GS Vũ Khiêu: “Không có bản báo công nào ghi hết thành tích của GS. Hoàng Chương”

Đó là lời nhận xét của GS. AHLĐ Vũ Khiêu dành tặng GS. Hoàng Chương, người có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy nền nghệ thuật truyền thống Việt Nam.

GS Vũ Khiêu: “Không có bản báo công nào ghi hết thành tích của GS. Hoàng Chương”
Người thổi lửa cho tuồng, cải lương, chòi…
Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là nghệ thuật sân khấu không ai không biết GS. Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Nghiên cứu văn hóa dân tộc. Ông là chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực này. Gia sản của ông là những công trình nghiên cứu đồ sộ trải rộng ở nhiều lĩnh vực của nghệ thuật truyền thống.
GS Vu Khieu: “Khong co ban bao cong nao ghi het thanh tich cua GS. Hoang Chuong”
GS. Hoàng Chương say mê nghệ thuật truyền thống từ nhỏ.
GS. Hoàng Chương kể, ông sinh ra ở Bình Định - mảnh đất địa linh nhân kiệt, được xem là “cái nôi” của võ thuật và nghệ thuật tuồng. “Bình Ðịnh là quê hương của những danh nhân tuồng nổi tiếng Ðào Duy Từ, Ðào Tấn, Nguyễn Diêu... Từ lúc nhỏ, tôi đã đi xem hát bội, bài chòi, xem diễn chèo và không biết tự lúc nào cảm thấy say mê với từng làn điệu, từng câu hát”.
Chính niềm đam mê này đã thôi thúc chàng trai trẻ Hoàng Chương ở tuổi 15 thi vào trường âm nhạc tỉnh, rồi tham gia vào thiếu sinh quân và Đoàn văn công Liên khu V sau đó theo học trường Đại học Sân khấu Liên Xô (1962 - 1964), làm nghiên cứu sinh ở Rumani. Đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, GS. Hoàng Chương hiểu, văn hóa dân tộc là thứ quý giá.
Với quan niệm “Một quốc gia không có văn hóa thì quốc gia đó sẽ không tồn tại”, GS. Hoàng Chương dành cả cuộc đời để tìm tòi, nghiên cứu, bảo vệ những di sản nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch: bài chòi, ca Huế, ví dặm, nghệ thuật Chăm…
Trong hơn 60 năm làm việc không mệt mỏi, gia sản của ông là hơn 20 công trình nghiên cứu. Có thể kể ra những công trình tiêu biểu như: “Những vấn đề sân khấu truyền thống, “Bài chòi và dân ca Liên khu 5”, “Nghệ thuật tuồng Bắc”, “Tuồng và võ thuật dân tộc...”.
Ngoài ra, GS. Hoàng Chương còn là người chủ trì, chủ biên nhiều công trình cấp bộ về văn hóa dân tộc, tổ chức các hội thảo có được nhiều tiếng vang trong và ngoài nước như “Tuồng với đề tài nước ngoài”, “Văn học nghệ thuật với đề tài Tây Sơn”…
Không chỉ đắm mình cùng nghệ thuật, GS. Hoàng Chương còn dành thời gian để viết và xuất bản hơn 20 đầu sách và hàng trăm bài báo, bài nghiên cứu về nghệ thuật dân tộc, ca ngợi những bậc hiền tài. Ông cũng tham gia tích cực vào việc phát hiện, bảo vệ, tôn vinh những di sản văn hóa dân tộc cùng những công trình mới như múa rối nước, quan họ, bài chòi, hát xẩm...
GS Vu Khieu: “Khong co ban bao cong nao ghi het thanh tich cua GS. Hoang Chuong”-Hinh-2
Sự nghiệp của GS. Hoàng Chương trải rộng trong nhiều lĩnh vực của văn  nghệ thuật truyền thống. 
Được ví như cánh chim không biết mệt, ông còn tham gia trực tiếp phục hồi thành công nghệ thuật Bài chòi trên miền Bắc, sau 35 năm vắng bóng; phục hồi hát xẩm Hà thành, thực hiện tuyển tập kịch bản 1.300 trang về Bình Ðịnh - Tây Sơn với Thăng Long - Hà Nội…
Ông tâm sự, muốn bảo nghệ thuật truyền thống, đầu tiên phải có vốn kiến thức. Tuy nhiên, đó là “kiến thức chết”. Muốn hiểu tuồng, chèo, cải lương… đang ở đâu trong xã hội đương đại, ông phải đi xem vở diễn ở rạp, xem ở các liên hoan, hội diễn, đồng thời còn phải điều tra xã hội học qua nhiều luồng... Đó không phải là công việc dễ dàng.
Tuy nhiên, ông cho rằng bởi say mê và trách nhiệm nên thấy mọi thứ thật nhẹ nhàng. Và như thế, trong hơn 60 năm đắm mình trong nghệ thuật truyền thống, thành công nối tiếp thành công, đóng góp nối tiếp đóng góp.
Nhận xét về tấm gương hoạt động vì nghệ thuật của GS. Hoàng Chương, NSND Đặng Nhật Minh khẳng định: GS. Hoàng Chương là một người hiếm. Mặc dù có gia tài khoa học đồ sộ, sự nghiệp lừng lẫy, nhưng ông vẫn miệt mài làm việc, hăng say công hiến. “Tôi thật sự khâm phục sức khỏe, cũng như ý chí, nghị lực phi thường của ông dành cho sự nghiệp giữ gìn và phát huy nền văn hóa dân tộc Việt Nam”.
Cảm kích trước tâm huyết của GS. Hoàng Chương với nghệ thuật dân tộc, trong dịp kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc Việt Nam, GS.AHLĐ Vũ Khiêu đã tặng GS. Hoàng Chương câu đối: “Ngàn năm văn hiến 5 năm bút/ Mỗi nét từ Chương mỗi nét vàng”.
Đưa nghệ thuật truyền thống vươn xa
Không chỉ khát khao bảo tồn và phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống, GS. Hoàng Chương còn tìm mọi cánh để nghệ thuật dân tộc “bay” ra thế giới. Ý thức được điểu này, nên ông thường xuyên dẫn đoàn nghệ thuật truyền thống của mình tham gia biểu diễn liên hoan nghệ thuật dân gian quốc tế các nước trên thế giới (1994, 1995 ở Anh và Rumani), năm 2009 tại Nhật Bản. Năm 2002, 2015 ở Đức, ở Pháp, 2010, 2011, 2012, 2016 ở Mỹ...
GS Vu Khieu: “Khong co ban bao cong nao ghi het thanh tich cua GS. Hoang Chuong”-Hinh-3
 Một tác phẩm của GS. Hoàng Chương.
Ông cũng thúc đẩy gặp mặt, tọa đàm với tham tán văn hóa một số nước trong khu vực, châu Âu, đặt mối quan hệ với các tổ chức âm nhạc dân tộc Việt Nam ở một số nước như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Rumani... để thúc đẩy giao lưu và hợp tác văn hóa.
Ông cũng đã tổ chức các hội thảo gây tiếng vang trong và ngoài nước, như hội thảo quốc tế âm nhạc và sân khấu truyền thống Việt Nam và thế giới, nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á...
Thậm chí, ông còn tích cực tham gia giảng dạy, diễn thuyết ở khắp các nơi trên thế giới. Với biệt tài vừa diễn thuyết vừa biểu diễn, cách “kể chuyện” của ông rất thu hút bạn bè quốc tế.
Khi ông sang Mỹ, sang Pháp để giảng bài, học viên đều hứng thú. Tại sân khấu ở Paris – Pháp, Tết năm 2015, ông đã diễn lớp Bài chòi cổ "Ông xã – Bà đội", một người đóng hai vai, được người xem nhiệt liệt hoan nghênh, và từ đó biết nhiều đến các loại hình nghệ thuật Việt Nam.
Ông tâm sự: Tôi đam mê trọn đời với nghệ thuật truyền thống như là tuồng, bài chòi, không ngừng gìn giữ và phát huy nó không chỉ ở trong nước mà còn ngoài nước để bạn bè quốc tế hiểu và càng trân trọng hơn nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam.
Căn cứ Nghị định số 145/2013/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho GS. Hoàng Chương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc vào sáng ngày 22/4/2021. 
Đây là vinh dự của Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, là phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước dành cho các cá nhân có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp khoa học và công nghệ nước nhà. 
GS. Hoàng Chương từng giữ vị trí Phó Giám đốc Nhà hát tuồng Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sân khấu Việt Nam…. Năm 2005, ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất. 

