Hà Nội nỗ lực, quyết tâm không để dịch lan rộng, tổ chức thành công cuộc bầu cử

Hà Nội hiện có 200 ca mắc COVID-19, trong đó hơn một nửa số ca xuất phát từ 2 bệnh viện lớn của Trung ương đóng trên địa bàn là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Các ca dương tính cũng đã được phát hiện tại các nhà máy ở Khu công nghiệp Thăng Long.
 

Hà Nội nỗ lực, quyết tâm không để dịch lan rộng, tổ chức thành công cuộc bầu cử
Ha Noi no luc, quyet tam khong de dich lan rong, to chuc thanh cong cuoc bau cu
Nhân viên Trung tâm y tế quận Hai Bà Trưng lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân từng đến Đà Nẵng từ 1 - 14/5/2021 (ảnh chụp chiều 15/5). Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN 
Trước sự tấn công của dịch COVID-19 trong đợt bùng phát lần thứ tư, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, Hà Nội phải tiếp tục kiên trì, bình tĩnh, sáng suốt, quyết tâm giữ vững thành quả, bảo vệ từng “pháo đài”, nhất là các bệnh viện, khu, cụm công nghiệp...
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, sự khác biệt ở đợt bùng phát thứ tư so với những đợt trước là dịch COVID-19 đã tấn công vào những “thành trì” quan trọng trong thực hiện “nhiệm vụ kép”. Đó là các cơ sở y tế và các khu, cụm công nghiệp. Ngoài 2 bệnh viện lớn thuộc quản lý của Bộ Y tế, COVID-19 còn tấn công, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của một số cơ sở khám chữa bệnh khác trên địa bàn như Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô... Nguy cơ lây lan ở các khu, cụm công nghiệp đang rất cao khi các ca dương tính cũng đã được phát hiện tại các nhà máy ở Khu công nghiệp Thăng Long.
Nhận thức được tính chất nghiêm trọng và đặc điểm của đợt dịch lần thứ tư, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội đã xác định phòng, chống dịch là ưu tiên số một, từ đó tập trung chỉ đạo sớm với các biện pháp đồng bộ, toàn diện, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Nhờ đó, thành phố đã và đang kiểm soát tốt tình hình dịch.
Nhiều chỉ thị, công điện đã được Thường trực Thành ủy, UBND thành phố ban hành, chỉ đạo các biện pháp cấp bách nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch tại các bệnh viện, cơ sở y tế và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn... Đó là Công điện số 07-CĐ/UBND ngày 12/5 của UBND thành phố Hà Nội tăng cường một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 liên quan các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp và tại cơ sở khám chữa bệnh.
Triển khai nội dung Công điện, đến nay, các bệnh viện, cơ sở y tế thuộc quản lý của Sở Y tế Hà Nội đã cơ bản giữ được an toàn. Tương tự, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thủ đô cũng cơ bản an toàn, đang duy trì tốt hoạt động sản xuất.
Ghi nhận những nỗ lực, cố gắng không quản ngại hy sinh của các lực lượng tuyến đầu, nhất là cán bộ y tế, công an, quân đội..., Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, diễn biến dịch COVID-19 vẫn rất phức tạp, khó lường, trong khi thành phố cùng cả nước đang hướng tới sự kiện chính trị rất quan trọng là Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Xác định đây là thời điểm rất quan trọng, do đó mục tiêu số một của thành phố trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 lúc này là bảo vệ an toàn tính mạng cho người dân, tuyệt đối không để dịch lan rộng trong cộng đồng.
“Chỉ có kiểm soát được dịch, chúng ta mới có điều kiện để duy trì sản xuất, kinh doanh, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trước mắt: Tổ chức thành công cuộc bầu cử ngày chủ nhật 23/5 tới đây", Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.
