4.000 năm trước Ai Cập đã phẫu thuật điều trị ung thư não?

Không hổ danh là cái nôi của nền y tế thế giới, các bác sĩ Ai Cập từ 4.000 năm trước đã thực hiện những cuộc phẫu thuật đòi hỏi kỹ thuật cao để điều trị ung thư não.

Người Ai Cập cổ đại được biết đến là những người đặt nền móng cho nền y tế thế giới. Họ có những bước tiến phi thường trong y học. Điển hình là mới đây, một nghiên cứu công bố trên tạp chí Frontiers in Medicine đã đưa ra bằng chứng cho thấy các bác sĩ Ai Cập thời xưa đã thực hiện cuộc phẫu thuật điều trị bệnh ung thư ở một cá nhân sống từ hơn 4.000 năm trước.

4.000 nam truoc Ai Cap da phau thuat dieu tri ung thu nao?

Hộp sọ và hàm dưới 236, có niên đại từ năm 2687 đến 2345 trước Công nguyên

4.000 nam truoc Ai Cap da phau thuat dieu tri ung thu nao?-Hinh-2

Hộp sọE270, có niên đại từ năm 663 đến năm 343 trước Công nguyên, thuộc về một phụ nữ trên 50 tuổi.

Nghiên cứu này dựa trên hai hộp sọ được giữ trong Bộ sưu tập Duckworth tại Đại học Cambridge trong nhiều năm qua. Một là hộp sọ của một người đàn ông, tuổi từ 30 đến 35, sống và chết trong khoảng thời gian từ 2.687 đến 2.345 trước Công nguyên, trong khi hộp sọ còn lại thuộc về một phụ nữ lớn tuổi (trên 50 tuổi) sống và chết trong khoảng thời gian từ 663 đến 663 trước Công nguyên.Một trong những hộp sọ này có một tổn thương mô rất lớn, nguyên nhân là do khối u não di căn. Đáng nói, các nhà nghiên cứu bị sốc khi phát hiện ra một loạt vết cắt xung quanh tổn thương này được tạo ra bởi một dụng cụ kim loại có cạnh cực kỳ sắc bén, nói cách khác là bằng một dụng cụ y tế.

4.000 nam truoc Ai Cap da phau thuat dieu tri ung thu nao?-Hinh-3

Một số tổn thương di căn trên hộp sọ E236 có vết cắt xung quanh

Trong khi đó, hộp sọ của người đàn ông có một vết thương đặc biệt lớn, cho thấy sự hiện diện của một khối u não vào cuối đời. Ngoài ra, có khoảng 30 tổn thương di căn nhỏ hơn được tìm thấy ở các vị trí khác xung quanh hộp sọ của anh ấy, cho thấy tình trạng của anh ấy thực tế là ung thư và đang lan rộng.

Dù biết rằng người Ai Cập có thể điều trị thành công nhiều loại bệnh từ hàng nghìn năm trước nhưng cho đến nay vẫn chưa có tài liệu khảo cổ nào được phát hiện cho thấy bất kỳ phương pháp điều trị ung thư tích cực nào đã được thực hiện từ thời cổ đại.Đồng tác giả nghiên cứu, Giáo sư Edgard Camarós, nhà cổ bệnh học tại Đại học Santiago de Compostela, cho biết :"Phát hiện này là bằng chứng độc đáo về cách y học Ai Cập cổ đại đã cố gắng chống lại hoặc khám phá bệnh ung thư từ hơn 4.000 năm trước. Đây là một khía cạnh cực kì mới lạ đối với sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử y học".

Các nhà nghiên cứu rất vui mừng khi có cơ hội phân tích cách các chuyên gia y tế Ai Cập chống lại với bệnh ung thư ở một thời kì mà khoa học kỹ thuật và y tế vẫn còn khá thô sơ. Đồng tác giả nghiên cứu, Giáo sư Albert Isidro, một bác sĩ phẫu thuật ung thư tại Bệnh viện Đại học Sacred Heart ở Tây Ban Nha, cho biết: "Có vẻ như người Ai Cập cổ đại đã thực hiện một số loại can thiệp phẫu thuật liên quan đến sự hiện diện của tế bào ung thư, chứng minh rằng y học Ai Cập cổ đại cũng đang tiến hành các phương pháp điều trị thử nghiệm hoặc khám phá y học liên quan đến ung thư".

Mặc dù lý thuyết hoạt động là các vết cắt là do một quy trình phẫu thuật, nhưng các nhà nghiên cứu thừa nhận không có cách nào để biết chắc chắn liệu vết cắt được thực hiện khi người đó vẫn còn sống hay sau khi chết. Nếu là trường hợp trước thì chúng có thể được tạo ra như một phần trong nỗ lực cắt bỏ hoặc điều trị các tổn thương do ung thư, nhưng nếu chúng đến từ một thủ thuật được thực hiện sau khi chết thì chúng có thể liên quan đến nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu thêm về tình trạng ung thư của người Ai Cập cổ xưa.

Gần như chắc chắn là người Ai Cập cổ đại hiểu rằng ung thư là một căn bệnh nguy hiểm nên họ đã nỗ lực tìm hiểu về căn bệnh này và có khả năng điều trị nó từ hơn 4.000 năm trước, thậm chí sớm hơn.

Giải mật biểu tượng huyền bí nổi tiếng nhất văn minh Ai Cập

Cho đến nay, hình tượng Ankh đã được ghi nhận trong rất nhiều bức tượng hay phù điêu tìm thấy ở lăng mộ cổ, đền thờ Ai Cập.

Giai mat bieu tuong huyen bi noi tieng nhat van minh Ai Cap
Ankh hay "Chìa khóa của sự sống" là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất gắn liền với nền văn minh của Ai Cập cổ đại.

Bật mí kỹ thuật ướp xác “độc” của Ai Cập cổ đại

Thông qua phân tích tàn tích một xưởng ướp xác phát hiện ở Saqqara, các nhà nghiên cứu đã tìm được những manh mối giúp giải mã kỹ thuật ướp xác độc đáo của Ai Cập cổ đại.

Bat mi ky thuat uop xac “doc” cua Ai Cap co dai
 Khi nhắc đến xác ướp, nhiều người nghĩ ngay đến nền văn minh Ai Cập cổ đại. Trong thời gian qua, các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều xác ướp vẹn nguyên hàng ngàn năm tuổi. Họ cố gắng giải mã kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập giúp các thi hài vẹn nguyên theo thời gian. 

Những “bảo bối” người Ai Cập cổ đại nhất quyết mang sang cõi âm

Theo các nhà nghiên cứu, người Ai Cập cổ đại thường được chôn cất cùng một số "bảo bối" sau khi qua đời. Đó là: Tử thư, lưỡi vàng, tượng Shabti, tranh chân dung người chết...

Nhung “bao boi” nguoi Ai Cap co dai nhat quyet mang sang coi am
 Thông qua việc phát hiện các ngôi mộ của người Ai Cập cổ đại, giới nghiên cứu đã tìm hiểu tập tục mai táng. Nhờ vậy, họ giải mã được những "bảo bối" thường được chôn cùng người Ai Cập sau khi qua đời.

Đọc nhiều nhất

Tin mới