Vì sao kính cường lực tự nhiên nổ?

(Kiến Thức) - Sự việc nổ kính cường lực, khiến 1 cháu bé 7 tháng tuổi ở Buôn Ma Thuật,  Đắk Lắk bị thương đang khiến dư luận xôn xao. Nguyên nhân vì đâu?

Vì sao kính cường lực tự nhiên nổ?

Sự việc xảy ra vào khoảng 7h30 ngày 12/9, chị Phạm Thị Thùy Nhiên trong lúc bế con tắm nắng đã tựa nhẹ đầu và phần lưng vào tấm kính cường lực tại căn hộ Hoàng Anh Gia Lai, TP Buôn Ma Thuột. Khi chị vừa chạm vào thì tấm kính cường lực bỗng phát nổ lớn, hạt kính bắn tung tóe khắp nơi, khiến con chị là bé Trần Bảo Như bị thương ở vùng đùi và lưng.

Lý giải nguyên nhân cửa kính tại khu căn hộ phát nổ, ông Nguyễn Phong Nam, đại diện Ban quản lý khu căn hộ cho rằng, có thể do mặt kính thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên khi gặp mưa bất thường khiến nhiệt độ trên tấm kính thay đổi đột ngột nên phát nổ.

Vị trí tấm kính bị nổ và vỡ vụn.
Vị trí tấm kính bị nổ và vỡ vụn.

Tuy nhiên, theo một giảng viên bộ môn Vật liệu xây dựng, Đại học Bách Khoa TP HCM kính cường lực không thể vỡ dễ dàng như vậy kể cả tiếp xúc với nhiệt độ hay trong hoàn cảnh môi trường khắc nghiệt bởi đây là loại kính có khả năng chịu được lực va đạp cực lớn. 

"Kính cường lực trong những điều kiện thông thường có độ bền khá lâu, tùy thuộc vào các thông số kỹ thuật. Độ bền của nó chỉ có thể bị ảnh hưởng nếu như ở trong môi trường khắc nghiệt, chịu hiện tượng sốc chu kỳ chẳng hạn như từ nhiệt độ cực cao (>100 độ) xuống nhiệt độ cực thấp (<0 độ). Do không có mẫu kính bị nổ tôi không thể khẳng định chính xác nguyên nhân sự việc. Tuy nhiên, theo tôi có thể đây không phải là kính cường lực hoặc nếu có thì loại kính này cũng không đảm bảo các thông số kỹ thuật".

Theo các chuyên gia về vật liệu, kính tự lực có thể tự vỡ nếu như có dính tạp chất niken sunphua trong quá trình sản xuất. Quá trình tăng-hạ nhiệt đột ngột trong khi sản xuất kính cường lực khiến niken sunphua giãn nở tới 4%, khiến đường kính tạp chất lớn hơn 60 µm, tạo ra nhưng vết nứt tiềm ẩn trong vùng kính lân cận làm kính tự vỡ.

Hiệu ứng lá sen khiến nước không dính trên kính ô tô

Hiệu ứng lá sen khiến nước không dính trên kính ô tô

Hỏi: Tôi đi một số xe ô tô thấy hiện tượng khi mưa, hạt nước mưa được gom lại trôi tuột xuống hoặc bay lên khiến kính không bị mờ. Xin hỏi, hiệu ứng trên do yếu tố nào tạo nên? - Nguyễn Văn Thiện (Khánh Hòa).

Ông Trần Văn Hùng, Gara ô tô New Autoway (Hà Nội) cho biết: Hiện tượng nước mưa vo tròn, chảy nhanh xuống giúp kính sáng trong khi mưa còn được gọi là hiệu ứng lá sen. Hiệu ứng này được tạo ra do chủ xe sử dụng dung dịch phủ lên kính dạng nano. Dung dịch này có tác dụng giúp nước mưa chảy nhanh, không bị đọng nước và bụi lại nước trên bề mặt kính, giọt nước được vo tròn...

Vì thế, dù đi dưới mưa kính lái vẫn trong nên an toàn cho người lái. Còn nước chảy ngược lên là do khi xe vận hành, tốc độ gió cao sẽ đẩy giọt nước bay ngược lại. Có thể phủ dung dịch này lên cả kính chiếu hậu của xe ô tô để giúp nhìn dễ dàng hơn.  

Đối thủ của kính Google đến từ Việt Nam?

(Kiến Thức) - Thiết bị đọc suy nghĩ EPOC thuộc công ty Emotiv Insight của 2 người gốc Việt khi hoàn thiện có khả năng bắt máy tính thực hiện mệnh lệnh trong não người dùng.

Đối thủ của kính Google đến từ Việt Nam?

Thiết bị này lần đầu tiên được nhà sáng lập, đồng thời là giám đốc điều hành công ty Emotiv, một người mang 2 quốc tịch Việt Nam-Australia, Lê Thái Thị Tần giới thiệu Hội nghị trao đổi ý tưởng TED Talk năm 2010. Từ khi được giới thiệu, công ty Emotiv của nhà đồng sáng lập Đỗ Hoài Nam đã tiếp tục cộng tác với các nhà phát triển ứng dụng thuộc bên thứ 3 để cung cấp ứng dụng cho EPOC.

Thiết bị này của 2 người Việt có khả năng giúp những người khiếm thị tiếp xúc với máy tính.
Thiết bị này của 2 người Việt có khả năng giúp những người khiếm thị tiếp xúc với máy tính.
Đến nay, thiết bị này hoạt động khá mượt mà, và nó còn có khả năng thu thập dữ liệu của người dùng, thay vì chỉ thực thi các mệnh lệnh. Ngoài ra, thiết bị này ngày càng tiện dụng khi bạn chỉ cần đeo nó lên đầu, thay vì phải bôi thêm gen dẫn điện lên tóc.

Cận cảnh máy bay khủng sắp "thay đổi tương lai"

(Kiến Thức) - Ý tưởng về một chiếc máy bay khổng lồ, có khả năng thay đổi được thị trường vận tải thế giới đã được hiện thực hóa với máy bay Aeroscraft.

 Cận cảnh máy bay khủng sắp "thay đổi tương lai"
Chiếc máy bay này là hậu duệ của chiếc Zippelin đã từng được giới thiệu cách đây 75 năm. Máy bay do hãng Hàng không thế giới chế tạo, sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến.
 Chiếc máy bay này là hậu duệ của chiếc Zippelin đã từng được giới thiệu cách đây 75 năm. Máy bay do hãng Hàng không thế giới chế tạo, sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến.
Nó chỉ tiêu thụ 1/3 lượng nhiên liệu so với máy bay chở hàng thường.
Nó chỉ tiêu thụ 1/3 lượng nhiên liệu so với máy bay chở hàng thường.

Đọc nhiều nhất

Tin mới