Hà Nội: Lập tổ công tác diệt chó lạ cắn 52 người

Sau sự việc 52 người dân ở xã Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) bị chó lạ cắn, UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ nguồn gốc chó lạ, thành lập tổ công tác kiểm tra, tiêu diệt số chó lạ, chó thả rông.

Hà Nội: Lập tổ công tác diệt chó lạ cắn 52 người

UBND TP Hà Nội vừa có yêu cầu siết chặt công tác phòng, chống bệnh dại chó, mèo trên địa bàn.

UBND TP cho biết: Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những ngày gần đây, trên địa bàn huyện Sóc Sơn xuất hiện hiện tượng một số chó từ nơi khác đến cắn chó nhà và cắn người. Đây là hiện tượng lạ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh dại rất lớn.

Để chủ động phòng, chống kịp thời bệnh dại và đảm bảo sức khỏe, an toàn tính mạng cho nhân dân, UBND TP yêu cầu quản lý chặt chẽ đàn chó, mèo trên địa bàn; tổ chức tiêm phòng triệt để vắc-xin dại và nghiêm cấm việc thả rông chó, mèo tại các khu dân cư.

Tiêm phòng cho đàn chó ở huyện Sóc Sơn sau khi có thông tin 52 người bị chó cắn.
 Tiêm phòng cho đàn chó ở huyện Sóc Sơn sau khi có thông tin 52 người bị chó cắn. 

UBND TP Hà Nội giao UBND huyện Sóc Sơn điều tra, xác minh làm rõ nguồn gốc chó lạ và thành lập tổ công tác tại các xã làm nhiệm vụ kiểm tra, tiêu diệt số chó lạ, chó thả rông. UBND huyện Sóc Sơn phải có biện pháp quản lý, nghiêm cấm việc kinh doanh, buôn bán, giết mổ và thả rông chó, mèo cho đến khi khống chế được hiện tượng trên.

Trước đó, tại cuộc họp giao ban trực tuyến ngành y tế Hà Nội sáng ngày 14-8, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn cho biết: Trong tháng 7 vừa qua, có 52 người dân tại xã Bắc Sơn của huyện đã bị chó thả rông cắn. Sau khi cắn, một số con chó có biểu hiện mắc dại đã chết.

Ngay sau khi nhận được thông tin, trạm y tế xã Bắc Sơn đã phối hợp hướng dẫn người dân đi tiêm phòng vắc xin dại. Hiện, cả 52 người đều khỏe mạnh.

Còn theo ông Nguyễn Đức Việt - Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn - thì từ khoảng 10-7 đến cuối tháng 7, có một số con chó thuộc hai xã Thành Công, Vạn Thái (huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) chạy sang địa phận xã Bắc Sơn và cắn chó của những hộ dân ở xung quanh đó.

Những con chó trên lại tiếp tục cắn người dân trong xã và sau đó 4 con trong số này đã tử vong không rõ nguyên nhân.

Quy định chó, mèo ’chính chủ’ xôn xao dư luận

Quy định chó, mèo ’chính chủ’ xôn xao dư luận
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp, chủ nhân nuôi chó, mèo sẽ phải đăng ký với UBND xã, phường, các đội chuyên trách bắt giữ chó, mèo thả rông cũng được thành lập. Điều này đang gây ra những phản ứng về tính khả thi.

Theo quy định mới, chó, mèo sẽ được cấp số để quản lý. Ảnh: M.P.
Theo quy định mới, chó, mèo sẽ được cấp số để quản lý. Ảnh: M.P.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa phê duyệt kế hoạch khống chế và loại trừ bệnh dại năm 2012. Theo đó, các hộ nuôi chó, mèo sẽ tới đăng ký với UBND xã để được cấp số cho vật nuôi. Chi cục Thú y và Trạm thú y phải có sổ theo dõi số lượng chó nuôi, số hộ nuôi chó ở tỉnh, huyện. Thú y cấp xã, thôn, ấp có trách nhiệm thống kê số lượng chó, mèo và số hộ nuôi chó, mèo để quản lý.

Còn UBND các cấp chỉ đạo thành lập các đội chuyên trách bắt giữ chó, mèo thả rông ở các khu đô thị, nơi đông dân cư hoặc chó, mèo nghi bị mắc bệnh dại. Trạm thú y có trách nhiệm nuôi nhốt chó, mèo bị bắt, theo dõi sức khỏe và chờ chủ gia súc đến nhận; sau 3 ngày, nêu không có người tới nhận, chó, mèo sẽ bị tiêu hủy.

Kế hoạch cũng nêu cụ thể các mục tiêu như 80% đàn chó nuôi được quản lý và tiêm phòng vắc xin; số ca tử vong do bệnh dại giảm 30% so với năm 2011... Hầu hết nội dung trong bản kế hoạch từng được đề cập tới trong Thông tư số 48 cũng của Bộ Nông nghiệp ban hành vào năm 2009.

Tuy nhiên, cũng như 3 năm trước, quy định trên nhận được nhiều phản ứng trái chiều của người dân. Anh Thanh Hải (phường Ngô Quyền, quận Hà Đông, Hà Nội) tán thành với quy định mới bởi, các hộ nuôi chó, mèo sẽ có sổ riêng để theo dõi, còn chó mèo cũng sẽ có một mã số đeo vào cổ. Theo anh Hải, chó, mèo cũng nên có "chứng minh thư" như người.

Nhiều người tỏ ra lúng túng và cho rằng quy định mới gây phiền phức và không khả thi. Gia đình chị Hòa (Lương Sơn, Hòa Bình) nuôi hai con chó và 7 con mèo (cả số vừa sinh). Khi quy định mới được thực thi, chị sẽ phải đưa toàn bộ số chó, mèo này đến UBND huyện để đăng ký và xin số.

