Hà Nội lọt top 10 trận lũ lụt tồi tệ nhất thế giới

(Kiến Thức) - Trận lụt kinh hoàng ở Hà Nội năm 1971 được nước ngoài xếp thứ 8 trong danh sách 10 trận lũ lụt tồi tệ nhất lịch sử.

Hà Nội lọt top 10 trận lũ lụt tồi tệ nhất thế giới
10. Trận lũ lụt Thánh Elizabeth
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Dù được đặt theo tên một vị thánh của Hungary, trận lụt lịch sử lại tàn phá Hà Lan nặng nề. Trận lũ lụt xảy ra trong 2 ngày 18/11/1421 và 19/11/1421 với nước ở Biển Bắc làm vỡ đê, biển ăn vào đất liền trong suốt nhiều thập kỷ. Thậm chí, ngày nay, một số đất đai bị biển ăn lấn bởi trận lũ kinh hoàng năm xưa vẫn ngập nước. Trận lũ khiến khoảng 1.000-10.000 người người chết.

9. Trận lũ lụt Thánh Lucia

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Xảy ra vào ngày 14/12/1287, trận lũ lụt Thánh Lucia đã tàn phá Hà Lan và miền Bắc nước Đức nặng nề. Khoảng 50.000 đến 80.000 người đã thiệt mạng. Ở Hà Lan, thành phố Griend gần như bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn sót lại khoảng 10 ngôi nhà điêu đứng trong gió bão.

8. Lũ đồng bằng sông Hồng và trận lụt ở Hà Nội năm 1971

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Báo nước ngoài viết, thời điểm diễn ra trận lũ ở đồng bằng sông Hồng là vào năm 1971, khi Việt Nam đang ở trong cuộc chiến tranh chống Mỹ gay go, ác liệt. 100.000 người đã thiệt mạng trong trận lũ lụt lịch sử này.

7. Lũ lụt thánh Felix

 

Thứ 7, ngày 5/11/1530 còn được biết đến là Ngày Thánh Felix ở Hà Lan. Nhưng cũng đúng vào thời điểm này, một trận lũ lụt kinh hoàng đã xảy ra khiến 100.000 người Hà Lan thiệt mạng. Ngày thánh Felix trở thành "Ngày thứ bảy thảm khốc" khi hơn 100.000 người bị thiệt mạng trong trận lũ lụt lớn lịch sử cuốn trôi Flanders và Zeeland.

6. Trận lũ lụt sông Dương Tử, Trung Quốc năm 1935

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Sau những cơn mưa như trút nước tháng 7/1935, sông Dương Tử dài nhất của Trung Quốc vỡ bờ, dẫn đến trận lũ lụt lịch sử ở Trung Quốc. Hậu quả là 145.000 người thiệt mạng, nạn đói và dịch bệnh lan tràn, hoành hành khắp Trung Quốc..

5. Trận lụt lịch sử năm 1975 ở Trung Quốc

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Tháng 8/1975, sức mạnh khủng khiếp của cơn bão Nina đã làm vỡ 62 đập thủy điện ở Trung Quốc dẫn đến trật lũ lụt kinh hoàng nhấn chìm đất đai, nhà cửa và 85.000 người. 145.000 người khác chết vì nạn đói và dịch bệnh sau đó.

4. Trận lũ lụt sông Hoàng Hà năm 1642

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Sông Hoàng Hà nổi tiếng thường xuyên vỡ bờ, gây ra các trận lũ lụt lớn. Và một trận lũ lụt bi thảm bậc nhất thế giới đã diễn ở đây năm 1642 sau khi một con đê chắn lũ dọc theo sông Hoàng Hà bị phá vỡ. Khoảng một nửa dân số trong vùng đã thiệt mạng, bao gồm cả số người chết do bệnh dịch và nạn đói sau này.

3. Trận lũ lụt sông Hoàng Hà năm 1938

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Chính phủ Quốc dân Đảng ở Trung Quốc từng ngăn chặn quân Đế quốc Nhật trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2 bằng cách phá đê dọc sông Hoàng Hà. Hậu quả thảm khốc là khoảng 500.000 - 900.000 người Trung Quốc đã chết vì mất đi sự bảo vệ trước con sông nổi tiếng với những trận lũ lụt kinh hoàng.

2. Trận lũ lụt sông Hoàng Hà năm 1887

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Năm 1887, những trận mưa như trút nước đổ xuống miền Bắc Trung Quốc, khiến toàn bộ khu vực bị ngập lụt nặng khi nhiều tuyến đê trên sông Hoàng Hà bị vỡ. Hậu quả là khoảng 1 triệu - 2 triệu người đã chết trong khoảng từ tháng 9/1887 đến tháng 10/1887 vì lũ lụt, nạn đói và dịch bệnh. Hơn 2 triệu người rơi vào tình trạng vô gia cư.

1. Những trận lũ lụt ở Trung Quốc năm 1931

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Từ tháng 7/1931 tới 11/1931, mực nước ở 3 con sông lớn ở Trung Quốc bao gồm: sông Hoàng Hà, sông Dương Tử và sông Hoài dâng cao đến mức báo động do mưa lớn kéo dài. Nặng nhất là ở sông Hoàng Hà với lũ lụt khiến 1 triệu người thiệt mạng. Những người chết vì nạn đói và dịch bệnh sau lũ nâng con số tử vong lên đến 4 triệu người. Trong khi đó, trận lũ lụt tháng 7/1931 trên sông Dương Tử khiến 145.000 người thiệt mạng. Còn trận lũ lụt tháng 8 năm đó trên sông Hoài khiến 200.000 người thiệt mạng. Ước tính, có 80 triệu người Trung Quốc mất nhà cửa vì lũ lụt.

Châu Âu ngập chìm trong lũ lụt

Châu Âu ngập chìm trong lũ lụt

Tại Cộng hòa Czech:

Ít nhất 5.000 người chết bởi lũ lụt ở Ấn Độ

Ít nhất  5.000 người chết bởi lũ lụt ở Ấn Độ
Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Sushil Kumar Shinde: Ước tính vẫn còn khoảng 30.000-32.000 người đang mắc kẹt tại các khu vực lở đất.
Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Sushil Kumar Shinde: Ước tính vẫn còn khoảng 30.000-32.000 người đang mắc kẹt tại các khu vực lở đất.

Một quan chức chính phủ Ấn Độ ngày 23/6 cho biết ít nhất 5.000 người bị chết bởi lũ quét tuần trước ở bang Uttarakhand, miền Bắc Ấn Độ.

Những sự kiện không thể bỏ qua trong tháng 8

(Kiến Thức) - Cuộc diễu hành Amsterdam; lễ hội âm nhạc kaZantip hay lễ hội đường phố Carnival hoành tráng là những sự kiện hấp dẫn, không thể bỏ qua trong tháng 8.

Những sự kiện không thể bỏ qua trong tháng 8
1. Cuộc diễu hành đồng tính Amsterdam - Thành phố Amsterdam là điểm diễn ra một trong những cuộc diễu hành đồng tính lớn nhất châu Âu.
 1. Cuộc diễu hành đồng tính Amsterdam - Thành phố Amsterdam là điểm diễn ra một trong những cuộc diễu hành đồng tính lớn nhất châu Âu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.