Hà Nội bắt đầu tiêm thủy đậu sau nhiều tháng thiếu vaccine

(Kiến Thức) - Tình trạng thiếu trầm trọng vaccine thủy đậu suốt 5 tháng qua ở Hà Nội đang dịu bớt, bởi từ hôm nay, vaccine này được đưa đến các điểm tiêm chủng.

Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, mới đây các lô vắc xin thủy đậu do Bộ Y tế nhập về đã hoàn thành khâu kiểm định chất lượng. Đến ngày hôm nay (23/7) loại vắc xin này đã được chuyển đến các điểm tiêm chủng trên địa bàn Hà Nội và bắt đầu tiêm từ ngày 24/7.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện Bộ đã cho nhập khẩu gần 400.000 liều vắc xin thủy đậu. Tuy nhiên, theo đánh giá sơ bộ ban đầu, số vắc xin này vẫn không đủ, bởi vì các nhà sản xuất ở nước ngoài cũng không còn vắc xin.
Sau nhiều ngày "cháy" vắc xin thủy đậu, ngày mai Hà Nội sẽ bắt đầu tiêm trở lại loại vắc xin này.
 Sau nhiều ngày "cháy" vắc xin thủy đậu, ngày mai Hà Nội sẽ bắt đầu tiêm trở lại loại vắc xin này.
Hơn nữa, trên thế giới dịch sởi, thủy đậu và các bệnh khác cũng xảy ra ở rất nhiều nước và các nước đó cũng đặt hàng mua thuốc.
Đối với các loại vắc xin nhập từ nước ngoài về, khi vào Việt Nam không phải cứ thế là có thể đưa ra sử dụng được ngay mà phải được Viện Kiểm định quốc gia Vắc xin và sinh phẩm y tế kiểm định theo quy định.
“Không giống như mặt hàng thuốc tân dược, hàng nhập khẩu được lưu hành và cung ứng ngay cho bệnh nhân, vắc xin sau khi nhập khẩu phải mất khoảng thời gian kiểm định về độ an toàn trên động vật thí nghiệm và một số trường hợp kiểm định tính sinh miễn dịch nên thời gian từ khi nhập khẩu đến khi lưu hành, cung cấp cho thị trường sẽ dài hơn”, đại diện Bộ Y tế cho biết.
Riêng loại vắc xin này, không chỉ có trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng nên tiêm để phòng ngừa. Đối với, trẻ em chưa bao giờ bị thủy đậu nên nhận 2 liều vắc-xin thủy đậu ở những độ tuổi sau: Liều thứ nhất: 12-15 tháng tuổi. Liều thứ hai: 4-6 tuổi (có thể nhận sớm hơn nếu cách liều thứ nhất ít nhất là 3 tháng)
Đối với người lớn, bất kỳ ai chưa được chích ngừa đầy đủ và chưa bị thủy đậu đều cần nhận một hoặc hai liều vắc-xin thủy đậu.
Ai không nên tiêm hoặc nên chờ:
- Một số người không được chích ngừa thủy đậu nếu họ đã bị phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng với liều vắc-xin thủy đậu trước kia hoặc với liều gelatin hoặc kháng sinh neomycin.
- Những người bị ốm vừa phải hoặc ốm nặng vào thời điểm chích ngừa theo lịch nên đợi cho đến khi hồi phục trước khi chích ngừa vắc-xin thủy đậu.
- Phụ nữ mang thai nên đợi sau khi sinh con mới nên chích ngừa vắc-xin thủy đậu. Phụ nữa không được mang thai 1 tháng sau khi chích ngừa thủy đậu.
- Một số người nên hỏi bác sỹ xem họ có nên chích ngừa vắc-xin thủy đậu hay không, bao gồm những người:
+ Bị HIV/AIDS, hoặc các bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch khác
+ Đang được điều trị bằng các thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, như steroid, trong vòng 2 tuần trở lên
+ Mắc một bệnh ung thư
+ Đang được điều trị ung thư bằng xạ trị hoặc thuốc
- Những người gần đây được truyền máu hoặc được truyền các sản phẩm máu khác nên hỏi bác sỹ thời điểm có thể chích ngừa thủy đậu.

Người lớn mắc thủy đậu có bị biến chứng?

(Kiến Thức) - Bị thủy đậu ở người lớn có hai trường hợp: Tiêm rồi nhưng kháng thể sinh ra sau tiêm không đủ để phòng bệnh; chưa tiêm phòng nên có thể mắc thủy đậu bất cứ lúc nào.

Hỏi: Người lớn bị thủy đậu thì có biến chứng nặng hơn trẻ con không? Tại sao có những người đã tiêm phòng thủy đậu rồi mà vẫn bị thủy đậu? - Trần Duy Hoạt (Hai Bà Trưng, Hà Nội).
 

Phòng ngừa, điều trị cho trẻ bị thủy đậu

(Kiến Thức) - Thủy đậu là một căn bệnh dễ lây lan và bùng phát thành dịch, vì thế việc hiểu biết về cách chăm sóc và điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả nhất là điều mà mọi người nên biết.

Cần phát hiện sớm để bảo vệ trẻ em. Muốn bảo vệ trẻ em trước bệnh thủy đậu, cha mẹ hay người thân cần biết phát hiện bệnh sớm mới điều trị kịp thời cho trẻ và phòng bệnh hiệu quả cho trẻ khác.
 Cần phát hiện sớm để bảo vệ trẻ em. Muốn bảo vệ trẻ em trước bệnh thủy đậu, cha mẹ hay người thân cần biết phát hiện bệnh sớm mới điều trị kịp thời cho trẻ và phòng bệnh hiệu quả cho trẻ khác.
Phải thực hiện tiêm phòng cho trẻ trước khi mùa bệnh xảy ra. Vì trong mùa dịch, trẻ có thể đã tiếp xúc với người bệnh mà cha mẹ không biết, vì bệnh có thể lây lan trước khi có triệu chứng và vaccin còn chưa kịp có tác dụng.
Phải thực hiện tiêm phòng cho trẻ trước khi mùa bệnh xảy ra. Vì trong mùa dịch, trẻ có thể đã tiếp xúc với người bệnh mà cha mẹ không biết, vì bệnh có thể lây lan trước khi có triệu chứng và vaccin còn chưa kịp có tác dụng. 

Tin mới

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Trào lưu dùng sữa hạt gần đây đã càn quét mọi ngóc ngách khiến chị em mê mệt ngay cả những người nổi tiếng cũng liên tục chia sẻ những bí quyết để ngày càng trẻ đẹp với loại thực phẩm đặc biệt này.
Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

(Kiến Thức) - Mang thai là một hành trình đầy hạnh phúc nhưng cũng đầy nhọc nhằn của mẹ. Mẹ sẽ phải xoay xở với hàng ngàn câu hỏi, băn khoăn, đặc biệt là khi mang thai lần đầu. Nhưng với sự hỗ trợ của công cụ này, mẹ sẽ an tâm rằng mọi vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng thai kỳ đều đã có lời giải đáp.