Thậm chí, đa số người dân chưa hề biết việc đã từng có quy định về việc đăng ký số cho chó, mèo. Ông Bùi Quang Tuấn, tổ trưởng dân phố CT3, khu đô thị Xa La (Hà Đông) cho biết, chưa hề được thông báo quy định này. Ông cho rằng, việc đó rất khó thực hiện vì lượng lớn chó mèo bán chui không kiểm soát được.

Hai chú mèo nhà ông Mỹ được buộc dây và nhốt trong chuồng. Ảnh: M.P.
Hai chú mèo nhà ông Mỹ được buộc dây và nhốt trong chuồng. Ảnh: M.P.

Khẳng định chủ trương trên "khó khả thi", ông Đỗ Văn Mỹ, Tổ phó phụ trách vệ sinh, an toàn trật tự tổ 3, phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy) nói: "Tôi nghĩ quy định này không cần thiết vì mỗi năm chó, mèo đều được tiêm phòng một lần và có giấy chứng nhận. Gia đình nào chưa tiêm phòng cho vật nuôi đều bị phạt".

Trước đây, gia đình ông Mỹ nuôi 4 con mèo. Sau khi tiêm phòng xong, 2 con bỏ đi nên ông thường phải buộc và nhốt 2 con mèo còn lại trong chuồng.

Đồng quan điểm, chị Vũ Thị Xuân (tổ 49, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) giải thích, thực tế không dễ kiểm soát số lượng chó mèo trên địa bàn. Ngoài một số hộ nuôi trông nhà hoặc làm cảnh, nhiều nhà nuôi 3-4, thậm chí cả đàn chục con để kinh doanh. Do đó, quan trọng là ý thức của người dân không thả rông chó, mèo ra đường.

"Vừa lên đăng ký cho chó, mèo, hôm sau chúng lăn ra chết hoặc bị bắt trộm thì người dân lại lên UBND khai tử cho chúng à? Không giống như con người, cấp số chứng minh thư để quản lý, chó, mèo nuôi không cố định. Nhiều nhà nuôi lâu muốn thay chó sẽ bán, làm thịt hoặc cho đi", chị Xuân nói.

Chị Xuân ở Trung Hòa (Cầu Giấy) lo ngại các thủ tục hành chính rườm rà khiến nhiều người không muốn mang chó, mèo đi đăng ký. "Chó mèo là món ăn ở Việt Nam nên việc quản lý lượng chó, mèo mua bán và giết thịt trong ngày rất khó. Kể cả khi đã rõ ràng về thủ tục, chi phí, chế tài thì cũng thấy việc này kém khả quan. Quy định mới có thể áp dụng được tại thành thị nhưng còn nông thôn thì sao? Ở nước ngoài có hẳn ban, ngành và các nhóm bảo vệ chó, mèo nhưng ở Việt Nam thì khó", chị Hoa chia sẻ.

Ông Mỹ ủng hộ lập các đội chuyên trách bắt giữ chó mèo thả rông ở các khu đô thị, nơi đông dân cư nhưng lo ngại việc cấp số khó thực hiện. Ảnh: B.M.
Ông Mỹ ủng hộ lập các đội chuyên trách bắt giữ chó mèo thả rông ở các khu đô thị, nơi đông dân cư nhưng lo ngại việc cấp số khó thực hiện. Ảnh: B.M.

Đồng tình với ý kiến quy định trên chỉ nên áp dụng ở thành phố, ông Dương Đăng Thành, Đội trưởng đội 3, thôn Văn Giáp (Thường Tín, Hà Nội) cho hay, khu vực ông quản lý có nhiều nhà nuôi chó, mèo nhưng thường xuyên bị mất trộm các con vật này. Ngay đến việc tiêm phòng còn khó khăn, chưa tính đến việc vận động các nhà đưa chó, mèo đi lấy số.

Theo một cán bộ thú y, do nằm trong khuôn khổ một chương trình quốc gia nên quyết định mới của Bộ Nông nghiệp nhằm tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu (nâng cao nhận thức của người dân và chất lượng giám sát của ngành thú y, chính quyền các cấp về bệnh dại) chứ không phải là một văn bản quy phạm pháp luật có tính bắt buộc. Quyết định mới vì thế cũng không quy định chế tài, chẳng hạn như phạt tiền chủ vật nuôi trong trường hợp không đăng ký với UBND xã, phường về chó, mèo của hộ mình.

Rộ mốt kiều nữ nuôi chó lạ

Rộ mốt kiều nữ nuôi chó lạ

Những con chó ngoại nhập có hình thù lạ mắt được nuôi nấng, cưng chiều bởi các kiều nữ Hà thành.

[video(53629)]

Quay phim, ghi hình CSGT: Lòng dân rất minh bạch

(Kiến Thức) - Đâu phải bất cứ hình ảnh nào liên quan đến CSGT được người dân quay và đưa lên mạng cũng gây hậu quả xấu nếu lực lượng này làm đúng quy định của pháp luật.

Quay phim, ghi hình CSGT: Lòng dân rất minh bạch

Cục CSGT đường bộ- đường sắt (C67) vừa có văn bản yêu cầu Trưởng phòng CSGT các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cán bộ chiến sĩ đơn vị mình nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ những đối tượng quay phim, chụp ảnh khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ.

Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản; nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.



Người vi phạm đang công khai ghi hình CSGT Rạch Chiếc tại góc giao lộ Đồng Văn Cống- Mai Chí Thọ (quận 2-TP.HCM) chiều ngày 18/8 .
Người vi phạm đang công khai ghi hình CSGT Rạch Chiếc tại góc giao lộ Đồng Văn Cống- Mai Chí Thọ (quận 2-TP.HCM) chiều ngày 18/8 .

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới