Hà Nội lại tính chuyện đổi giờ học, giờ làm để tránh ùn tắc

Theo khảo sát, có 71,76% số người được lấy ý kiến ủng hộ việc điều chỉnh giờ học, giờ làm để giảm ùn tắc giao thông.

Hà Nội lại tính chuyện đổi giờ học, giờ làm để tránh ùn tắc
Hà Nội vừa công bố tờ trình đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030”. Tờ trình này sẽ được HĐND thành phố xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4 (3-6/7) tới đây.
Nhiều nội dung quan trọng đã được đề xuất thông qua quá trình khảo sát lấy ý kiến người dân của chính quyền thành phố.
Ha Noi lai tinh chuyen doi gio hoc, gio lam de tranh un tac
Theo khảo sát của Hà Nội, có hơn 70% người dân được lấy ý kiến ủng hộ việc đổi giờ học, giờ làm để tránh ùn tắc. 
Với mục tiêu cao nhất để giảm ùn tắc giao thông, thời gian qua, công an thành phố đã phát hơn 15.000 phiếu khảo sát đến từng hộ gia đình trong phạm vi 30 quận, huyện. Theo đó, có tới 90,35% số người ủng hộ hạn chế phương tiện cá nhân và lộ trình dừng hoạt động xe máy. Tuy nhiên, người dân yêu cầu phải có những điều kiện vận tải hành khách công cộng đáp ứng được nhu cầu đi lại.
Đặc biệt, trong phần xin ý kiến về đổi giờ học, giờ làm, có 71,76% số người được lấy ý kiến ủng hộ việc điều chỉnh giờ học, giờ làm để giảm ùn tắc giao thông, trong đó khu vực vành đai 3 số người được lấy ý kiến ủng hộ là 67,14%.
Về lộ trình thực hiện, Hà Nội cho biết trong năm 2017-2018, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện việc rà soát điều chỉnh giờ học, giờ làm và kinh doanh dịch vụ theo quyết định số 315, ngày 12/1/2012 của UBND thành phố nhằm giảm mật độ phương tiện tham gia giao thông giờ cao điểm.
Bên cạnh đó, nhiều biện pháp khác được đưa ra như điều tra, rà soát, thống kê số lượng xe máy đã qua sử dụng thông qua đăng ký để đề xuất các biện pháp thu hồi; Đề xuất mức phụ thu ô nhiễm môi trường theo mức khí thải khi lưu hành của phương tiện xe cơ giới đường bộ thông qua đăng kiểm phương tiện; Nghiên cứu ban hành đảm bảo quy định và tính cạnh tranh trong hoạt động của xe taxi ngoại tỉnh, xe Uber, Grab; lập đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới không cần thiết đi vào...
Đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn 2030" được chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 từ năm 2017-2018 sẽ tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý phương tiện tham gia giao thông và tăng cường công tác quản lý nhà nước về GTVT.
Giai đoạn 2 từ năm 2017-2020, thành phố tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý số lượng, chất lượng phương tiện tham gia giao thông và phát triển vận tải hành khách công cộng. Áp dụng giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân theo ngày chẵn, lẻ đối với những khu vực, tuyến phố ùn tắc thường xuyên, nghiêm trọng.
Giai đoạn 3 từ năm 2017-2030 sẽ từng bước hạn chế hoạt động trên một số khu vực và thời gian, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đến năm 2030 dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận.

Ảnh: Đi tìm thủ phạm gây ùn tắc giao thông ở Hà Nội

Taxi đỗ giữa đường, va chạm cãi lộn, người đi xe máy thiếu ý thức, số lượng ô tô gia tăng... là những mớ bòng bong gây ùn tắc giao thông.

Ảnh: Đi tìm thủ phạm gây ùn tắc giao thông ở Hà Nội
Người đi xe máy đổ lỗi cho ô tô gây ùn tắc giao thông. Nhiều quan điểm cho là ô tô đã chiếm diện tích lớn mặt đường lại còn tăng nhanh. Riêng cánh tài xế phàn nàn người đi xe máy ý thức quá kém mới là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông. Hạ tầng yếu kém, quy hoạch thiếu đồng bộ, chưa hoàn chỉnh và việc ý thức chấp hành luật lệ của người tham gia giao thông chưa tốt là những vấn nạn khó giải đối với giao thông Hà Nội nhiều năm qua. Ảnh: Hoàng Hà.

Người đi xe máy đổ lỗi cho ô tô gây ùn tắc giao thông. Nhiều quan điểm cho là ô tô đã chiếm diện tích lớn mặt đường lại còn tăng nhanh. Riêng cánh tài xế phàn nàn người đi xe máy ý thức quá kém mới là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông. Hạ tầng yếu kém, quy hoạch thiếu đồng bộ, chưa hoàn chỉnh và việc ý thức chấp hành luật lệ của người tham gia giao thông chưa tốt là những vấn nạn khó giải đối với giao thông Hà Nội nhiều năm qua. Ảnh: Hoàng Hà.

Nghe chuyên gia giao thông bắt “bệnh ùn tắc” của Thủ đô

Theo chuyên gia giao thông, lượng phương tiện cá nhân tăng nhanh chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ùn tắc và TNGT thường xuyên xảy ra giữa Thủ đô.

Nghe chuyên gia giao thông bắt “bệnh ùn tắc” của Thủ đô
Nếu cuối những năm 80 phương tiện được người dân Thủ đô sử dụng chủ yếu là xe đạp thì sau hơn hai thập kỷ xe máy, ô tô đã lên ngôi. Cho đến nay, phương tiện cá nhân tăng, tốc độ đô thị hóa tăng từ 10- 12%/năm nhưng hạ tầng chỉ tăng 1%.

Thế giới treo thưởng chống ùn tắc giao thông thế nào?

Việc Hà Nội tuyên bố treo thưởng hơn 6 tỷ cho bất cứ ai có giải pháp chống ùn tắc giao thông đang thu hút sự quan tâm của dư luận cả nước.

Thế giới treo thưởng chống ùn tắc giao thông thế nào?

Singapore là một đất nước phát triển và có cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại bậc nhất thế giới nhưng vẫn gặp phải vấn đề tắc đường, kẹt xe.

The gioi treo thuong chong un tac giao thong the nao?
 Cảnh tắc đường ở Singapore. Ảnh: Danviet.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.