Gorilla Glass 4 giúp điện thoại bền hơn 2 lần

(Kiến Thức) - Một số thử nghiệm thực tế của Corning cho thấy tỷ lệ bị trầy xước khi điện thoại rơi từ độ cao 1 mét chỉ là 20%.

Gorilla Glass 4 giúp điện thoại bền hơn 2 lần
Gorilla Glass 4 bền hơn trước 2 lần.
Gorilla Glass 4 bền hơn trước 2 lần. 

Corning đã vừa chính thức ra mắt thế hệ kính cường lực mới nhất của mình là Gorilla Glass 4. Trong đó,  nhà sản xuất đã tập trung vào việc tăng cường độ bền cho các thiết bị trong trường hợp rơi xuống đất, thay vì các va quẹt thông thường ở trên màn hình.

So với thế hệ trước đó,  thì các công nghệ trên Gorilla Glass 4 mang đến độ bền cao hơn gấp 2 lần. Ngoài ra, một số thử nghiệm thực tế của Corning cho thấy tỷ lệ bị trầy xước khi điện thoại rơi từ độ cao 1 mét chỉ là 20%.

Hiện tại, thương hiệu kính cường lực của Mỹ vẫn đang tích cực hoàn thiện chất liệu kính mới để sớm giao hàng cho các đối tác của mình. Dự kiến, các sản phẩm được trang bị Gorilla Glass 4 sẽ có mặt vào năm 2015 tới.

Video giới thiệu Gorilla Glass 4:



Video test độ bền kính Gorilla Glass 4:

Vì sao kính cường lực tự nhiên nổ?

(Kiến Thức) - Sự việc nổ kính cường lực, khiến 1 cháu bé 7 tháng tuổi ở Buôn Ma Thuật,  Đắk Lắk bị thương đang khiến dư luận xôn xao. Nguyên nhân vì đâu?

Vì sao kính cường lực tự nhiên nổ?

Sự việc xảy ra vào khoảng 7h30 ngày 12/9, chị Phạm Thị Thùy Nhiên trong lúc bế con tắm nắng đã tựa nhẹ đầu và phần lưng vào tấm kính cường lực tại căn hộ Hoàng Anh Gia Lai, TP Buôn Ma Thuột. Khi chị vừa chạm vào thì tấm kính cường lực bỗng phát nổ lớn, hạt kính bắn tung tóe khắp nơi, khiến con chị là bé Trần Bảo Như bị thương ở vùng đùi và lưng.

Lý giải nguyên nhân cửa kính tại khu căn hộ phát nổ, ông Nguyễn Phong Nam, đại diện Ban quản lý khu căn hộ cho rằng, có thể do mặt kính thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên khi gặp mưa bất thường khiến nhiệt độ trên tấm kính thay đổi đột ngột nên phát nổ.

Vì sao không treo gương đối diện cửa chính vào nhà?

(Kiến Thức) - Trong phong thủy có quy định "tam bất kiến" tức ba điều kiêng nhìn thấy khi bước vào nhà, trong đó có "khai môn kiến kính" tức mở cửa ra nhìn ngay thấy kính (hay còn gọi là gương).

Vì sao không treo gương đối diện cửa chính vào nhà?
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Bạn đọc Nguyễn Văn Đức (Duy Tân, Hà Nội) hỏi: Tôi định ốp gạch kính dạng từng miếng nhỏ với kích thước khoảng 20/20 tại mảng tường đối diện cửa ra vào nhà ở khu chung cư để vừa mang tính chất trang trí, vừa có thể soi. Xin hỏi có nên không? Vì sao? 

Kính bơi cận... vô tư dùng mà không biết hại mắt

(Kiến Thức) - Nhiều người vô tư dùng kính bơi cận, xong không phải ai cũng chú ý kính có nguy cơ hại mắt nếu là hàng kém chất lượng và dùng không đúng cách.

Kính bơi cận... vô tư dùng mà không biết hại mắt
Có cấu tạo giống như kính bơi thông thường, kính bơi cận có mắt kính với số đo độ cận từ 1,5 – 8 độ, các con số này in trên miếng dán nhỏ ở góc sản phẩm. Khi sử dụng, phần dây cao su có thể điều chỉnh độ dài, ngắn phù hợp với kích thước của đầu. Các gen cao su phía ở rìa kính ngăn không cho nước vào mắt.
Có cấu tạo giống như kính bơi thông thường, kính bơi cận có mắt kính với số đo độ cận từ  1,5 – 8 độ, các con số này in trên miếng dán nhỏ ở góc sản phẩm. Khi sử dụng, phần dây cao su có thể điều chỉnh độ dài, ngắn phù hợp với kích thước của đầu. Các gen cao su phía ở rìa kính ngăn không cho nước vào mắt.  
Các hãng Aryca (260 – 400 nghìn), Speedo Vanquisher (520 – 600 nghìn), Long sail (360 nghìn), View (300 nghìn)… nhiều màu sắc, cả loại dành cho người lớn và trẻ nhỏ, bán tại cửa hàng đồ thể thao, du lịch, đồ bơi… trên đường Láng, Cát Linh, Tây Sơn. Mặt kính được làm từ polycarbonate nhẹ, chống tạo sương, góc nhìn rộng, khung và viền kính mềm.
Các hãng Aryca (260 – 400 nghìn), Speedo Vanquisher (520 – 600 nghìn), Long sail (360 nghìn), View (300 nghìn)… nhiều màu sắc, cả loại dành cho người lớn và trẻ nhỏ, bán tại cửa hàng đồ thể thao, du lịch, đồ bơi…  trên đường Láng, Cát Linh, Tây Sơn. Mặt kính được làm từ polycarbonate nhẹ, chống tạo sương, góc nhìn rộng, khung và viền kính mềm. 
Một số sản phẩm chỉ ghi vỏn vẹn dòng “Xuất xứ: Trung Quốc” đặt trong một hộp hoặc túi nhựa nhỏ, không có hướng dẫn sử dụng cụ thể, chất liệu của dây cao su và mắt kính cũng không rõ. Khi được hỏi về những chú ý khi dùng kính bơi cận, chị T.N (nhân viên cửa hàng đồ bơi trên phố Láng Hạ) trả lời đơn giản: “Cứ mang về dùng thôi, chọn đúng độ rồi còn lo gì nữa”.
Một số sản phẩm chỉ ghi vỏn vẹn dòng “Xuất xứ: Trung Quốc” đặt trong một hộp hoặc túi nhựa nhỏ, không có hướng dẫn sử dụng cụ thể, chất liệu của dây cao su và mắt kính cũng không rõ. Khi được hỏi về những chú ý khi dùng kính bơi cận, chị T.N (nhân viên cửa hàng đồ bơi trên phố Láng Hạ) trả lời đơn giản: “Cứ mang về dùng thôi, chọn đúng độ rồi còn lo gì nữa”.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới