[e-Magazine] Li Fei Fei: Từ cô bé nhập cư tới “mẹ đỡ đầu của AI”
Không biết chính xác từ khi nào, Giáo sư Li Fei Fei được người trong ngành tôn là “mẹ đỡ đầu của AI” như một lời tri ân cho những đóng góp mang tính đột phá của bà trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Đầu tháng 12/2024, Giáo sư (GS), nhà khoa học người Mỹ gốc Hoa Li Fei Fei được xướng tên trong Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD cùng với 4 nhà khoa học khác vì những đóng góp tiên phong của bà trong lĩnh vực thị giác máy tính và phát triển bộ dữ liệu ImageNet - một cơ sở dữ liệu hình ảnh quy mô chứa lượng lớn hình ảnh được kiểm soát và chú thích bởi con người.
Trước đó, năm 2023, GS Li (Đại học Stanford) được vinh danh trong danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất về AI của Time. Nhiều người không khỏi ngưỡng mộ trước thành tựu bà đạt được nhưng ít ai biết rằng người phụ nữ 48 tuổi này đã trải qua bao trở ngại để giữ vững được ngọn lửa đam mê.
Li lớn lên ở Thành Đô (Trung Quốc) trước khi theo gia đình sang Mỹ năm 1992, khi bà 15 tuổi. Ngay từ nhỏ, Li đã bộc lộ niềm say mê khoa học và luôn tò mò về cách vận hành của thế giới tự nhiên. Thế nhưng, cuộc sống nhập cư nơi đất khách quê người không dễ dàng, Li phải vượt qua nhiều trở ngại để thích nghi và theo đuổi sự nghiệp khoa học. Bà vừa học vừa làm công việc bán thời gian tại một nhà hàng Trung Quốc để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
May mắn trên chặng đường ấy, Li nhận được sự giúp đỡ của nhiều người, như giáo viên toán trung học của bà, Bob Sabella, người đã dạy bà phép tính vi phân nâng cao trong giờ ăn trưa. Cuối cùng, Li giành được học bổng để theo học ngành Khoa học máy tính, kỹ thuật và vật lý tại Đại học Princeton (Mỹ).
Chủ nhân của Giải thưởng Chính VinFuture 2024 xúc động: “Tôi luôn biết ơn những người đã luôn tin tưởng và cổ vũ tôi, giúp tôi biến điều tưởng chừng như xa vời trở thành hiện thực, và cũng tự hào vì đã giữ vững được ngọn lửa đam mê qua bao sóng gió”.
"Hành trình của riêng tôi đã cho tôi thấy lòng tốt, lòng trắc ẩn, sự chính trực và hào phóng của con người vẫn luôn hiện diện", GS Li từng chia sẻ trong bài thuyết trình tại Đại học Princeton vào tháng 11/2023.
Năm 1999, Li tốt nghiệp Đại học Princeton và tiếp tục lấy bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ của Viện Công nghệ California (Caltech) vào năm 2001 và 2005.
Trong quá trình học tại Caltech, Li đã quan tâm đến cách não bộ xử lý thông tin thị giác. Công trình tiến sĩ của bà bao gồm phát triển các thuật toán nhận dạng các vật thể trong hình ảnh, đặt nền tảng cho nghiên cứu sau này của bà về thị giác máy tính, dẫn đến những tiến bộ trong các lĩnh vực như xe tự lái, hệ thống nhận dạng khuôn mặt và công nghệ hình ảnh y tế.
Từ đó, Li bắt đầu nảy ra ý tưởng về việc tạo cơ sở dữ liệu ImageNet và đặt nền móng cho AI tạo sinh, thực sự trở thành dấu ấn trong cộng đồng khoa học trí tuệ nhân tạo.
“ImageNet vừa là một tập dữ liệu đào tạo vừa là chuẩn mực cho một vấn đề cơ bản trong học máy: Nhận dạng các đối tượng trên thế giới. Đó chính là cơ sở dữ liệu hình ảnh trực tuyến mang tính đột phá đã giúp khởi động cuộc cách mạng học sâu. Trước khi có ImageNet, học máy tập trung vào lượng dữ liệu rất nhỏ. Phân loại hình ảnh đã thay đổi cách học máy được thực hiện”, Li cho biết.
Không biết từ khi nào trên con đường sự nghiệp tiên phong của GS Li, các chuyên gia trong lĩnh vực bắt đầu gọi bà là “mẹ đỡ đầu của AI” như một lời tri ân đến những đóng góp mang tính đột phá của bà.
“GS Li xứng đáng với danh hiệu ‘mẹ đỡ đầu của AI’. Tôi mừng vì AI có một người mẹ đỡ đầu được công nhận vì đã có rất nhiều phụ nữ đóng góp đáng kể cho lĩnh vực này. GS Li luôn sẵn sàng tham gia vào rất nhiều vấn đề khó khăn trong AI trước khi nó trở nên phổ biến”, chuyên gia AI Russakovsky và cũng là cựu học trò của GS Li nói.
Từ lâu, Li đã nhận thấy tiềm năng to lớn mà công nghệ AI mang lại cho toàn nhân loại. “Đây là một công nghệ sẽ thay đổi nền văn minh nhân loại”, Giáo sư Li Fei Fei từng nói về trí tuệ nhân tạo khi đứng trên sân khấu tại McCosh 50, giảng đường lớn nhất của Đại học Princeton (Mỹ) và cũng chính là nơi Albert Einstein đã thảo luận về thuyết tương đối của ông vào năm 1921.
Theo bà, tác động của AI đối với xã hội là vô hạn. AI là công nghệ có thể chạm đến mọi lĩnh vực. Chúng ta thường xuyên nghe về ảnh hưởng mạnh mẽ của AI trong các tập đoàn công nghệ lớn, nhưng thực tế, AI cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề cuộc sống hàng ngày.
“AI có thể thay đổi cách chúng ta làm việc và sống, từ hỗ trợ giáo viên làm việc hiệu quả hơn, nâng cao năng lực học tập của học sinh, đến giúp đỡ bác sĩ và y tá giám sát an toàn bệnh nhân, tóm tắt hồ sơ bệnh án, phát hiện thuốc mới. Bên cạnh đó, AI còn góp phần tối ưu hóa quá trình sản xuất năng lượng hay ứng dụng trong nông nghiệp…”, GS Li chia sẻ với Quỹ VinFuture 2024.
Nhưng trong quá trình phát triển AI, GS Li luôn đặt con người làm trung tâm, sử dụng AI để hỗ trợ và mang lại lợi ích cho con người.
“Khi chúng ta nghĩ về công nghệ này, chúng ta cần đặt phẩm giá con người, phúc lợi và công việc của con người, vào trung tâm của sự cân nhắc”, bà nói.
“Chúng ta sử dụng AI để thực hiện khám phá khoa học, chúng ta muốn hiểu tác động kinh tế của AI và muốn sử dụng AI để tăng cường giáo dục và học tập. Trong quá trình phát triển AI, chúng ta cần lấy con người làm trung tâm để mang lại lợi ích cho mọi người theo những cách tích cực và nhân đạo”, GS Li nhấn mạnh.
Tiếp nối sứ mệnh của mình là đảm bảo rằng những tiếng nói đa dạng được lắng nghe và đại diện trong nghiên cứu khoa học, năm 2019, GS Li đã đồng sáng lập Viện Trí tuệ nhân tạo lấy con người làm trung tâm (HAI) của Stanford. “Mục tiêu của HAI là đặt hạnh phúc của cá nhân và xã hội vào trọng tâm của quá trình thiết kế, phát triển và triển khai công nghệ AI", bà nhấn mạnh.
Trước đó, vào năm 2017, GS Li hợp tác với Russakovsky, cựu học sinh của bà, thành lập AI4ALL, một tổ chức phi lợi nhuận ban đầu nhằm mục đích thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
AI4ALL khuyến khích phụ nữ trẻ và sinh viên thiểu số khám phá và lựa chọn khoa học máy tính làm hướng nghiên cứu trong tương lai. AI4ALL đã hình thành quan hệ đối tác với các trường đại học trên khắp nước Mỹ để cung cấp các chương trình AI cấp đại học cho sinh viên và các nguồn tài nguyên giáo trình miễn phí mà các nhà giáo dục có thể sử dụng để tăng khả năng tiếp cận giáo dục AI trong cộng đồng.
Thi hành kỷ luật nguyên Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Đà Nẵng
Ông Mai Đăng Hiếu trong thời gian giữ chức vụ phó giám đốc Sở Ngoại vụ đã có nhiều sai phạm như: thiếu chuẩn mực trong giao tiếp, thực hiện không đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.
Ngày 6/2, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng cho biết Ban Thường vụ Thành ủy vừa đưa ra quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Mai Đăng Hiếu, nguyên phó giám đốc Sở Ngoại vụ TP Đà Nẵng.
Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy đã quyết định thi hành kỷ luật ông Mai Đăng Hiếu bằng hình thức cảnh cáo.