Để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu các cấp, các ngành và nhân dân Thủ đô phải nỗ lực ở mức cao nhất, đoàn kết, thống nhất thực hiện nghiêm các quy định, các chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 của Trung ương và thành phố; tập trung mọi nguồn lực để bảo vệ vững chắc thành quả chống dịch đã đạt được, đồng thời tấn công, đẩy lùi dịch bệnh trên các mặt trận với phương châm “4 tại chỗ”, siết chặt kỷ cương, tăng cường kỷ luật; áp dụng hiệu quả mô hình không chế dịch theo 3 lớp.
Đặc biệt, các cấp, các ngành phải tập trung ưu tiên giữ vững “thành trì” chống dịch là các bệnh viện, cơ sở y tế; đồng thời không để dịch xâm nhập, lây lan trong các khu, cụm công nghiệp. Đây chính là những “thành trì” của chuỗi sản xuất và phát triển kinh tế, là cơ sở để duy trì tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng lưu ý, ngành y tế Hà Nội phải thực hiện nghiêm các quy trình và các nguyên tắc bảo đảm an toàn phòng dịch đã được Bộ Y tế khuyến cáo; thường xuyên rà soát, kiểm tra, giám sát để bảo đảm các quy trình tiếp nhận bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, quản lý người ra, người vào bệnh viện thật chặt chẽ; tuyệt đối không để vì một chút lơ là, chủ quan mà “lọt lưới” người có nguy cơ cao vào trong bệnh viện hoặc từ bệnh viện ra ngoài cộng đồng. Cán bộ lãnh đạo bệnh viện, cơ sở y tế, nhất là người đứng đầu cấp ủy phải nâng cao ý thức trách nhiệm, phải thực sự là “tư lệnh” trong cuộc chiến chống dịch tại cơ sở của mình.
Ngành y tế, các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác khám chữa bệnh để giúp bệnh nhân đăng ký khám chữa bệnh qua mạng; quản lý bệnh nhân, người nhà bệnh nhân; liên thông thông tin giữa các bệnh viện, giữa bệnh viện với chính quyền; áp dụng mô hình thăm, khám bệnh từ xa...
Cấp ủy, chính quyền các địa phương cũng cần chủ động quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh khu vực xung quanh bệnh viện để bảo đảm các cơ sở này thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch; cần thiết phải thực hiện tạm thời đóng cửa để bảo đảm an toàn. Các đơn vị có quan hệ công việc như cung cấp vật tư, tiếp nhận rác thải, dọn dẹp vệ sinh với bệnh viện cũng phải được giám sát chặt chẽ...
Bí thư Thành ủy cũng chỉ đạo, ngành y tế tiếp tục bám sát tiến độ giải quyết của Bộ Y tế đối với đề xuất mua vaccin của thành phố; trước mắt tập trung hoàn thành ngay việc xét nghiệm, sàng lọc người trở về từ vùng dịch, kịp thời phát hiện, khoanh vùng, cách ly, truy vết các ca bệnh, không để lây lan ra cộng đồng...
Đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu các cấp, các ngành thành phố phải phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội để mỗi khu, cụm công nghiệp và mỗi cơ sở sản xuất đều trở thành một “pháo đài” chống dịch; phải có kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 riêng phù hợp với đặc điểm, tình hình để triển khai các nhiệm vụ khi có ca mắc trong cán bộ, công nhân, lao động. Kế hoạch đó phải vừa bảo đảm phòng ngừa chặt chẽ các nguồn lây từ bên ngoài vừa xử lý tốt các ca mắc bên trong.
Theo gợi ý của Bí thư Thành ủy Hà Nội, các nhà máy có thể chia nhỏ, tách riêng hoạt động của từng phân xưởng, tổ, đội sản xuất; các khu cụm công nghiệp có thể chia tách từng nhà máy với nhau. Nếu không may phát hiện ca nhiễm ở phân xưởng, tổ, đội này, nhà máy này thì chỉ phải phong tỏa, cách ly ở 1-2 nơi thay vì cả nhà máy, cả khu, cụm công nghiệp, vừa đảm bảo công tác cách ly phòng chống dịch, vừa không làm ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh.
Các cấp, các ngành chức năng của thành phố, nhất là nơi có khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất phải tiếp cận, làm việc cụ thể với ban quản lý, chủ doanh nghiệp ngay để bảo đảm các biện pháp này được thực hiện; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”, phải chủ động đi trước, làm trước, có biện pháp trước.

