hỏng, xuống cấp (cấp D). Theo đó, quận đã tổ chức di dời 132 hộ dân tại ba chung cư 47 Long Hưng (phường 7), 40/1 Tân Phước (phường 8) và 170-171 Tân Châu về tạm cư tại lô J, chung cư Bàu Cát II và chung cư Tân Trụ trên địa bàn quận.
Còn lại hai chung cư 137 và 149-151 Lý Thường Kiệt sẽ tiếp tục tổ chức di dời và bố trí tạm cư tại lô A chung cư Phú Thọ, phường 15, quận 11. UBND TP cũng đã phê duyệt phân bổ cho quận 55 căn hộ tại chung cư này để bố trí tạm cư cho các hộ dân di dời khẩn cấp ra khỏi hai chung cư cũ nêu trên. Tháng 2-2021, quận 11 bàn giao số căn hộ này về cho quận Tân Bình. Đến tháng 5-2021, địa phương này bàn giao lại cho Trung tâm Quản lý nhà và giám định xây dựng thuộc Sở Xây dựng để tiến hành sửa chữa.
Dan bat an trong chung cu 'het dat'-Hinh-3
Người dân tại chung cư 137 Lý Thường Kiệt chỉ lên tấm đà ngay cổng ra vào chung cư thường xuyên bị nước nhỏ xuống lối đi suốt nhiều năm nay. Ảnh: VIỆT HOA
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tháng 7-2021, quận 11 có công văn xin TP tạm thời trưng dụng chung cư Phú Thọ để thành lập bệnh viện thu dung, điều trị COVID-19. Đến tháng 1-2022, quận Tân Bình có văn bản báo cáo TP kiến nghị bàn giao lại 55 căn hộ nêu trên và khẩn trương sửa chữa để phục vụ tạm cư.
Sau khi nhận được đơn phản ánh của các hộ dân, quận Tân Bình tiếp tục có văn bản báo cáo kiến nghị UBND TP chỉ đạo các cơ quan có liên quan sớm thực hiện nội dung nêu trên. “Hai chung cư 137 và 149-151 Lý Thường Kiệt hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, kết cấu mục, nứt, bong tróc nhiều chỗ, thấm dột nhiều nơi. Khi trời mưa, các hộ dân phải dùng tấm nylon che chắn, hứng nước. Hiện nay, các hộ dân rất bức xúc và đề nghị phải di dời khẩn cấp do không thể ở được vì quá ô nhiễm và có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào” - quận Tân Bình nêu.
Tại văn bản này, quận Tân Bình cũng cho biết địa phương này cũng đã phổ biến kế hoạch di dời cho người dân tại hai chung cư này về tạm cư tại chung cư Phú Thọ, các hộ dân rất phấn khởi và sẵn sàng hợp tác, đồng thuận di dời. Dự kiến thời gian di dời vào quý I-2022, ngay khi 55 căn hộ tạm cư được sửa chữa xong.
Phản hồi công văn của quận Tân Bình, cuối tháng 4, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan trong tháng 5 phải khẩn trương bàn giao 55 căn hộ nêu trên để sửa chữa. Sau đó bàn giao lại cho quận Tân Bình để bố trí tạm cư cho các hộ dân.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý nhà và giám định xây dựng, cho biết đơn vị này đã tiếp nhận 55 căn hộ tại lô A chung cư Phú Thọ, quận 11 để tiến hành sửa chữa. Hiện nay, cơ quan này đang làm thủ tục đấu thầu lựa chọn đơn vị sửa chữa. Dự kiến việc sửa chữa sẽ được tiến hành trong thời gian ba tháng với kinh phí sửa chữa khoảng 3-4 tỉ đồng.

Người Hà Nội khóc dở, mếu dở vì trót ôm chung cư cũ chờ đền bù

Nhiều hộ dân sống tại các chung cư cũ Hà Nội đang khóc dở, mếu dở và nơm nớp sợ hãi, vì trót bỏ tiền tỷ ra mua nhà chờ cải tạo.

Người Hà Nội khóc dở, mếu dở vì trót ôm chung cư cũ chờ đền bù
Trung tuần tháng 10, phóng viên có mặt tại Khu tập thể Viện Hóa học Công nghiệp (Hà Nội). Từ nhiều năm nay, mỗi khi đề cập đến, báo chí đều dùng những cụm từ khá “nặng nề”, như “Khu tập thể chống nạng giữa Thủ đô”, “Khu tập thể gẫy xương, chờ sập ở Hà Nội”, thậm chí là “Khu tập thể đánh đu với tử thần”..., để chỉ về chung cư cũ này, nhưng nhiều người vẫn chấp nhận bỏ ra từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng ra để có một suất trong dãy nhà 4 tầng, mỗi phòng chỉ rộng 18m2 này.

Chung cư cũ ở Sài Gòn gây sốt trên mạng xã hội quốc tế

(Kiến Thức) - Tòa chung cư cũ 42 Nguyễn Huệ (Tp HCM) gây ấn tượng bởi hàng loạt nhà hàng, quán cà phê ngoài mặt tiền.

Chung cư cũ ở Sài Gòn gây sốt trên mạng xã hội quốc tế
Chung cu cu o Sai Gon gay sot tren mang xa hoi quoc te
 Mới đây, bức ảnh chung cư cũ trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, TP HCM) "đầy ắp" nhà hàng, quán cà phê gây chú ý cộng đồng mạng quốc tế khi được fanpage National Geographic UK đăng tải với nội dung giới thiệu: "Ở TP HCM của Việt Nam, một tòa nhà cũ 9 tầng được gọi là tòa nhà cà phê, căn nhà chung của những quán cà phê, nhà hàng và không gian làm việc". Ảnh: Samsara Tran/NG.

"Chung cư cũ mà sập, bao nhiêu người chết? giải thích sao với dân?"

Nói về thực trạng chung cư cũ ở Hà Nội, Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng nêu ý kiến: "Nếu sập một cái, không biết bao nhiêu người chết, lúc ấy giải thích sao với người dân" và yêu cầu Hà Nội cần nhanh chóng kiểm định chung cư cũ.

"Chung cư cũ mà sập, bao nhiêu người chết? giải thích sao với dân?"
Sáng 29/4, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội (khóa XVII) đã tổ chức Hội nghị lần thứ 4. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng chủ trì hội nghị.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.