Na Tây - hot girl lai Việt Mỹ đình đám cộng đồng mạng
(Kiến Thức) - Nổi bật với những đường nét pha trộn giữa vẻ đẹp của hai châu lục, hot girl lai Việt - Mỹ Na Tây khiến nhiều dân mạng ngắm nhìn không rời mắt.
Con gái Đà Lạt vốn nổi tiếng nhờ vẻ ngoài xinh xắn, nước da trắng trẻo và vóc dáng mảnh mai và cô hot girl lai Việt - Mỹ có nickname Na Tây là một minh chứng đặc biệt cho nhận xét trên.
Ngồi vô duyên, thiếu nữ hớ hênh khiến anh em đỏ mặt
(Kiến Thức) - Không ý thức được mình đang mặc những đồ khá nhạy cảm, nhiều thiếu nữ vẫn hớ hênh, ngồi vô duyên khiến anh em bên cạnh phải đỏ mặt.
Quần đùi, quần tất, váy ngắn đã trở thành những mốt thời trang quen thuộc được nhiều cô gái ưa chuộng. Tuy nhiên, cũng vì điều đó mà vài tình huống phản cảm đã diễn ra như cảnh tượng các thiếu nữ hớ hênh vô tình để "lộ hàng".
Khi ngồi trên các phương tiện giao thông công cộng như xe bus, xe giường khách, nhiều chị em ngồi khá vô tư mà không nhớ mình đang mặc quần tất. Chính bởi vậy, dân mạng đăng tải và bình luận "ném đá" dữ dội với dáng ngồi vô duyên của chị em.
Dáng nằm kém duyên khiến cô gái trẻ lộ bộ phận nhạy cảm, khiến những người xung quanh cũng phải lắc đầu cảm thán với độ vô tư của cô gái này.
Trường hợp một cô gái khác cũng khiến người xung quanh khó xử không kém trên chuyến xe giường nằm khi cô hớ hênh như vậy.
Chị em chú ý mặc váy ngắn đi xe còn nằm giường trên thế này thì lộ hết sạch.
Mặc chiếc váy cộc cún cỡn nên chỉ cúi nhẹ cũng khiến cô để lộ cả vòng ba trước bàn dân thiên hạ.
Nếu có thói quen ngồi banh chân kém duyên thế này sao họ không mặc quần áo kín đáo hơn chút nhỉ?
Mốt mặc áo không cần quần đang trở thành xu hướng mới được nhiều bạn trẻ ưa chuộng nhưng nó mang tới không ít phiền toái.
Trường hợp này thì có thể thông cảm, nhìn kĩ không lại nhầm lẫn hình ảnh quảng cáo trên ghế.
Cô gái này còn quên mặc quần nhưng vẫn vô tư đi siêu thị mua sắm đây.
4.000 năm trước Ai Cập đã phẫu thuật điều trị ung thư não?
Không hổ danh là cái nôi của nền y tế thế giới, các bác sĩ Ai Cập từ 4.000 năm trước đã thực hiện những cuộc phẫu thuật đòi hỏi kỹ thuật cao để điều trị ung thư não.
Người Ai Cập cổ đại được biết đến là những người đặt nền móng cho nền y tế thế giới. Họ có những bước tiến phi thường trong y học. Điển hình là mới đây, một nghiên cứu công bố trên tạp chí Frontiers in Medicine đã đưa ra bằng chứng cho thấy các bác sĩ Ai Cập thời xưa đã thực hiện cuộc phẫu thuật điều trị bệnh ung thư ở một cá nhân sống từ hơn 4.000 năm trước.
Cận cảnh iPhone XI đẹp tới mức iPhone X phải chào thua
Ý tưởng iPhone XI (iPhone 11) trong bản thiết kế này khắc phục được gần như mọi điểm trừ đang có trên thiết kế của iPhone X.
Nửa cuối năm 2018, Apple được kì vọng sẽ tiếp tục trình làng những dòng iPhone mới. Dù vậy, vẫn chưa rõ Apple sẽ ra mắt ba mẫu máy mới, tương tự những gì đã làm trong năm 2017 hay quay trở lại với hai mẫu máy mới như trước đó.
Thế giới có rất nhiều loài rắn, nhiều loài vô hại nhưng cũng có những loài sở hữu nọc độc cực mạnh có thể lấy đi sinh mạng của con người nhanh chóng chỉ với một lượng độc tố nhỏ.
Đây là một khám phá đặc biệt vì cá cóc sần Ngọc Linh là một trong những loài có màu sắc sặc sỡ nhất trong chi Tylototriton, và cũng là lần đầu tiên loài cá cóc được ghi nhận ở Tây Nguyên.