Bộ ảnh hiếm chưa từng công bố về Nữ hoàng Anh

Nhiều bức ảnh chụp Nữ hoàng Anh và các thành viên trong gia đình những năm 1950 - 1970 nhận được sự quan tâm lớn của công chúng. Số ảnh này chưa từng công bố trước đó nên càng có sức hút hơn. 

Bộ ảnh hiếm chưa từng công bố về Nữ hoàng Anh
Bo anh hiem chua tung cong bo ve Nu hoang Anh
 Nữ hoàng Anh Elizabeth II bế con trai - hoàng tử Andrew khi đi nghỉ ở Balmoral năm 1960. 

Soi bài giải toán kinh điển của “cậu bé vàng” tại Olympic toán quốc tế

Bài giải độc lạ của nhà toán học Lê Bá Khánh Trình tại Olympic toán Quốc tế năm 1977 đã trở thành kinh điển. Theo cậu bé vàng của Toán học Việt Nam bài toán được giải trong tình trạng hiểu sai đề và sắp hết giờ thi.

Soi bài giải toán kinh điển của “cậu bé vàng” tại Olympic toán quốc tế
Soi bai giai toan kinh dien cua “cau be vang” tai Olympic toan quoc te
 TS. Lê Bá Khánh Trình sinh năm 1962 hiện đang là giảng viên tại khoa toán Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM. Năm 1977, ông là một trong 5 học sinh Việt Nam được chọn tham gia Olympic Toán học quốc tế (International Mathematical Olympiad - IMO) tổ chức London, Anh quốc.
Soi bai giai toan kinh dien cua “cau be vang” tai Olympic toan quoc te-Hinh-2

Ông đã làm lên kỳ tích đặc biệt khi đoạt cú “đúp” với hai giải thưởng. Cùng với giải nhất, ông nhận thêm giải đặc biệt dành cho thí sinh có lời giải đẹp nhất. 

Soi bai giai toan kinh dien cua “cau be vang” tai Olympic toan quoc te-Hinh-3
Nhiều năm sau, cậu bé vàng của Toán học Việt Nam của toán học Việt Nam kể lại rằng sở dĩ ông có lời giải ngắn như vậy là do hiểu sai đề, đến lúc cuối mới phát hiện nên trong lúc nguy cấp đã tìm cách viết gọn nhất. 
Soi bai giai toan kinh dien cua “cau be vang” tai Olympic toan quoc te-Hinh-4
 Trao đổi với truyền thông, TS. Lê Bá Khánh Trình nhớ lại, trước ngày thi, ông bị cảm nên khá mệt. Ngoài ra, khi vào phòng thi, ông đọc nhầm đề, thay vì phải đọc thuận chiều kim đồng hồ, ông lại đọc ngược cứ thế làm bài theo cách "ngược chiều".
Soi bai giai toan kinh dien cua “cau be vang” tai Olympic toan quoc te-Hinh-5
TS. Lê Bá Khánh Trình cho biết, lúc ấy thời gian sắp hết, nếu giải theo cách thông thường thì không kịp, nên buộc ông phải tìm một cách giải khác. Nhờ thế mà cách giải toán của TS. Lê Bá Khánh Trình cuối cùng lại ngắn hơn và đơn giản hơn so với cách giải trong đáp án của ban tổ chức. 
Soi bai giai toan kinh dien cua “cau be vang” tai Olympic toan quoc te-Hinh-6
 GS. Tony Gardiner, nhà toán học người Anh, người đã chấm bài thi của thí sinh Lê Bá Khánh Trình năm xưa kể lại rằng, ngày đó ban giám khảo đã tính hết các nước cho lời giải bài hình. Khi thấy lời giải rất ngắn của thí sinh, ban giám khảo đều cười và cho rằng lời giải này sai. Nhưng sau khi xem kỹ thì không thể tìm ra chỗ sai.
Soi bai giai toan kinh dien cua “cau be vang” tai Olympic toan quoc te-Hinh-7
GS.Tonny nói về khoảng khắc năm xưa: "Một khoảnh khắc vĩ đại (a great moment). Sau khi kiểm tra kỹ chính tôi đã đề xuất trao giải đặc biệt cho lời giải này". Tính đến nay ông là thí sinh Việt Nam duy nhất có được thành tích này. 
Soi bai giai toan kinh dien cua “cau be vang” tai Olympic toan quoc te-Hinh-8
Điều đặc biệt, tại các kỳ thi danh giá của IMO, ngoài thành tích xuất sắc của thí sinh Lê Bá Khánh Trình, đoàn của Việt Nam đã nhiều lần đoạt thứ hạng cao của cuộc thi này. 

Tìm thấy “thành phố vàng mất tích” 3.000 tuổi ở Ai Cập

Các nhà khảo cổ mới thông báo tìm thấy "thành phố vàng mất tích" 3.000 tuổi ở Luxor, Ai Cập. Nơi này do ông nội của pharaoh Tutankhamun xây dựng. 

Tìm thấy “thành phố vàng mất tích” 3.000 tuổi ở Ai Cập
Tim thay “thanh pho vang mat tich” 3.000 tuoi o Ai Cap
 Trong cuộc khai quật mới đây tại Luxor, Ai Cập, các nhà khảo cổ tìm thấy "thành phố vàng mất tích" 3.000 tuổi. Theo các chuyên gia, đây là một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất kể từ khi lăng mộ pharaoh Tutankhamun được tìm thấy.

Đọc nhiều nhất

Tin sốc toàn tập: Đã tìm ra con trai ruột của Hitler?

Tin sốc toàn tập: Đã tìm ra con trai ruột của Hitler?

(Kiến Thức) - Theo thông tin chính thức, trùm phát xít Hitler không con cái. Thế nhưng, một quan điểm đang gây sốc dư luận lại cho rằng, Hitler có một người con trai và hắn hoàn toàn biết tới sự tồn tại của "giọt máu" này. 
Cực sốt: Trùm Hitler còn sống sau Chiến tranh thế giới 2?

Cực sốt: Trùm Hitler còn sống sau Chiến tranh thế giới 2?

(Kiến Thức) - Trùm phát xít Hitler được biết đến là đã tự sát ở Berlin, Đức ngày 30/4/1945. Thế nhưng, một giả thuyết cho rằng, Hitler giả chết và đào tẩu khỏi Đức vào những ngày cuối Thế chiến 2. Lời đồn này xuất phát từ việc có nhân chứng tuyên bố nhìn thấy Hitler sau khi chiến tranh kết thúc.
Nữ họa sĩ nào có sở thích khoe thân khi vẽ?

Nữ họa sĩ nào có sở thích khoe thân khi vẽ?

Georgia O’keeffe (1887-1986) là nữ họa sĩ người Mỹ nổi tiếng với những bức vẽ hoa gợi dục, người có sở thích khỏa thân khi vẽ, được mệnh danh là "Mẹ của chủ nghĩa hiện đại Mỹ".
Các con của Einstein có trở thành thiên tài giống cha?

Các con của Einstein có trở thành thiên tài giống cha?

(Kiến Thức) - Nhà bác học Albert Einstein được nhớ đến là một nhà vật lý thiên tài với nhiều thành tựu để đời. Ông có 3 người con nhưng tất cả đều không thành công như cha, thậm chí có người mắc bệnh tâm thần. 
Vì sao Tưởng Giới Thạch 3 lần âm mưu phá mộ tổ Mao Trạch Đông?

Vì sao Tưởng Giới Thạch 3 lần âm mưu phá mộ tổ Mao Trạch Đông?

(Kiến Thức) - Theo một số nguồn tin, Tưởng Giới Thạch là người rất quan tâm đến phong thủy. Trong số này có việc, Tưởng Giới Thạch 3 lần sai người tìm cách phá mộ tổ Mao Trạch Đông nhằm ''cắt đứt long mạch". Thế nhưng, mọi nỗ lực của Tưởng Giới Thạch đều thất bại.

Tin mới