Bản tin COVID-19: Sáng 5/3, không ca mắc COVID-19

Bản tin 6h ngày 5/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Sáng nay, Hải Dương bắt đầu xét nghiệm COVID-19 mẫu gộp cho lái xe, học sinh, sinh viên người Hải Dương đang theo học tại các tỉnh, thành phố khác.

Bản tin COVID-19: Sáng 5/3, không ca mắc COVID-19
Tính từ 18h ngày 04/3 đến 6h ngày 05/3: Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Đến thời điểm này, nước ta vẫn có 2.488 bệnh nhân, trong đó có tổng cộng 1572 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước- riêng số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 879 ca.

Đã 4 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Bản tin 6h sáng ngày 22/3 của Bộ Y tế cho biết không có ca mắc COVID-19, hôm nay là ngày thứ 4, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc trong cộng đồng. Đến nay đã có 33.891 người trên cả nước tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Đã 4 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Có thêm 1.530 người được tiêm chủng vắc xin COVID-19 trong ngày 21/3/2021

Theo thông tin tử Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, tính đến 16 giờ ngày 21/3/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 33.891 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

Sáng 18/4: Không có ca mắc COVID-19; Bộ trưởng BYT kiểm tra phòng chống dịch tại Kiên Giang

Bản tin sáng 18/4 của Bộ Y tế cho biết, không có ca mắc COVID-19. Như vậy tạm thời 12h trôi qua, số ca mắc COVID-19 ở nước ta vẫn là 2.781 ca. 

Sáng 18/4: Không có ca mắc COVID-19; Bộ trưởng BYT kiểm tra phòng chống dịch tại Kiên Giang
Sáng nay, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đi kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 và tiêm chủng vắc xin tại tỉnh Kiên Giang. 

Đến 6h sáng ngày 18/4, Việt Nam có tổng cộng 1570 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 910 ca riêng Hải Dương có 726 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca).

10 tỉnh, thành phố (Hoà Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh) đã 64 ngày không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng;

- Hà Nội 61 ngày và Hải Phòng 54 ngày, Hải Dương đã 24 ngày không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

Số ca mắc COVID-19 của thế giới

- Cả thế giới có 141.264.686 ca mắc, trong đó 119.879.311 ca đã khỏi bệnh; 3.022.247 ca tử vong và 18.363.126 ca điều trị (106.751 ca diễn biến nặng)

- Trong 12 giờ qua, số ca mắc của thế giới tăng 633.855 ca, tử vong tăng 7.508 ca.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 40.443, trong đó:

Sang 18/4: Khong co ca mac COVID-19; Bo truong BYT kiem tra phong chong dich tai Kien Giang
 

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 529

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 24.660

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 15.254.

Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế: tổng số bệnh nhân khỏi bệnh ở nước ta đến nay là 2.445 /2.781

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước hiện có 45 bệnh nhân đã âm tính với virus SARS-CoV-2 từ 1-3 lần gồm: 11 ca âm tính lần 1; Số ca âm tính lần 2: 16 ca; số ca âm tính lần 3 là 18 ca.

Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).

Để sống chung an toàn với đại dịch COVID-19, người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang; Khử khuẩn; Khoảng cách; Không tụ tập và Khai báo y tế.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, sáng nay 18/4, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế cùng đoàn công tác của Bộ Y tế tiến hành kiểm tra công tác phòng chống dịch và tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại tỉnh Kiên Giang.

Tại cuộc họp trực tuyến phòng chống COVID-19 vừa diễn ra, ông Hà Văn Phúc, Giám đốc Sở Y tế Kiên Giang cho biết, công tác phòng chống dịch tại các tỉnh biên giới Tây Nam đang rất căng thẳng, trong bối cảnh số ca mắc tại các nước láng giềng … tăng mạnh.

Thời gian qua, việc kiểm soát các ca nhập cảnh qua đường mòn, lối mở, trên biển không dễ dàng.

Ông Phúc dẫn chứng, Kiên Giang có 56km biên giới đường bộ, hơn 200km đường bờ biển, hàng ngày có hàng ngàn tàu cá, tàu chở dầu, chở nhu yếu phẩm của các nước cùng hoạt động nên việc kiểm soát xuất nhập cảnh trên bộ và trên biển rất khó khăn. Riêng từ ngày 20/2 đến nay, có 1.262 người về nước từ các nước giáp biên giới (cả hợp pháp và trái phép), trong đó đã có 36 ca dương tính, 8 ca nghi ngờ.

Hiện tại, tất cả các bệnh nhân mắc COVID-19 khi nhập cảnh đều được chuyển vào Trung tâm Y tế huyện Hà Tiên điều trị. Tuy nhiên Trung tâm này rất bé, chỉ điều trị được khoảng 30 bệnh nhân, nâng cấp tối đa cũng chỉ lên được 50 giường.

Trước tình hình trên, Kiên Giang kiến nghị Bộ Y tế sớm xem xét cho địa phương trình Thủ tướng thành lập bệnh viện dã chiến.

“Thông thường, bệnh viện dã chiến được thiết lập khi số ca nhiễm trong cộng đồng tăng mạnh, nhưng với Kiên Giang, bệnh viện dã chiến để thu dung, điều trị bệnh nhân từ biên giới về. Chúng tôi nhận định, bệnh viện này có thể tồn tại trong 1-2 năm tới cho đến khi dịch tại Campuchia, Thái Lan và các nước Đông Nam Á kiểm soát được”- ông Phúc lý giải.

Lãnh đạo Sở Y tế Kiên Giang cho biết thêm, không thể sử dụng Trung tâm Y tế Hà Tiên thành bệnh viện dã chiến, vì kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.