Cầy hương Madagascar là một loài động vật đặc hữu của Madagascar, được biết đến với một đặc điểm sinh sản độc đáo là khả năng giao phối kéo dài tới 8 giờ.
(Kiến Thức) - Năm 2017, thời điểm từng được dự đoán rằng người đàn ông giàu nhất nước Mỹ thức dậy trôi qua, tuy nhiên kết quả thì không đúng như mong đợi. Tình trạng của Bedford giờ vẫn là dấu hỏi lớn.
(Kiến Thức) - Hình ảnh xác báo đốm treo trên cây được chụp bởi nhiếp ảnh gia Warrick Davey tại khu vực bên bờ sông Lodge, Nam Phi cho thấy thế giới động vật hoang dã vô cùng tàn khốc, khiến người xem không khỏi kinh hãi.
(Kiến Thức) - Có thể do góc quay và ánh sáng, trong một vài video nhan sắc của hot streamer Linh Ngọc Đàm trên TikTok có vẻ bị dìm hàng hơn so với ngoài đời. Đường nét khuôn mặt không thay đổi nhiều nhưng kém sắc hơn do da bị tối sạm.
Tấm vải được các chuyên gia nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng và kết luận, đây là một tấm vải gấm có lịch sử hàng nghìn năm, với dòng chữ từ xa xưa được giữ nguyên vẹn đến ngày nay.
Robot hình người Tesla Bot là biểu tượng cho tầm nhìn của Elon Musk về tương lai, nơi AI và công nghệ robot hòa hợp với con người để giải quyết các thách thức của xã hội.
Tại Triển lãm điện tử CES 2025, một loạt các sản phẩm mới đã được ra mắt, không chỉ mang tính sáng tạo và đổi mới mà còn hứa hẹn cải thiện đời sống hằng ngày của người dùng.
Trợ lý chứng khoán ảo Ensa của DNSE là sản phẩm duy nhất trong lĩnh vực tài chính được vinh danh tại AI Awards 2024. Đây là ví dụ điển hình cho thấy sự kết hợp giữa công nghệ và tài chính mang lại nhiều lợi ích.
Vào tối 13, rạng sáng 14/1, Trăng Sói - trăng tròn cuối cùng của năm Giáp Thìn 2024 tỏa sáng trên bầu trời. Theo đó, những người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng Trăng Sói "nuốt chửng" sao Hỏa.
Được trang bị cảm biến và camera AI trên các tháp cao, ALERTCalifornia đóng vai trò then chốt trong việc ngăn chặn đám cháy rừng ở California tồi tệ nhất lịch sử. Hệ thống này giúp phát hiện sớm và giảm thiểu nguy cơ cháy lan rộng.
Giun đất là minh chứng cho thấy những sinh vật nhỏ bé cũng có thể có tác động lớn đến sự sống trên Trái Đất. Sau đây là những sự thật bất ngờ về loài động vật này.
Sau 26 lần tiến hóa, chân của loài rắn đã hoàn toàn biến mất. Điều gì đã khiến quá trình này xảy ra? Sự thật kỳ lạ đằng sau câu chuyện tiến hóa độc đáo này gây nhiều tò mò.
Tiến sĩ Trần Hoàng Dũng, ĐH Nebraska-Lincoln, Mỹ, vừa đạt giải nhất SIU Prize Computer Science. Với luận án tiến sĩ “Kiểm tra hệ thống thực-ảo tự học”, anh đã nhận phần thưởng trị giá 2 tỷ đồng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tới nhiệm vụ quyết liệt hoàn thiện thể chế; xoá bỏ mọi rào cản; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học công nghệ.
Trong cộng đồng game thủ Việt Nam, cái tên Vyvan Le không còn xa lạ. Cô nàng streamer gốc Việt này chiếm được cảm tình của người hâm mộ nhờ vẻ ngoài xinh đẹp cùng với tài năng chơi game ấn tượng.
Mặt Trời - ngôi sao trung tâm của hệ Mặt Trời - không chỉ là nguồn sống của Trái Đất mà còn là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn, giúp chúng ta hiểu hơn về vũ trụ.
Loại máy bay chở khách mới sẽ áp dụng thiết kế “thân cánh hỗn hợp” dự kiến sẽ cất cánh vào năm 2030. Theo thiết kế, mẫu máy bay mới sẽ giảm 50% lượng nhiên liệu tiêu thụ và giảm tiếng ồn.
Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã nhấn mạnh tới những pháp đột phá về thể chế thúc đẩy khoa học, công nghệ.